Về công tác bố trí và sử dụng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 84 - 87)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Về công tác bố trí và sử dụng lao động

3.2.3.1. Công tác bố trí lao động * Đối với VNPT Bắc Giang:

Bảng 3.13 dưới đây mô tả sự biến động tăng, giảm lao động trong kỳ giai đoạn 2016-2018 của VNPT Bắc Giang.

Bảng 3.12. Số lao động tăng, giảm trong kỳ của VNPT Bắc Giang

ĐVT: Người; %

Năm 2016 2017 2018

1.Tổng số lượng lao động 258 258 263

2. Số lượng lao động tăng1 4 1 6

3. Số lượng lao động giảm2 4 1 1

- Chấm dứt HĐLĐ 0 0 1

- Nghỉ hưu 3 0 0

- Lý do khác 0 1 0

(Nguồn: Phòng Nhân sự tổng hợp – VNPT Bắc Giang )

Bảng trên cũng phản ánh tương đối rõ nét về công tác bố trí lao động của đơn vị giai đoạn 2016-2018. Cụ thể như sau:

+ Đối với lao động mới tuyển dụng: Lực lượng lao động này sẽ được bố trí và các vị trí còn thiếu của đơn vị. Chẳng hạn năm 2018, VNPT Bắc Giang đã tuyển dụng được 8 người. Số lượng nhân lực này vừa đủ so với số lao động còn thiếu của đơn vị trong năm. Lúc này, phòng Nhân sự tổng hợp sẽ dựa trên bảng cân đối nhân lực để phân chia lao động tới các trung tâm huyện/thành phố còn thiếu.

+ Đối với hoạt động sắp xếp lại lao động, điều động, đề bạt và xuống chức Theo bảng cân đối nhân lực hàng năm, bên cạnh số lao động thiếu hụt, một số bộ phận của đơn vị cũng bị dư thừa lao động. Số lao động dư thừa này sẽ được bố trí điều động tới các đơn vị mới hay các vị trí công việc mới nếu anh ta có đủ trình độ. Ngược lại, nếu lao động không đáp ứng yêu cầu về năng lực, trình độ, đơn vị sẽ

1 Không tính số lượng CBCNV tăng do tuyển dụng nội bộ

thực hiện chấm dứt hợp đồng. Cụ thể năm 2018, trong số 3 lao động bị dôi dư (TTVT Lạng Giang và Lục Nam), đơn vị đã thực hiện chuyển 02 người sang các vị trí mới thông qua công tác tuyển dụng nội bộ, 1 người thực hiện chấm dứt lao động.

Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ xem xét các lao động có khả năng và đề bạt lên các vị trí quản lý, lãnh đạo đối với các cá nhân xuất sắc hay xuống chức đối với các nhân sự không còn phù hợp với vị trí lãnh đạo.

* Đối với Viettel Bắc Giang:

Sự biến động về NNL của Viettel Bắc Giang liên quan đến hoạt động bố trí NNL được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.13. Số lượng lao động tăng giảm trong kỳ của Viettel Bắc Giang

ĐVT: Người; %

Năm 2016 2017 2018

1.Tổng số lượng lao động 171 196 219

2. Số lượng lao động tăng 17 27 0

- Bổ nhiệm CB quản lý mới 1 3 0

- Số lượng lao động tăng do tuyển dụng mới 16 24 23

3. Số lượng lao động giảm 3 2 0

- Chấm dứt HĐLĐ 0 0 0

- Nghỉ hưu 3 2 0

- Lý do khác 0 0 0

(Nguồn phòng tổng hợp – Viettel Bắc Giang )

Năm 2016, số lượng lao động của Viettel chỉ là 171 người. Đến năm 2017 và 2018, quy mô lao động của Viettel chỉ là 196 và 219 người. Năm 2018, đơn vị cũng không có đối tượng thôi việc hay nghỉ hưu theo chế độ. Có thể thấy, số lao động tăng do tuyển dụng của Viettel khá lớn so với VNPT và số lượng lao động giảm của Viettel cũng chiếm số lượng nhỏ.

Đồng thời, các lao động mới tuyển dụng được bố trí vào các vị trí còn thiếu (phòng khách hàng doanh nghiệp, bộ phận bán hàng, phòng kỹ thuật hạ tâng và các trung tâm viễn thông huyện/thị xã). Sự phân bổ lao động mới theo đúng nhu cầu của các đơn vị này cũng phần nào cho chúng ta thấy được xu hướng mở rộng thị trường

của Viettel Bắc Giang. Viettel Bắc Giang đẩy mạnh đầu tư nguồn nhân lực từ kỹ thuật tới bộ phận kinh doanh. Hơn nữa, việc Viettel Bắc Giang phân bổ lao động chủ yếu lên các trung tâm Sơn Động và Lục Ngạn cũng thấy được mục đích của Viettel Bắc Giang là mở rộng thị phần lên các khu vực vùng núi, nơi mà cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp khác chưa được phong phú. Điều này cũng thể hiện được tầm nhìn đi tắt đón đầu của Viettel trong việc mở rộng thị trường.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa làm lao động của đơn vị tăng là do đơn vị có thêm cán bộ lãnh đạo từ nơi khác chuyển đến. Điều này phù hợp với xu hướng mở rộng và tái cơ cấu thay đổi, làm mới bộ máy lãnh đạo của Viettel.

3.2.3.2. Công tác sử dụng lao động

Nhìn chung, cả 2 DN đều đang có những hoạt động sử dụng lao động một cách khoa học. Sau mỗi năm thì các đơn vị lại có những tổng kết và thay đổi về nhân sự sao cho hợp lý nhất. Vị trí công tác đối với từng cá nhân lao động sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như chuyên môn, trình độ, giới tính, hoàn cảnh…của họ..

Bảng 3.14. Đánh giá về công tác bố trí, sử dụng nhân sự của VNPT và Viettel Bắc Giang

Chỉ tiêu VNPT Viettel

Điểm BQ Mức Điểm BQ Mức

1. Tuân thủ nghiêm túc định mức lao động của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của các Bộ quản lý

3,43 Tốt 3,12 Khá

2. Bố trí, sử dụng lao động phù hợp

chuyên môn được đào tạo 3,18 Khá 3,32 Khá

3. Khối lượng công việc hợp lý 4,02 Tốt 2,98 Khá 4. Đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ

người lao động 2,99 Khá 3,53 Tốt

5. Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông và lợi ích của khách hàng

3,45 Tốt 4,35 Rất tốt

Trung bình 3,43 Tốt 3,46 Tốt

Bảng trên cho thấy, công tác bố trí, sử dụng nhân sự của cả 2 đơn vị đều được CBCNV ghi nhận ở mức Tốt. Tuy nhiên, một số tiêu chí lại được đánh giá ở mức Khá, chẳng hạn tiêu chí “Khối lượng công việc hợp lý” ở Viettel (2,98 điểm). Nguyên nhân là vì người lao động cho rằng khối lượng công việc đang dần bị quá tải so với số lượng người lao động hiện có. Đây cũng là điểm Viettel cần lưu ý để có chiến lược NNL cho phù hợp. Còn lại, kết quả khảo sát các yếu tố khác đều ở mức Khá, Tốt và Rất tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)