Cơ cấu CBCC cấp xã theo độ tuổi, giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 54 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Cơ cấu CBCC cấp xã theo độ tuổi, giới tính

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (Nghị quyết 22) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, Tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Mường Ảng nói riêng đã tạo được bước chuyển biến rõ nét, đặc biệt là việc triển khai thực hiện chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, nhất thể hóa chức danh cán bộ ở cơ sở. Đội ngũ cán bộ trẻ hóa hơn, được đào tạo bài bản hơn trong các cơ quan hành chính xã đang góp phần đắc lực làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội địa phương. Xác định thực hiện chủ trương trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, nhất thể hóa chức danh cán bộ ở cơ sở là nhiệm vụ trọng tâm, tạo đà cho việc triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết 22, Tỉnh ủy Điện Biên đã chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm túc quy định phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ; quy định về tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức; phân cấp rõ ràng, cụ thể từng chức danh cán bộ. Chính điều này đã tạo ra sự chuyển biến về cơ cấu đội ngũ CBCC cấp xã dẫn được trẻ hóa trên địa toàn tỉnh cũng như tại huyện Mường Ảng.

Bảng 3.3: Cơ cấu trình độ cán bộ, công chức cấp xã theo độ tuổi và giới tính tính đến ngày 31/12/2019

ĐVT: Người

Tiêu chí Số lượng Cơ cấu

(%) Theo độ tuổi 212 100.00 Dưới 30 tuổi 60 28.30 Từ 30-40 tuổi 65 30.66 Từ 40-50 tuổi 52 24.53 Từ 50-60 tuổi 35 16.51 Theo giới tính 212 100.00 Nam giới 159 75.00 Nữ giới 53 25.00 Theo dân tộc 212 100.00 Dân tộc Thái 164 77.36 Dân tộc Kinh 38 17.92 Dân tộc Mông 10 4.72

Nguồn: Tổng hợp từ phòng Nội vụ huyện Mường Ảng

Theo cơ cấu về độ tuổi thì số liệu cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng tính đến hết năm 2019 ở nhóm tuổi từ 30-40 chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 30.66% tương ứng với 65 người, tiếp đến là số lượng người ở nhóm tuổi từ 30 trở xuống với 60 người, chiếm 28.30%. Trong khi đó số lượng CBCC ở độ tuổi từ 40 đến 50 là 52 người chiếm 24.53% và số lượng CBCC từ 50 trở lên chỉ là 35 người chiếm 16.51%. Như vậy có thể thấy, xét về độ tuổi CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng là tương đối trẻ với phần lớn cán bộ có độ tuổi dưới 40. Với chính sách nhằm thu hút cán bộ có triển vọng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học, kỹ thuật vào làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị, trong đó đó có CBCC cấp xã của tỉnh Điện Biên thì trong những năm tới cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng không chỉ tiếp tục được trẻ hóa hơn nữa mà còn tạo

và phẩm chất đạo đức cho CBCC ở các cơ sở để đảm bảo tốt sự kế thừa từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ năng lực, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh.

Về cơ cấu theo độ tuổi, theo thống kê từ phòng Nội vụ huyện Mường Ảng, trong tổng số 212 cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn toàn huyện có 159 cán bộ, công chức là nam giới, chiếm 75% và 53 cán bộ là nữ giới, chiếm 25%. Với cơ cấu cán bộ giữa nam và nữ giới như vậy cho thấy tỷ lệ cán bộ nữ là CBCC cấp xã trên địa bàn huyện là thấp và cơ cấu này chưa thực sự hợp lý. Mặc dù điều này cũng có thể lý giải do một phần truyền thống văn hóa của địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian tới huyện sẽ có chủ trương trong việc nâng cao tỷ lệ CBCC là nữ giới tại các xã trên địa bàn huyện.

Cơ cấu cán bộ, công chức theo thành phần dân tộc, kết quả thống kê cho thấy, có 164 CBCC cấp xã trên địa bàn toàn huyện là người dân tộc Thái, chiếm 77.36%, tiếp đến là CBCC là người dân tộc Kinh với 38 người, chiếm 17.92%. Trong khi đó, số lượng CBCC là người dân tộc Mông chỉ có 10 người, chiếm tỷ lệ 4.72%. Tuy nhiên, theo đánh giá thực tế thì sự phân bố này không đồng đều do đặc thù địa của mỗi địa phương. Một số xã, do đặc thù địa bàn tập trung nhiều người dân tộc thiểu số nên tỉ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số chiếm khá cao. Một số xã tỷ lệ này lại ít hơn. Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc trên địa bàn huyện Mường Ảng như vậy về cơ bản là hợp lý, phản ánh đúng được tình hình thực tế của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)