Chính sách tiền lương, thưởng và phúc lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 58 - 62)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Chính sách tiền lương, thưởng và phúc lợi

Có nhiều chính sách về đãi ngộ đối người lao động nói chung và CBCC nói riêng nhưng có thể nói chính sách lương, thưởng là nhân tố quan trọng nhất được sử dụng như là đòn bẩy kinh tế quan trọng làm tăng động lực thúc đẩy sáng tạo, kích thích người lao động tích cực làm việc, hoàn thành tốt số lượng cũng như chất lượng công việc được giao, tăng năng suất lao động, cho mỗi đơn vị và tổ chức. Đối với huyện Mường Ảng, mặc dù là một huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên những năm qua Đảng và Nhà nước có nhiều sự hỗ trợ cho CBCC trên toàn huyện trong đó có CBCC cấp xã, thị trấn. Tuy nhiên, thu nhập của CBCC cấp xã trên địa bàn huyện nhìn chung là thấp, chưa đáp ứng được với yêu cầu cuộc sống thực tế của họ.

Bảng số liệu 3.5 cho thấy, mức lương bình quân của CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng năm 2017 là 5.43 triệu động, trong đó mức lương của cán bộ chuyên trách là 5.65 triệu đồng cao hơn so với mức lương 5.21 triệu đồng của công chức xã. Mức lương của cả hai nhóm cán bộ chuyên trách và công chức xã đều có xu hướng tăng lên trong khoảng 5% hàng năm. Đến năm 2019, mức lương bình quân của CBCC cấp xã toàn huyện là 5.83 triệu đồng tăng 5.43% so với năm 2018. Trong đó, mức lương của cán bộ chuyên trách là 6.11 triệu đồng và công chức xã là 5.55 triệu đồng tăng lần lượt là 5.11% và 4.55% so với năm 2018. Sự tăng lên mức lương của CBCC cấp xã là do mức tăng lương cơ bản hàng năm của Chính phủ. So sánh mức lương giữa cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã có thể thấy được, mức chênh lệch này là không lớn lắm vì hiện nay theo quy định của Chính phủ thì mức lương căn cứ vào bằng cấp. Tuy nhiên, đánh giá tổng thể, thì mức thu nhập đối

với CBCC cấp xã như vậy là thấp, mức lương này không bằng thu nhập bình quân của 1 công nhân hiện nay. Điều này là một trở ngại trong việc thu hút người giỏi cũng như tạo động lức làm việc cho CBCC cấp xã, đặc biệt là những cán bộ trẻ có năng lực.

Bảng 3.5: So sánh mức lương bình quân của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Mường Ảng ĐVT: Người Phân loại Năm 2017 (Tr.đ) Năm 2018 (Tr.đ) Năm 2019 (Tr.đ) Chênh lệch 2018/2017 (%) Chênh lệch 2019/2018 (%) Cán bộ chuyên trách(Bí thư, phó.BT, chủ tịch HĐND, PCT HĐND,

CT UBND, PCT UBND, CT UBMTTQ, Bí thư ĐTN, Chủ tịch HPN, Chủ tịch HND, Chủ tịch HCCB)

5.65 5.89 6.11 +4.89 +5.11

Công chức cấp xã(Trưởng CA, chỉ huy QS, VP thống kê, địa chính,

địa chính xây dựng, tài chính kế toán, tư pháp hộ tích, VHXH) 5.21 5.34 5.55 +4.34 +4.55

Mức lương bình quân 5.43 5.61 5.83 +4.61 +5.43

Cụ thể thu nhập bình quân

Có sự chênh lệch khá lớn về thu nhập giữa các vị trí công việc và chức danh nghề nghiệp. Ví dụ thu nhập của cán bộ lâu năm cao, trong khi đó thu nhập của đội ngũ cán bộ công chức trẻ, mới được tuyển dụng khá thấp.

Kết quả bảng số liệu khảo sát sau cho thấy được thực tế hơn về ý kiến của CBCC cấp xã đối với vấn đề thu nhập từ công việc của họ.

Bảng 3.6: Ý kiến về mức thu nhập của cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Mường Ảng

CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5 Điểm

TB

Thu nhập của anh chị đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình

30.0% 15.3% 38.0% 16.7% 0.0% 2.41

Thu nhập được trả tương xứng với năng lực làm việc và đóng góp của Anh/Chị 21.3% 24.0% 42.7% 10.0% 2.0% 2.47 Chính sách trả lương công bằng 6.7% 8.7% 28.0% 37.3% 19.3% 3.54 Chính sách phúc lợi đầy đủ 4.0% 12.0% 30.7% 28.0% 25.3% 3.59 Điểm bình quân 3.00

(Nguồn: số liệu điều tra)

Ý kiến đánh giá của CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng có điểm trng bình là 3.00/5.00, đây là mức điểm nằm trong khoảng điểm trung bình trong thang đo likert. Điều này cho thấy CBCC cấp xã ở huyện Mường Ảng chưa hài lòng với thu nhập của họ. Cụ thể ở từng chỉ tiêu, ở chỉ tiêu về sự đảm bảo của thu nhập đối với bản thân và gia đình chỉ nhận được 2.41 điểm, đây là mức điểm khá thấp, đặc biệt ở chỉ tiêu này có tới lần lượt là 30% và 15,.3% số người được hỏi cho rằng họ rất không hài lòng và không hài lòng về thu nhập hiện tại. Trong khi đó chỉ có 16.7% người có ý kiến hài lòng. Tương tự ở chỉ tiêu thứ 2, cũng chỉ đạt ở mức điểm thấp là 2.47, nhiều người cho rằng công việc của CBCC cấp xã là công việc cụ thể,

trực tiếp với dân nên đòi hỏi họ không chỉ tốt về nghiệp vụ mà còn nhiều áp lực khác nhưng mức lương như vậy chưa tương xứng với năng lực của bản thân họ vì ngoài tiền lương thì họ không có khoản thu nhập nào ngoài lương. Ở hai chỉ tiêu còn lại những người được hỏi đánh giá điểm cao hơn với lần lượt là 3.54 và 3.59, điều này cho thấy mặc dù lương thấp nhưng dù sao chính sách về lương cũng công bằng và đảm bảo về phúc lợi. Tuy nhiên, một số CBCC đặc biệt là CBCC trẻ cho rằng Nhà nước vẫn áp dụng chính sách trả lương theo thâm niên công tác chứ chưa trả lương theo hiệu quả công việc nên mức lương của những người trẻ tuổi mới vào nghề thường rất thấp, không đảm bảo để họ có thể toàn tâm, toàn ý tập trung cho công việc, nhiều CBCC vẫn dành nhiều thời gian tranh thủ làm các công việc ngoài thời gian để đảm bảo cuộc sống gia đình. Chính vì vậy, để tạo động lực hơn nữa đối với CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Mường Ảng, Nhà nước cần phải có những chính sách để nâng cap thu nhập hơn nữa cho họ, đồng thời cũng nên nghiên cứu thêm việc trả lương theo hiệu quả công việc cụ thể, có như vậy mới tạo động lực để họ phấn đấu, tập trung cho công việc của mình. Điều này góp phần tích cực vào việc cải cách công tác hành chính ở chính quyền cấp xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)