Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 124 - 125)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khi khoa học kỹ thuật phát triển một cách nhanh chóng như hiện này, để có thể sử dụng được các máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại thì đòi hỏi trình độ người lao động trong ngành cần phải được thường xuyên nâng cao. Hiện tại, các DN ngành viễn thông Bắc Giang đều có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại như: Các trạm TBS, Tổng đài tự động, Hệ thống thiết bị Mane,…Các thiết bị này nhanh chóng thay đổi theo thời gian. Do vậy, các DN trong ngành cần xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực mở, linh hoạt theo thời gian tùy theo tính chất của sự thay đổi công nghệ liên quan đến công việc.

- Về phương pháp đào tạo: áp dụng cả 2 hình thức là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.

+ Đối với đào tạo trong công việc: DN áp dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp đào tạo tùy thuộc vào từng bộ phận lao động. Đối với các lao động trực tiếp sản xuất, DN nên sử dụng phương pháp đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, đào tạo theo kiểu học nghề. Người thực hiện đào tạo ở đây là các lao động lành nghề đã được DN cử đi học tập các khóa công nghệ, bồi dưỡng trước đó. Đối với bộ phận lao động quản lý: sử dụng hình thức đào tạo theo kiểu kèm cặp, chỉ bảo, luân chuyển và thuyên chuyển công việc để người lao động tích lũy thêm kinh nghiệp. Đồng thời, các DN khuyến khích, khơi gợi phong trào tự học của toàn thể CBVC, , mọi người có thể học tập thông qua sách vở, thông qua các đồng nghiệp của mình…;

+ Đối với đào tạo ngoài công việc như: Cử người lao động đi học ở các trường của ngành bưu điện, viễn thông, tham gia các khóa hội thảo, hội nghị ở bên ngoài DN, đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa,... Việc đào tạo phải đạt được mục tiêu trang bị được cho người lao động thêm những kiến thức, kỹ năng để thực hiện tốt công việc được giao. Các DN cần đặc biệt ưu tiên việc cử các cán bộ trẻ đi học tập, nâng cao trình độ ở các nước phát triển trên thế giới. Đây là lực lượng hạt nhân trong việc tiếp thu và phổ biến các công nghệ mới trên thế giới vào hoạt động của DN.

Ngoài ra, các DN cũng cần đẩy mạnh công tác quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng đối với đối tượng quản lý góp phần mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang.

- Về nội dung đào tạo: Các DN cần đa dạng hóa các chương trình đào tạo, bao gồm:

+ Đào tạo để phát triển kỹ năng: Chương trình đào tạo này áp dụng với các lao động mới được tuyển dụng hoặc khi người lao động có sự thay đổi công việc hoặc trang thiết bị, máy móc của DN nâng cấp.

+ Đào tạo an toàn: Loại đào tạo này được tiến hành để ngăn chặn và giảm bớt các tai nạn lao động và để đáp ứng các quy định của pháp luật.

+ Đào tạo nghề nghiệp: Các chương trình đào tạo này thường kéo dài. Mục tiêu của loại hình đào tạo này là nhằm trang bị kiến thức mới hoặc các kiến thức liên quan đến công việc chuyên môn một cách bài bản, có hệ thống tại các cơ sở giáo dục.

+ Đào tạo người giám sát và quản lý: Đào tạo để họ biết cách ra quyết định hành chính và cách làm việc với mọi người trong tập thể. Loại hình đào tạo này chú trọng vào lĩnh vực ra quyết định, giao tiếp, giải quyết vấn đề và tạo động lực cho người lao động.

- Về kinh phí đào tạo: các DN nên mở rộng kinh phí hỗ trợ người lao động tham gia hoạt động học tập. Nhu cầu được đi học đã cho thấy người lao động có nhiều cố gắng đề hoàn thành công việc của mình. Do vậy, họ cần được DN hỗ trợ một nguồn kinh phí thỏa đáng để yên tâm học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)