Quan điểm về tạo động lực cho CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 86 - 88)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Quan điểm về tạo động lực cho CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng

TỈNH ĐIỆN BIÊN

4.1. Quan điểm và định hướng về tạo động lực cho CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

4.1.1. Quan điểm về tạo động lực cho CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng Ảng

CBCC cấp xã nói chung và tại huyện Mường Ảng nói riêng có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo và giữ vững ổn định chính trị - xã hội để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh.

Do vị trí, vai trò của chính quyền cấp cơ sở (cấp xã, phường) nên Đảng ta đặc biệt quan tâm đến CBCC cấp cơ sở, trong đó có CBCC cấp xã, do đó các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều Nghị quyết về xây dựng đội ngũ CBCC cấp cơ sở. Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn đã đặt ra nhiệm vụ phải “chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”. Hiến pháp năm 2013, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cùng với các văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý để từng bước xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Do vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Trong những năm qua các cấp Ủy và Chính quyền các cấp của tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm mục đích vừa nâng cao chất lượng của CBCC cấp xã vừa nâng cao động lực làm việc của họ. Quan điểm về phát triển và khuyến khích CBCC trên địa bàn huyện Mường Ảng trong những năm tới đây cần bám sát nội dung các văn bản của Chính phủ quy định về xây dựng, phát

triển đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở, như: Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 8/11/2011), trong đó đã xác định nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; Quyết định số 1557/QĐ- TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” trong đó đã đề ra nhiệm vụ phải đổi mới cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn gồm: Sửa đổi các quy định về chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Nghiên cứu hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức về công tác tại các xã có địa bàn khó khăn…

4.1.2 Mục tiêu của tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng

Mục tiêu chung

- Nhằm nâng cao kiến thức cần thiết về Nhà nước, quản lý Nhà nước, phương pháp và kỹ năng quản lý hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành và thực thi công vụ đạt hiệu quả cao nhất.

- Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được đồng thời tiếp tục đẩy mạnh mọi hoạt động tạo động lực làm việc của cán bộ cấp xã của huyện Mường Ảng ngang tầm với đội ngũ CBCC cấp xã tại các tỉnh lân cận.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên môn cấp xã đủ số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn, có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và gắn với việc kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ, đủ nguồn cán bộ thay thế cán bộ chủ chốt cấp xã ở mỗi nhiệm kỳ tiếp theo và làm nguồn cán bộ cho cấp huyện.

Mục tiêu cụ thể

- Về học vấn: 100% CBCC cấp xã có trình độ học vấn từ THPT trở lên.

- Về chuyên môn nghiệp vụ: 100% công chức chuyên môn nghiệp vụ cấp xã, được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, phấn đấu có từ 10 công chức trở lên có trình độ thạc sĩ.

- Về lý luận chính trị: 100% cán bộ công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng trình độ sơ cấp trở lên, trong đó 60% - 70% có trình độ trung cấp chính trị trở lên.

- Phấn đầu tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã trên toàn huyện đạt tầm 30%.

- Về tinh thần thái độ, trách nhiệm đối với công việc: Đây là vấn đề rất quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện đối với đội ngũ cán bộ công chức chuyên môn nghiệp vụ cơ sở. Bên cạnh đó phát huy cao nhất vai trò tiên phong gương mẫu của các cán bộ lãnh đạo chủ chốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)