Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 46 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin

Đối với thông tin định tính: được sử dụng trực tiếp hoặc tổng hợp theo các nhóm nội dung khác nhau.

Đối với thông tin định lượng: Một số thông tin được cập nhật vào phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu thống kê cơ bản.

Sau khi xử lý, thông tin được tổng hợp bằng nhiều công cụ như: bảng biểu, sơ đồ, đồ thị. Từ đó, đánh giá được quy mô, bản chất và xu hướng thay đổi của hiện tượng theo không gian và qua thời gian.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin * Phương pháp thống kê mô tả:

Thống kê mô tả cung cấp một số chỉ tiêu thống kê cơ bản như: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình… nhằm phản ánh quy mô, chất lượng và hiệu quả của hiện tượng theo không gian và thời gian. Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng chủ yếu để mô tả thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2016-2018 thông qua việc phân tích các nội dung của hoạt động QLNNL như: quy mô lao động, chất lượng lao động, độ tuổi của người lao động….

* Phương pháp so sánh:

Phương pháp này đánh giá sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu theo không gian và thời gian. Từ đó, thấy được sự thay đổi này là tích cực hay tiêu cực để có những biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời. Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trông luận văn,

Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng để đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu định tính và định lượng liên quan đến hoạt động QLNNL trong giai đoạn 2016-2018 đã có sự thay đổi như thế nào theo từng năm. Đồng thời, luận văn cũng so sánh sự thay đổi của các chỉ tiêu này tại các DN viễn thông khác nhau, từ đó, đánh giá được ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động QLNNL của từng DN. Việc đánh giá này là nền tảng để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QLNNL của toàn ngành trong tương lai.

* Phương pháp phân tích tổng hợp

Đây là phương pháp phổ biến, không thể thiếu của các nghiên cứu khoa học. Phân tích trước hết là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để phát hiện, đánh giá được thuộc tính và bản chất của từng yếu tố. Từ kết quả phân tích đó, người nghiên cứu sẽ tổng hợp lại để tìm ra được được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Như vậy, phân tích và tổng hợp là hai cách tiếp cận đối lập nhưng có tính bổ sung cho nhau để đánh giá vấn đề một cách khoa học, toàn diện.

Hoạt động QLNNL trong DN gồm rất nhiều hoạt động khác nhau tạo thành một quy trình, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết, luận văn sẽ phân tích từng nội dung của từng hoạt động này, để đánh giá được kết quả, ưu, nhược điểm của từng hoạt động. Từ đó, tổng hợp lại, tác giả sẽ đánh giá được tổng thể thực trạng hoạt động QLNNL của từng doanh nghiệp, và khái quát hóa các DN để đánh giá được hoạt động QLNNL của toàn ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang.

* Phương pháp thang đo Likert

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại các DN (VNPT và Viettel). Mỗi ý kiến khảo sát được cho điểm theo quy ước sau:

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt

Sử dụng thang đo Likert cho thấy ý nghĩa của từng giá trị trung bình (TB), đối với thang đo khoảng cách trong phân tích thống kê mô tả được tính như sau:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 - 1)/5 = 0,8 Do đó ý nghĩa các mức được xác định như sau:

Bảng 2.1. Ý nghĩa giá trị trung bình thang đo khoảng

Giá trị TB Ý nghĩa 1,00 - 1,80 Kém 1,81 - 2, 61 Trung bình 2,62 - 3,42 Khá 3,43 - 4,23 Tốt 4,24 - 5,00 Rất tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)