Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 109 - 111)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Các nhân tố bên trong

Đây là các yếu tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp, bao gồm: Môi trường làm việc; Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp; Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; Năng lực của nhà quản lý và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên.

* Môi trường làm việc:

Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, cạnh tranh là một trong những yếu tố then chốt của công tác phát triển nguồn nhân lực. Ý thức được điều đó, các DN viễn thông trong ngành như: VNPT Bắc Giang, Mobifone hay FPT,… đều tạo được môi trường làm việc hiệu quả cho người lao động. Điều đó được thể hiện ở chỗ các DN đều trang bị cho người lao động không gian làm việc đảm bảo, trang thiết bị đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu công việc,an toàn vệ sinh lao động được đảm bảo. Bên cạnh đó, các DN đều cố gắng tạo ra bầu không khí văn hóa cởi mở, cấp trên và cấp dưới có mối quan hệ gần gũi, gắn bó tin tưởng lẫn nhau.

Mới đây, Công ty chuyên lĩnh vực nhân sự Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage Việt Nam đã công bố kết quả khảo sát “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”. Trong đó, Tập đoàn VNPT lọt vào Top 3 thương hiệu nhà tuyển dụng Viễn thông và CNTT tốt nhất Việt Nam bởi môi trường làm việc hiện đại, năng động, chế đội đãi ngộ tốt và cơ hội được học tập, phát triển năng lực cá nhân được hỗ trợ tối đa,… Và đó cũng là chiến lược phát triển nguồn nhân lực chung của tất cả các đơn vị trực thuộc VNPT.

* Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến hoạt động QLNNL, đặc biệt là công tác đào tạo và phát triển NNL. Các mục tiêu, chiến lược phát triển SXKD của DN sẽ đặt ra những yêu cầu đối với đội ngũ NNL về số lượng, kỹ năng, trình độ NNL cần có, đồng thời quyết định hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo, số lượng đi đào tạo nhiều hay ít, bộ phận nào có người đi đào tạo, kinh phí đào tạo…;

Hoạt động QLNNL, đặc biệt là công tác đào tạo và phát triển NNL của các DN trong ngành viễn thông Bắc Giang chịu ảnh hưởng lớn từ các chiến lược sản xuất kinh doanh của các DN. Thực tế phân tích cho thấy, trước hết, dựa vào kế

hoạch SXKD của từng thời kỳ mà mới xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực và kế hoạch tuyển dụng với các vị trí công việc, tương ứng với các yêu cầu cụ thể về trình độ chuyên môn, kiến thức kỹ năng cụ thể. Ngoài ra, chiến lược SXKD cũng ảnh hưởng đến chiến lược đào tạo và phát triển NNL của tất cả các DN, từ các dịch vụ viễn thông trọng tâm phát triển trong thời kỳ tương lai mà các DN đã lựa chọn cho mình những cách thức đào tạo ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Đơn vị đều cử nhiều cán bộ có trình độ tham gia các cuộc hội thảo về thiết bị của các hãng sản xuất thiết bị điện lớn trên thế giới như: Huawei, ZTE, Nokia…

* Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, năng lực của nhà quản lý và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên:

Thị trường viễn thông Bắc Giang là thị trường thiểu số độc quyền, với 7 DN đang hoạt động. Tuy nhiên, chỉ tính riêng 2 đơn vị là VNPT Bắc Giang và Viettel Bắc Giang đã chiếm tới xấp xỉ 76% lực lượng lao động toàn ngành. Do vậy, hoạt động QLNNL của toàn ngành cũng chịu ảnh hưởng chủ yếu từ 2 DN này.

Có thể thấy, cơ cấu tổ chức của 2 đơn vị nghiên cứu là VNPT và Viettel Bắc Giang có nhiều điểm chung. Đứng đầu DN là Ban giám đốc thực hiện hoạt động quản lý chung toàn đơn vị, tiếp đó là các phòng ban chức năng và trung tâm viễn thông tại các thành phố, huyện, thị. Các bộ phận đó đều được quy định cụ thể vị trí, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm thông qua cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Theo đó, hoạt động QLNNL có sự phối hợp tương đối nhịp nhàng của tất cả các bộ phận trong DN. Các quyết định quản lý của DN đã được thực hiện thông qua các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp, đảm bảo các quyết định đó được ra được diễn ra nhanh chóng, đúng kế hoạch đặt ra và dựa trên tình hình thực tế tại từng bộ phận trong DN.

Ngoài ra, hiệu quả của hoạt động QLNNL tại các DN trong ngành cũng không thể không kể đến năng lực của năng lực của nhà quản lý và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên tại các DN trong toàn ngành, chính sách tuyển dụng, chiến lược đào tạo và phát triển NNL, thu nhập DN chi trả cho người lao động …; Những yếu tố này có thể tạo ra đòn bẩy để nâng cao quy mô, trình độ, chất lượng của người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý NNL của các DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)