5. Kết cấu của luận văn
1.5. Kinh nghiệm về tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã ở một số địa
hiện các mục tiêu của tổ chức. Đồng thời công việc là cơ sở để một tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhân lực đối với người lao động như bố trí công việc, kế hoạch hóa lao động, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển… Mặt khác công việc có nhiều tác động rất quan trọng tới cá nhân người lao động như ảnh hưởng tới vai trò, cương vị của họ trong tổ chức cũng như tiền lương, sự thoả mãn và thái độ của họ trong lao động.
Vì vậy sự hấp dẫn của công việc đối với người lao động sẽ có ý nghĩa không nhỏ tới tạo động lực làm việc của mỗi các nhân. Các công việc được thiết kế khoa học theo hướng có các đòi hỏi hợp lý đối với con người cả về mặt thể lực và trí lực nhằm tạo điều kiện cho người lao động làm việc với năng suất cao, sử dụng hợp lý quỹ thời gian làm việc và có tính hấp dẫn, thách thức đối với con người để tối đa hoá động lực làm việc.
1.5. Kinh nghiệm về tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã ở một số địa phương phương
1.5.1. Kinh nghiệm về tạo động lực cho cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Cùng với đổi mới công tác đánh giá cán bộ, cấp ủy nhiều địa phương trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã thông qua thi tuyển đầu vào, thu hút nhân lực chất lượng cao và tăng
cường luân chuyển cán bộ gắn với bố trí lãnh đạo chủ chốt không là người địa phương. Thời gian qua huyện đã có 4 cán bộ huyện được luân chuyển về xã; 2 cán bộ xã được luân chuyển ngang. Từ công tác luân chuyển này, huyện Bảo Yên đã bố trí được 3 đơn vị cấp xã có bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND không là người địa phương. Công tác luân chuyển cũng góp phần tạo nguồn, phục vụ công tác quy hoạch cán bộ. Điều này cũng tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc cải cách công tác tổ chức và quản lý, đảm bảo tính khách quan, vô tư trong quá trình đề sắp xếp vị trí công việc tạo động lực cho CBCC trên địa bàn huyện Bảo Yên.
Từ năm 2018, Huyện ủy Bảo Yên quy định trước khi cấp ủy, chính quyền đánh giá, xếp loại cán bộ và đảng viên thì lấy phiếu tín nhiệm của đại diện MTTQ và các tổ chức đoàn thể đối với từng cán bộ, công chức. Thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm gồm các bí thư, phó bí thư chi bộ, trưởng, phó thôn, đại diện MTTQ và các đoàn thể. Kết quả đánh giá là một kênh quan trọng để Ðảng ủy, UBND xã xem xét khi đánh giá, xếp loại công chức. Nhiều địa phương vừa tổ chức lấy ý kiến của đại diện nhân dân, đồng thời lấy ý kiến của những người hoạt động không chuyên trách nhằm tạo thêm căn cứ để cấp ủy đánh giá chính xác hơn năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã, xóa bỏ tình trạng cào bằng trong đánh giá cán bộ trước đây. Điều này thực sự là một bước cách làm có ý nghĩa, thể hiện quyết tâm cao của chính quyền địa phương trong công tác nâng cao chất lượng và khuyến khích động lực làm việc cho CBCC cấp xã trên địa bàn.
Bên cạnh đó, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai còn thực hiện tuyển chọn CBCC qua công việc thực tế. Phương châm chỉ đạo là giữ vững nguyên tắc, tiêu chuẩn; từng vị trí, chức danh cần tuyển dụng được phổ biến công khai đến nhân dân, phát huy vai trò giám sát, góp ý, phản biện của đoàn thể chính trị - xã hội. Ban Thường vụ Huyện ủy lập tổ công tác trực tiếp về các xã phỏng vấn, tuyển chọn. Kết quả tuyển chọn được nhiều đồng chí có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản, trong đó có cả những người có trình độ thạc sĩ vào các chức danh cán bộ, công chức xã. Theo ý kiến của người dân và lãnh đạo huyện, cách làm này qua kiểm tra cho thấy hầu hết cán bộ được tuyển chọn đã phát huy năng lực, trình độ, có nhiều đóng góp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.