Phân tích công việc, lập kế hoạch về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 65 - 71)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Phân tích công việc, lập kế hoạch về nguồn nhân lực

3.2.1.1. Công tác phân tích công việc

Theo định kì 2 năm một lần, VNPT Bắc Giang sẽ thực hiện tổng kết 6 tháng đầu năm (6 tháng cuối năm) và đưa ra các phương hướng nhiệm vụ cho các giai đoạn tiếp theo. Trong quá trình tổng kết này, một trong những công việc đơn vị sẽ thực hiện là đánh giá lại công tác phân tích công việc. Ban lãnh đạo cùng phòng Nhân sự tổng hợp sẽ chỉ ra những ưu và nhược điểm của từng quy trình, từng vị trí công việc, từ đó đề xuất những giải pháp điều chỉnh phù hợp với thời điểm hiện tại, tối ưu quy trình để có thể tránh lãng phí NNL.

Ví dụ: Năm 2018, DN đã rà soát và hoàn thiện bản mô tả công việc của vị trí Phó Giám đốc Trung tâm Điều hành thông tin (ông Trịnh Như Chương) như sau:

Bảng 3.6. Ví dụ về bản mô tả công việc tại VNPT Bắc Giang năm 2018

Bản mô tả công việc

1. Chức danh công việc: Phó giám đốc Trung tâm Điều hành thông tin

2. Báo cáo với: Phó giám đốc kỹ thuật

3. Ngạch lương: 5,02

Các nhiệm vụ:

- Chủ trì công tác giám sát và xử lý cảnh báo, chỉ tiêu chất lượng mạng lưới và dịch vụ viễn thông, chỉ đạo điều hành các trung tâm Viễn thông thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng suy giảm chất lượng mạng lưới; triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng mạng.

- Điều hành công tác bảo dưỡng, tham mưu trong công tác tối ưu mạng, khắc phục sự cố, các biện pháp để công tác điều hành xử lý ứng cứu thông tin; lập hồ sơ lý lịch thiết bị, đấu nối truyền dẫn.

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

- Đề xuất phương pháp đo lường, đánh giá, chấm điểm chỉ tiêu chất lượng các trung tâm Viễn thông đảm bảo khách quan công bằng.

- Thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất về công tác mạng lưới, chất lượng dịch vụ tại các trung tâm Viễn thông, tổng hợp, thông kê các lỗi vi phạm để phục vụ công tác xét chất lượng hàng tháng.

- Quản lý các nguồn lực, phương tiện: ô tô, máy đo, máy hàn, máy đo, cạc thiết bị, ... phục vụ ứng cứu thông tin.

- Chỉ đạo công tác cải tạo, hợp lý hóa thiết bị, mạng lưới.

- Triển khai kết nối cung cấp dịch vụ tới khách hàng và phối hợp thực hiện hỗ trợ khách hàng xử lý chất lượng dịch vụ.

- Quản lý điều hành phương tiện o tô, phục vụ cho công việc của đơn vị và điều hành ứng cứu thông tin khi có sự cố xảy ra.

Kiến thức: Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực viễn thông, có khả năng vận hành xử lý các thiết bị truyền dẫn, thiết bị chuyển mạch băng rộng, có kiến thức về quản lý tài sản, đầu tư và quản lý nguồn nhân lực…

thông, kỹ năng vận hành thiết bị viễn thông, có khả năng quản lý và sắp xếp nguồn lực,…

Giáo dục: có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy tập trung các chuyên ngành Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin (hoặc các chuyên ngành tương đương)

Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm công tác ít nhất 02 năm trở lên trong lĩnh vực viễn thông

(Nguồn: VNPT Bắc Giang)

Tương tự như vậy, Viettel Bắc Giang cũng thực hiện việc phân tích công việc cho đa số các công việc. Tuy nhiên, hoạt động này tại 2 đơn vị chưa làm rõ được tiêu chuẩn thực hiện công việc cho một số công việc, chẳng hạn như: Theo bảng mô tả công việc tại VNPT Bắc Giang cho vị trí phó giám đốc Trung tâm Điều hành thông tin, VNPT Bắc Giang, ta có thể thấy được các nội dung công việc của vị trí này. Tuy nhiên trong bản mô tả công việc này lại chưa có các yêu cầu công việc cụ thể mang tính định tính và định lượng. Điều này khiến cho việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc sẽ không được chính xác và cá nhân người lao động cũng sẽ không có những áp lực cụ thể cho từng vị trí hạng mục công việc.

3.2.1.2. Công tác lập kế hoạch NNL

Nhận định được tầm quan trọng của việc phân tích công việc và lập kế hoạch nguồn nhân lực nên cả 2 đơn v ị là VNPT Bắc Giang và Viettel Bắc Giang luôn dựa trên chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện việc rà soát số lượng cán bộ công nhân viên tại tất cả các phòng ban, trung tâm. Vì thế, hàng năm, dựa vào kế hoạch phát triển của đơn vị. Bộ phận phụ trách nhân sự của mỗi đơn vị sẽ lên kế hoạch nguồn nhân lực trong năm tiếp theo. Đơn vị tổ chức họp cán bộ chủ chốt hoạch định nguồn nhân lực. Các phòng ban, trung tâm dựa trên khối lượng công việc cần thực hiện để từ đó hoạch định số lượng người của bộ phận mình. Sau khi cân đối, gửi lại phòng Nhân sự tổng hợp để tổng hợp và bố trí, sắp xếp lại, tuyển dụng mới cho phù hợp với yêu cầu thực tế của từng bộ phận.

Công tác phân tích hiện trạng nguồn nhân lực tại VNPT Bắc Giang được tiến hành theo hình thức phụ trách các phòng ban, trung tâm báo cáo về tình hình nhân lực hiện có, nhu cầu cần bổ sung hoặc số nhân lực dôi dư cho Phòng Nhân sự tổng hợp. Trên cơ sở kế hoạch phát triển của đơn vị và báo cáo của các bộ phận sẽ đánh

giá, lên kế hoạch điều phối, bố trí nguồn nhân lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.

Bảng3.7. Bảng cân đối nhân lực của VNPT Bắc Giang năm 2018

ĐVT: Người

TT

Tên phòng ban, trung tâm

Tổng số CB Cân đối Ghi chú

Số CB hiện có

Số CB theo yêu

cầu Thừa Thiếu

I Ban Giám đốc 5 5 0 0

II Các Phòng, Ban

2.1 Phòng Nhân sự tổng hợp 7 8 0 1

2.2 Phòng Kỹ thuật đầu tư 8 8 0 0

2.3 Phòng Kế hoạch Kế toán 5 5 0 0

III Trung tâm viễn thông

3.1 Trung tâm Viễn thông Thành phố 27 29 0 2

3.2 Trung tâm Viễn thông Hiệp Hòa 20 20 0 0

3.3 Trung tâm Viễn thông Lạng Giang 17 16 1 0

3.4 Trung tâm Viễn thông Sơn Động 13 13 0 0

3.5 Trung tâm Viễn thông Tân Yên 17 17 0 0

3.6 Trung tâm Viễn thông Yên Thế 17 18 0 1

3.7 Trung tâm Viễn thông Yên Dũng 15 15 0 0

3.8 Trung tâm Viễn thông Lục Nam 18 16 2 0

3.9 Trung tâm Viễn thông Lục Ngạn 18 19 0 1

3.10 Trung tâm Viễn thông Việt Yên 21 21 0 0

3.11 Trung tâm Điều hành thông tin 31 34 0 3

3.12 Trung tâm Công nghệ Thông tin 24 24 0 0

Tổng 263 268 3 8

Việc phân tích kế hoạch NNL của VNPT Bắc Giang dựa trên chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Theo như bảng Cân đối nhân lực năm 2018 của VNPT Bắc Giang, chúng ta có thể thấy một số bộ phận của DN bị dư thừa lao động (TTVT Lạng Giang: 01 người và TTVT Lục Nam: 02 người); trong khi đó, một số bộ phận lại bị thiếu hụt lao động. Căn cứ vào bảng Cân đối nhân lực này, DN sẽ đề xuất các giải pháp với từng bộ phận. Cụ thể như sau:

Đối với số lượng CBCNV dư thừa: của các bộ phận, có thể cho đi đào tạo để chuyển sang làm công việc mới hoặc sắp xếp những vị trí làm việc phù hợp ở những bộ phận đang thiếu. Nếu không thể bố trí sắp xếp sẽ thực hiện chấm dứt hợp đồng với CBCNV theo đúng quy định của Luật Lao động. Đối với số lượng CBCNV còn thiếu, đơn vị sẽ lên kế hoạch tuyển dụng để kịp thời đáp ứng yêu cầu của công việc.

Đối với số lượng CBCNV bị thiếu hụt: Bảng 3.7 cho thấy, các bộ phận thiếu nhân lực bao gồm trung tâm viễn thông huyện/Thành phố và các phòng ban. Nguồn lao động thiếu hụt này chủ yếu là lực lượng lao động trong mảng kỹ thuật. Điều này phù hợp với cơ chế mở rộng cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp.

Sự thiếu hụt lao động của phòng Nhân sự tổng hợp là do kế hoạch của VNPT Bắc Giang khi đang có nhu cầu quản lý sát sao hơn tới đời sống, chế độ đãi ngộ của CBCNV trong đơn vị. Điều này cũng cho thấy sự quan tâm tới CBCNV của ban lãnh đạo đơn vị.

Ta có thể thấy được Trung tâm Điều hành thông tin còn thiếu 3 lao động. Bởi lẽ, bắt đầu từ năm 2018, Trung tâm Điều hành thông tin sẽ đảm nhiệm các đề mục công việc của mảng vô tuyến do Đài viễn thông Lạng Sơn bàn giao. Do vậy cần bổ sung thêm 3 nhân lực kỹ sư viễn thông nữa để có thể đảm bảo được chất lượng công việc. Lực lượng lao động này cần đảm bảo trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

Còn lại, số lượng lao động còn thiếu thuộc các TTVT khác đều là đối tượng nhân viên kỹ thuật, triển khai cơ sở hạ tầng tại địa bàn. Lực lượng này có thể là trình độ cao đẳng hoặc trung cấp trở lên.

Bảng 3.8. Kế hoạch tuyển dụng nhân sự của VNPT Bắc Giang năm 2018 Chỉ tiêu Tổng số Đại học - Trên đại học Cao đẳng - Trung cấp Công nhân kỹ thuật SL (Người) % SL (Người) % SL (Người) % Phòng Nhân sự tổng hợp 1 1 100 0 0 0 0

Trung tâm Điều hành thông tin 3 2 66,67 1 33,33 0 0 Trung tâm viễn thông thành phố 2 2 100 0 0 0 0

Trung tâm viễn thông Yên Thế 1 0 0 1 100 0 0

Trung tâm viễn thông Lục Ngạn 1 0 0 1 100 0 0

Tổng 8 5 62,5 3 37,5 0 0

(Nguồn: Phòng Nhân sự tổng hợp – VNPT Bắc Giang)

Hàng năm, phòng Nhân sự tổng hợp dựa trên số liệu thực tế của các bộ phận sẽ lập Bảng cân đối nhân lực. Đây là cơ sở để Ban Giám đốc và phòng Nhân sự tổng hợp có kế hoạch đối với số lượng cán bộ công nhân viên dư thừa của các bộ phận, có thể cho đi đào tạo để chuyển sang làm công việc mới hoặc sắp xếp những vị trí làm việc phù hợp ở những bộ phận đang thiếu. Nếu không thể bố trí sắp xếp sẽ thực hiện chấm dứt hợp đồng với CBCNV theo đúng quy định của Luật Lao động. Đối với số lượng CBCNV còn thiếu, đơn vị sẽ lên kế hoạch tuyển dụng để kịp thời đáp ứng yêu cầu của công việc. Chủ trương về chính sách nhân sự như vậy là đúng song về thực chất, việc này chủ yếu chỉ quan tâm đến số lượng CBCNV thừa thiếu mà chưa có sự đánh giá đội ngũ CBCNV về trình độ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, khả năng đáp ứng sự thay đổi trong tương lai. Việc rà soát về số lượng CBCNV các bộ phận chưa dựa trên định mức lao động khoa học, vì vậy vẫn có đơn vị thừa và có đơn vị lại thiếu CBCNV.

Đối với Viettel Bắc Giang, đơn vị cũng dựa vào tình hình thực tế ở các bộ phận mà đưa ra các thay đổi về nhân sự. Các trung tâm huyện thành phố cũng sẽ dựa vào nhu cầu mở rộng mạng lưới của mình mà đề xuất thêm nhân lực về mảng kỹ thuật hay mảng bán hàng để kiến nghị lên Phòng tổng hợp. Từ đó có kế hoạch về nhân sự của tổng đơn vị. Bảng dưới đây mô tả về về kế hoạch tuyển dụng nhân sự của Viettel năm 2018.

Bảng 3.9. Bảng cân đối nhân lực của Viettel năm 2018

Đơn vị Số lượng thiếu (người)

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp 3

Phòng bán hàng điểm bán 4

Phòng Kỹ thuật hạ tầng 6

Trung tâm Viettel huyện Sơn Động 3

Trung tâm Viettel huyện Lục Ngạn 5

Trung tâm Viettel huyện Lạng Giang 2

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Viettel Bắc Giang)

Theo bảng kế hoạch tuyển dụng nhân sự của Viettel năm 2018, chúng ta có thể thấy được nhu cầu của Viettel Bắc Giang về nhân lực trong năm 2018 là 23 người, phân bổ vào các trung tâm huyện và các phòng ban. Lực lượng lao động này không chỉ là những kỹ thuật tại địa bàn mà còn bao gồm cả các nhân viên kinh doanh.

Đây cũng là điểm khác biệt giữa hai đơn vị VNPT Bắc Giang và Viettel Bắc Giang. Trong khi VNPT Bắc Giang chỉ có nhu cầu bổ sung thêm lực lượng lao động kỹ thuật thì Viettel Bắc Giang lại có mảng quản lý cả các nhân viên kinh doanh bán hàng tại điểm bán. Có sự khác biệt này bởi lẽ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có sự phân tách giữa hai bộ phận riêng rẽ là VNPT Bắc Giang và Trung tâm Kinh doanh Bắc Giang. Lúc này, hoạt động kinh doanh và các điểm bán sẽ không chịu sự quản lý trực tiếp của VNPT Bắc Giang. Đây cũng có thể coi là bước đi khác biệt so với Viettel khi mà Viettel Bắc Giang cùng lúc quản lý cả về mảng kinh doanh và mảng kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)