Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 50)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực

* Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng

- Số lượng, cơ cấu lao động được tuyển dụng phân theo nguồn tuyển dụng. - Số lượng, cơ cấu lao động được tuyển dụng phân chia theo trình độ.

* Chỉ tiêu đánh giá công tác phân bổ và sử dụng lao động:

- Tổng số lao động tuyển mới (Tổng số lao động tăng trong kỳ)

- Tổng số lao động giảm trong kỳ do biến động (thuyên chuyển, về nghỉ hưu,

cho thôi việc).

- Tổng số lao động cuối kỳ (cuối năm):

Tổng số lao động CK = Tổng số lao động đầu kỳ + số lao động tăng - Số lao động giảm trong kỳ

* Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: - Số lượt lao động tham gia các khóa đào tạo.

- Tổng chi phí đào tạo, chi phí đào tạo trung bình nhân viên. * Chỉ tiêu đánh giá công tác đánh giá nguồn nhân lực:

-Tỷ lệ lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: được tính bằng tỷ lệ giữa lao

-Tỷ lệ lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ: được tính bằng tỷ lệ giữa lao động

hoàn thành tốt nhiệm với tổng số lao động của DN.

-Tỷ lệ lao động hoàn thành nhiệm vụ: được tính bằng tỷ lệ giữa lao động hoàn

thành tốt nhiệm với tổng số lao động của DN. * Chỉ tiêu của chính sách thù lao lao động

- Phương pháp tính lương cơ bản của người lao động tại DN.

- Các loại khuyến khích tài chính (thưởng), phúc lợi của người lao động được

tính tại DN.

- Chỉ tiêu thu nhập của người lao động = Mức lương cơ bản + Khuyến khích

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH VIỄN THÔNG TỈNH BẮC GIANG 3.1. Giới thiệu khái quát về ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang

Viễn thông là ngành sản xuất kinh doanh có vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân, ngành viễn thông Việt Nam nói chung và viễn thông tỉnh Bắc Giang nói riêng đã có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, nâng cao dân trí. Trong thời kỳ CNTT phát triển mạnh mẽ hiện nay, với phương châm đi tắt đón đầu, tiến thẳng vào công nghệ hiện đại, ngành viễn thông đã tạo được bước đi vững chắc, hòa nhập và tiến kịp ngành viễn thông với các nước trong và ngoài khu vực.

Viễn Thông Bắc Giang (VNPT Bắc Giang) là doanh nghiệp tham gia sớm nhất vào thị trường viễn thông tỉnh Bắc Giang, là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, tiền thân là Bưu điện Bắc Giang; DN có các chức năng chính như sau: Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh; Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh; Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông – Công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng; Khảo sát, tư vấn, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin; Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên; Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép. Giai đoạn 1990 – 1995, VNPT Bắc Giang là đơn vị độc quyền phát triển mạng lưới và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Bắc Giang (Tham khảo trang web https://vnptbacgiang.com.vn/lich-su-phat-trien-1/)

Năm 1995, ngành viễn thông khởi động cạnh tranh với việc thành lập Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và Công ty Viễn thông Quân Đội (Viettel). Tuy nhiên, trong giai đoạn này, từ 1995 – 2000, hai doanh nghiệp mới

thành lập này vẫn chưa có những hoạt động đáng kể. Và VNPT Bắc Giang lúc này vẫn đang chiếm ưu thế độc quyền hoàn toàn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông.

Đến năm 2003, ngành viễn thông Bắc Giang nói riêng và toàn quốc nói chung thực sự chuyển từ độc quyền công ty sang cạnh tranh trong tất cả các loại dịch vụ. Tổng cộng có 6 công ty hạ tầng mạng được thiết lập mạng lưới và cung cấp dịch vụ gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) và Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel). Trong đó VNPT, Viettel và EVN Telecom được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định nội hạt và quốc tế. Có 5 công ty được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động gồm: Mobifone, GPC, Viettel, SPT và Hanoi Telecom. Thị trường viễn thông bắt đầu sôi động từ giai đoạn này với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp viễn thông mới đối với VNPT.

Ngành viễn thông lúc này đã không còn là độc quyền của VNPT. Sau nhiều biến động trong thị trường Viễn thông với nhiều sự phân tách giữa các đơn vị, toàn tỉnh Bắc Giang hiện nay có 07 doanh nghiệp viễn thông (VNPT Bắc Giang, Viettel Bắc Giang, Mobifone tỉnh Bắc Giang, Công ty TNHH Viễn thông FPT - Chi nhánh Bắc Giang, Công ty cổ phần viễn thông di động Vietnamobile, Công ty cổ phần Viễn thông di động toàn cầu – Gtel, Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT) - CN Hà Nội. Điều này đã tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp các doanh nghiệp tập dượt, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông khác trên thế giới.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp viễn thông địa bàn tỉnh Bắc Giang

Trong phần này, luận văn tập trung phân tích cơ cấu tổ chức của 2 DN được nghiên cứu là VNPT và Viettel Bắc Giang.

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của VNPT Bắc Giang

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của VNPT Bắc Giang

(Nguồn: VNPT Bắc Giang) Giải thích sơ đồ:

Ban Giám đốc:

Gồm các Giám đốc và Phó Giám đốc

- Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của DN, có quyền điều hành cao nhất tại đơn vị và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của DN.

- Các Phó Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về việc điều hành một số lĩnh vực do Giám đốc phân công trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại DN và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nhà nước. Tại VNPT Bắc Giang có 3 Phó giám đốc, trong đó 1 Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và 2 Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh;

- Các Phòng ban chức năng:

+ Phòng Nhân sự tổng hợp: Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo,… Thẩm định và trình Giám đốc phê duyệt làm cơ sở thực hiện. Quản lý các loại hình hợp đồng lao động từ 1 năm trở lên, hợp đồng lao động theo một công việc nhất định. Thực hiện đóng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tập trung cho cán bộ công nhân viên trong toàn

Ban Giám đốc Viễn thông tỉnh

Trung tâm Điều hành Thông tin Khối Đảng - Đoàn Phòng Nhân sự tổng hợp Phòng Kế toán Kế hoạch Phòng Kỹ thuật Đầu

tư Trung tâm Viễn thông huyện, thành phố Trung tâmCông nghệ Thông tin

VNPT Bắc Giang. Tổng hợp mọi lĩnh vực hoạt động của DN để báo cáo lên Giám đốc, đồng thời triển khai chỉ thị của Giám đốc xuống các đơn vị cơ sở cấp dưới.

+ Phòng Kế hoạch kế toán: Quản lý vốn, tài sản tại VNPT Bắc Giang đảm bảo theo đúng quy đinh của Nhà nước và của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Tổng hợp số liệu kinh doanh kinh tế tài chính. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu, tài liệu về kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực Viễn thông hàng năm và dài hạn. Chủ trì tham mưu cho Giám đốc trong công tác xây dựng chiến lược kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Hướng dẫn các đơn vị triển khai hoạt động kinh doanh đồng bộ. Xây dựng kế hoạch doanh thu, chi phí hàng năm, trung hạn và dài hạn trình Giám đốc phê duyệt. Thẩm định trình Giám đốc giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc. Chủ trì trong công tác ký kết hợp đồng mua bán vật tư, hàng hóa thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đăng ký các chương trình quảng cáo của VNPT Bắc Giang với cơ quan chức năng có thẩm quyền…

+ Phòng Kỹ thuật đầu tư: Xây dựng các dự án đầu tư thiết bị nhà trạm, thiết bị tổng đài, thiết bị mạng ngoại vi, thiết bị phụ trợ,…trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lập và trình kế hoạch sữa chữa tài sản hàng năm tại VNPT Bắc Giang. Chủ trì trong công tác đánh giá hiện trạng tài sản, điều chuyển tài sản nhằm sử dụng hiệu quả tài sản cố định tại VNPT Bắc Giang. Quản lý hệ thống mạng ngoại vi, mạng cáp quang, hệ thống các thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn và thiết bị phụ trợ; Xây dựng phương án phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai hàng năm cho mạng lưới VT-CNTT; Quản trị chất lượng các dịch vụ VT-CNTT cung cấp cho thị trường; Chủ trì Xây dựng bộ đề thi tuyển dụng lao động, thi nâng bậc, thi chuyển ngạch hàng năm; Xây dựng, nghiệm thu các ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

- Các Trung tâm trực thuộc gồm có:

+ Các Trung tâm dọc: TT Điều hành thông tin, TT Công nghệ Thông tin

+ Các Trung tâm viễn thông huyện, thị xã, thành phố: gồm có 10 Trung tâm, bao gồm: Trung tâm viễn thông thành phố Bắc Giang, TTVT huyện Lạng Giang, TTVT huyện Lục Nam, TTVT huyện Lục Ngạn, TTVT huyện Yên Thế, TTVT

huyện Tân Yên, TTVT huyện Hiệp Hòa, TTVT huyện Việt Yên, TTVT huyện Sơn Động, TTVT huyện Yên Dũng. Các đơn vị kinh tế trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, được tổ chức và hoạt động theo phân cấp của VNPT Bắc Giang, có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước trên địa bàn đơn vị trú đóng, chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ theo Viễn thông Bắc Giang.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Viettel Bắc Giang

Cơ cấu tổ chức của Viettel Bắc Giang được mô tả qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức của Viettel Bắc Giang

(Nguồn: Viettel Bắc Giang)

Giải thích sơ đồ:

Ban Giám đốc:Gồm các Giám đốc và các Phó Giám đốc

+ Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của đơn vị, có quyền điều hành cao nhất tại đơn vị và chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị.

+ Các Phó Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về việc điều hành một số lĩnh vực do Giám đốc phân công trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nhà nước.

Giám đốc

Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Các phòng ban chức năng Các trung tâm trực thuộc

Phòng Tổng hợp Kỹ thuật Hạ tầng Bán hàng trực tiếp Bán hàng điểm bán Khách hàng doanh nghiệp 10 Trung tâm Huyện/TP

- Các Phòng ban chức năng:

Thực hiện các công tác tham mưu cho Ban giám đốc, đưa ra các cơ chế chính sách phục vụ cho công tác điều hành sản xuất, phát triển đơn vị.

+ Phòng tổng hợp: Quản lý chung các công việc trong đơn vị, quản lý lao động thông qua các hợp đồng lao động. Xây dựng các kế hoạch để trình lên Ban giám đốc và triển khai các công việc chỉ thị từ Ban giám đốc xuống đơn vị.

+ Phòng kỹ thuật hạ tầng: Đảm nhiệm các vấn đề kỹ thuật hạ tầng của Viettel Bắc Giang. Tham mưu tới ban giám đốc các vấn đề kỹ thuật để đưa ra các phương án tối ưu cơ sở hạ tầng. Xây dựng các dự án đầu tư nhà trạm, đường cáp,…

+ Kênh bán hàng trực tiếp: Bao gồm các nhân viên kinh doanh trên địa bàn. Nhiệm vụ chính là bán hàng tại cơ sở, giới thiệu dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin tới khách hàng. Thu thập các thông tin cơ sở để từ đó đề xuất phương hướng phát triển dịch vụ khách hàng.

+ Kênh bán hàng điểm bán: Quản lý các đại lý, cửa hàng dịch vụ viễn thông trên toàn địa bàn tỉnh. Cung cấp các gói ưu đãi cho các đại lý, cửa hàng nhằm tăng số lượng và chất lượng dịch vụ. Xác định rõ điểm bán là một trong những yếu tố thu hút khách hàng tại khu vực.

+ Kênh khách hàng doanh nghiệp: Chăm sóc đối tượng khách hàng doanh nghiệp, đưa ra các cơ chế chính sách ưu đãi cho khách hàng. Hiểu rõ khách hàng doanh nghiệp là những đối tượng sử dụng gói cước lớn và yêu cầu chất lượng dịch vụ cao. Từ đó cần có những cam kết phục vụ một cách tốt nhất.

- Các trung tâm Huyện/Thành phố: Gồm có 10 Trung tâm huyện thành phố tương tự như VNPT. Mỗi đơn vị trực thuộc thực hiện các cơ chế chính sách kinh doanh và triển khai kỹ thuật hạ tầng dựa trên cơ sở của Viettel Bắc Giang. Từ đó báo cáo về Viettel Bắc Giang các kết quả công tác của đơn vị mình.

Ta có thể thấy được sự tương đồng trong hai đơn vị khi cả VNPT và Viettel Bắc Giang đều phân ra các trung tâm trực thuộc trên các địa bàn Huyện/Thành phố và các phòng ban chức năng. Tuy nhiên, do chiến lược đặc thù mà mỗi đơn vị lại phân chia ra các phòng ban phụ trách các công việc khác nhau.

3.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang Giang

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2018 được phản ánh qua bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động SXKD của ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

+/- % +/- % 1. Số DN viễn thông DN 7 7 7 0 0 0 0 2. Doanh thu Tỷ đồng 1.623,3 1.711 1.755,2 87,7 5,4 44,2 2,58 3. Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 93 97 108 4 4,30 14 14,89 4. Thuế nộp NSNN Tỷ đồng 89 74 82,9 -15 -17,86 8,9 12,03 5. Tổng số thuê

bao điện thoại TB 1.472.744 1.506.660 1.604.606 33.856 2,3 97.946 6,5

+ Thuê bao cố định TB 30.226 26.569 19.310 -3.657 -12,10 -7.259 -27,32 + Thuê bao di động trả trước TB 1.367.281 1.389.073 1.468.036 21.792 1,59 78.963 5,68 + Thuê bao di động trả sau TB 75.237 91.018 117.260 15.781 20,98 26242 28,83 6. Tổng số thuê bao Internet TB 600.446 697.659 735.942 97.213 16,19 38.283 5,20

(Nguồn: Sở Công nghệ thông tin truyền thông Bắc Giang và tính toán của tác giả)

Bảng số liệu trên cho thấy:

Về số doanh nghiệp viễn thông: Số DN viễn thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2018 tương đối ổn định, cả giai đoạn là 7 DN (Vinaphone, Mobiphone, Viettel, FPT, Gtel, Vietnamobile, SPT). Tuy nhiên, kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị tương đối khác nhau.

Về doanh thu: Doanh thu của ngành viễn thông giai đoạn 2016-2018 có xu hướng gia tăng. Cụ thể, doanh thu của ngành năm 2017 là 1.711 tỷ đồng, tăng 87,7 tỷ đồng so với năm 2016, tương ứng 5,4%. Năm 2018, doanh thu ngành đạt 1.755,2 tỷ đồng, tăng 44,2 tỷ đồng so với cùng kỳ, tương ứng 2,58%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình của ngành cả thời kỳ là xấp xỉ 4%. Tuy nhiên, doanh thu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)