Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 36 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực

1.1.3.1. Các nhân tố bên ngoài

Đây còn gọi là các yếu tố khách quan, bao gồm: điều kiện kinh tế - xã hội, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, sự phát triển của thị trường lao động.

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

Điều kiện kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và chất lượng NNL. Trong giai đoạn kinh tế phát triển, các DN có nhu cầu mở rộng sản xuất do vậy cần thêm nhiều lao động cả về số lượng và chất lượng, đồng thời họ cũng tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Ngược lại khi kinh tế suy thoái, bất ổn và có chiều hướng đi xuống đòi hỏi DN một mặt vẫn phải duy trì được lực lượng lao động có tay nghề mặt khác cần phải cắt giảm một bộ phận lao động nhất định.

* Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước:

tạo ra cơ hội nhưng cũng có thể gây trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho tổ chức. Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách pháp luật của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho công tác QLNNL, đặc biệt là hoạt động đào tạo và phát triển NNL của DN được thực hiện một cách thuận lợi; nó cũng luôn là sự hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư mà đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không phải là ngoại lệ. Ở Việt Nam, Luật lao động được ban hành, nhằm chi phối mối quan hệ lao động trong tất cả các doanh nghiệp nhà nước và các hình thức sở hữu khác.

* Sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ:

Ngày nay, khoa học kỹ thuật công nghệ trên thế giới có sự phát triển nhanh chóng. Trong xu thế đó, người lao động cũng phải không ngừng hoàn thiện trình độ chuyên môn, năng lực của mình để có thể theo kịp sự phát triển đó. Vì vậy, DN phải có những kế hoạch tuyển dụng và đào tạo phát triển NNL theo kịp với sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ.

Mặt khác, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 còn tạo ra sự thay đổi lớn trong hoạt động QLNNL do sự thay thế của các robot cho lao động. Bên cạnh việc đào tạo và phát triển NNL, DN cũng có giải pháp sắp xếp lại đội ngũ lao động theo hướng tinh giản, gọn nhẹ.

* Sự phát triển của thị trường lao động: Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến QLNNL vì lực lượng lao động phản ánh nguồn cung cấp lao động trên thị trường và là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và thiết lập các kế hoạch bổ sung NNL cho DN. Ngoài ra, thị trường lao động phát triển cũng làm gia tăng sự khác biệt về nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, năng khiếu, khoảng cách về tuổi tác,... do đó hoạt động QLNNL sẽ khó khăn và phức tạp hơn.

1.1.3.2. Các nhân tố bên trong

Có thể hiểu đơn giản đây là các yếu tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp, bao gồm:

* Đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh:

Mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh sẽ có những đặc trưng nhất định và ảnh hưởng đến việc tổ chức, sắp xếp hay QLNNL của DN. Chẳng hạn, các DN kinh doanh lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin thường ưu tiên tuyển dụng nhiều lao

động nam, các lao động này thường xuyên được đào tạo ở trong và ngoài nước do công nghệ của ngành này thường xuyên thay đổi.

* Môi trường làm việc:

Môi trường làm việc ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc của từng người lao động. Môi trường làm việc tốt thân thiện sẽ góp phần tăng năng suất lao động, tạo ra hiệu quả công việc cao, giữ người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Mỗi cá nhân trong tổ chức đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, vì thế QLNNL là tạo ra môi trường làm việc để mỗi nhân viên có thể phát huy được tối đa khả năng của bản thân nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho tổ chức. Môi trường làm việc có thể kể ra như cơ chế làm việc hợp lý, khen thưởng đi liền với kỷ luật chặt chẽ và giám sát thi hành đảm bảo gắn liền lợi ích, trách nhiệm của cá nhân với tổ chức. Do đó, muốn làm được công tác quản lý nhân lực có hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng công việc, thì phải nâng cao nhận thức của người lao động.

Ngoài ra, môi trường văn hóa của DN cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả QLNNL của DN. Nó bao gồm các yếu tố như triết lý và đạo đức kinh doanh, truyền thống tập quán, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong tập thể lao động… Ở một DN mà bầu không khí văn hóa cởi mở, cấp trên và cấp dưới có mối quan hệ gần gũi, gắn bó tin tưởng lẫn nhau thì mọi mệnh lệnh, công việc điều được giải quyết dễ dàng và hiệu quả. Ngược lại khi bầu không khí văn hóa doanh nghiệp khép kín, cấp trên và cấp dưới thiếu đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau, người công nhân không được khuyến khích sáng kiến, sáng tạo thì môi trường làm việc đó sẽ rất khắc nghiệt và không thể tạo ra một lực lượng lao động có chất lượng.

* Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp:

Yếu tố này tác động mạnh mẽ đến hoạt động QLNNL, đặc biệt là công tác đào tạo và phát triển NNL. Các mục tiêu, chiến lược phát triển SXKD của DN sẽ đặt ra những yêu cầu đối với đội ngũ NNL về số lượng, kỹ năng, trình độ NNL cần có, đồng thời quyết định hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo, số lượng đi đào tạo nhiều hay ít, bộ phận nào có người đi đào tạo, kinh phí đào tạo…;

* Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:

Quy mô của DN sẽ quyết định quy mô, cơ cấu lực lượng lao động và cơ cấu tổ chức bộ máy của DN. Về cơ cấu tổ chức của DN: Các quyết định quản lý được thực

hiện thông qua các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp. Các bộ phận đó được xác định vị trí, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm thông qua cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Vì thế tính ổn định, khoa học của cơ cấu tổ chức sẽ đảm bảo cho việc triển khai quyết định quản lý được diễn ra nhanh chóng, đúng kế hoạch đặt ra. Mặt khác, thông qua cơ cấu tổ chức, quá trình truyền thông được thực hiện, tính hiệu quả của quá trình này gắn liền với cơ cấu tổ chức và gắn liền với hiệu lực quản lý.

* Năng lực của nhà quản lý và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên

Mức độ hiệu quả của công tác QLNNL chịu sự tác động mạnh mẽ của năng lực nhà quản lý. Nhà quản lý chính là người xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý toàn bộ các hoạt động của quá trình QLNNL. Do vậy, nhà quản lý có năng lực tốt, có tầm nhìn chiến lược sẽ xây dựng được đội ngũ người lao động có chất lượng cao, hướng mọi người hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.

Mỗi cá nhân trong tổ chức đều có những điểm mạnh, điểm yếu nhất định. Do đó, muốn làm được công tác QLNNL có hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng công việc, thì phải nâng cao nhận thức, trình độ năng lực của người lao động.

Ngoài ra, hoạt động QLNNL còn chịu tác động của một số yếu tố khác thuộc nội bộ DN như chính sách tuyển dụng, chiến lược đào tạo và phát triển NNL, thu nhập DN chi trả cho người lao động …; Những yếu tố này có thể tạo ra đòn bẩy để nâng cao quy mô, trình độ, chất lượng của người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý NNL của các DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)