Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 87 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Nhận thức được NNL là một trong những yếu tố quan trọng nhất, các DN viễn thông đều chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển NNL. Hoạt động đào tạo thực hiện theo cả ba giai đoạn: Lúc mới đầu nhận việc, trong thời gian làm việc việc và để chuẩn bị cho những công việc mới. Các DN cũng sử dụng cả hai phương pháp đào tạo là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc. Nội dung đào tạo có thể liên quan đến khía cạnh nghiệp vụ của công việc hoặc có thể về quan hệ con người trong công việc hoặc để nâng cao trình độ nhận thức và xử lý vấn đề.

3.2.4.1. Kết quả đào tạo của VNPT Bắc Giang

Kết quả đào tạo của đơn vị trong giai đoạn nghiên cứu được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.16. Kết quả đào tạo tại VNPT Bắc Giang

ĐVT: Lượt người;%

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%)

2017/2016 2018/2017

Tổng số được đào tạo 39 82 97 210,26 118,29

1. Theo nơi đào tạo:

- Ngoài nước 4 6 8 150 133,33

- Trong nước, trong đó: + Đào tạo tại DN: + Đào tạo ngoài DN:

35 13 22 76 24 52 30 59 184,62 236,36 125,0 113,46 2. Theo trình độ của

người được cử đi đào tạo:

- Thạc sĩ 12 20 28 166,67 140,0 - Đại học 19 39 47 205,26 120,51 - Cao đẳng, trung cấp 8 23 22 287,5 95,65 3. Theo độ tuổi: - Dưới 25 8 14 20 175,0 142,86 - Từ 25 – 35 24 56 62 233,33 110,71 - Từ 35 – 40 6 8 9 133,33 112,50 - Trên 40 1 4 6 400,0 150,0 3. Theo giới tính - Nam 30 72 90 240,0 125,0 - Nữ 9 10 7 111,11 70

4. Chi phí cho đào tạo

(ĐVT: triệu đồng) 189 353 420 186,77 222,22

(Nguồn: Phòng Nhân sự tổng hợp - VNPT Bắc Giang)

Bảng trên cho thấy, số lượt lao động được đào tạo qua các năm đều gia tăng. Năm 2016, có 39 lượt người được đào tạo. Kết quả này năm 2017 và 2018 lần lượt là 82 và 97 lượt người. Kết quả đào tạo này được cụ thể hóa theo nhiều tiêu chí:

* Về nơi đào tạo:

Đơn vị luôn khuyến khích CBCNV tự học tập, tạo điều kiện cho lao động, đặc biệt là lao động trẻ có nguyện vọng đi học kể cả học tập ở nước ngoài.

- Đào tạo ở nước ngoài: Hàng năm, theo sự chấp thuận của Tập đoàn VNPT, đơn vị đều những CBCNV có trình độ tham gia các cuộc hội thảo về thiết bị của các hãng sản xuất thiết bị điện lớn trên thế giới như: Huawei, ZTE, Nokia… và các chương trình đào tạo khác;

- Đào tạo trong nước: DN thực hiện cả 2 hình thức đào tạo đó là đào trong DN và đào tạo ngoài DN.

+ Đào tạo trong DN:

Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật được đơn vị tiến hành đều đặn hàng năm cho các công nhân kỹ thuật bậc cao và cho các lao động phổ thông. Bậc thợ cao của đơn vị ngày càng tăng lên là do đơn vị phát động phong trào thi đua trong các đội về trình độ tay nghề, năng suất làm việc nên các công nhân thi nhau học hỏi.

Các lớp sẽ được tổ chức tập trung tại cơ sở chính của đơn vị hoặc tổ chức qua cầu truyền hình. Giảng viên giảng dạy có thể là CB của đơn vị hoặc giảng viên có trình độ từ tập đoàn hoặc nơi khác. Đây được coi là điểm mạnh của VNPT Bắc Giang khi đã ứng dụng được công nghệ thông tin trong quá trình đào tạo trong doanh nghiệp. Điều này giúp giảm thiểu sự tốn kém về mặt thời gian đi lại và kinh phí tổ chức. Một số lớp đào tạo mà VNPT Bắc Giang tổ chức trong thời gian qua là: Lớp học kỹ thuật viên 4.0, Lớp học triển khai hệ thống quản lý tài nguyên RIMS…;

+ Đào tạo ngoài doanh nghiệp: Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018, đơn vị đã cử lao động đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đi học các khóa ngắn hạn tại các trung tâm hoặc ở các trường đại học. Những chương trình đào tạo ngắn hạn của nội bộ tập đoàn VNPT cũng thường xuyên được tổ chức. Ngoài ra, DN còn cử các CB quản lý, đối tượng bao gồm CB quản lý của tất cả các cấp quản trị, từ quản trị viên cấp cao đến quản trị viên cấp cơ sở, đi học tập nâng cao năng lực quản trị.

* Về các đặc điểm khác của đối tượng được cử đi đào tạo:

Về trình độ, DN chủ yếu tổ chức đào tạo cho đối tượng có trình độ đại học, đây là những đối tượng có khả năng chuyên môn cao, có thể đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành.

Về độ tuổi, đơn vị cũng chú trọng đào tạo CBCNV ở độ tuổi từ 25-35 tuổi. Đây là những đối tượng lao động đã có kinh nghiệm trong công việc và có sức trẻ, lực lượng này sau khi được đào tạo về có thể cống hiến nhiều hơn cho đơn vị.

Về giới tính, do tính chất đặc thù của ngành viễn thông nên số lượng lao động nữ trong ngành chiếm rất ít, do vậy, số lao động nữ được đào tạo cũng chiếm số lượng nhỏ so với lao động nam.

* Về kinh phí cho đào tạo: Hàng năm, đơn vị đều dành ra một khoản kinh phí nhất định để triển khai thực hiện việc đào tạo. Năm 2016, nguồn kinh phí này là 189 triệu đồng, kết quả của năm 2017 và năm 2018 lần lượt là 353 và 420 triệu đồng. Tuy nhiên, có thể thấy, nguồn kinh phí này còn tương đối hạn hẹp. Do vậy, đơn vị nên có kế hoạch tăng nguồn kinh phí này.

* Về việc đánh giá kết quả đào tạo của đơn vị:

Công tác đánh giá hiệu quả sau đào tạo được đơn vị quan tâm đúng mức và theo tiêu chuẩn.

Nếu người lao động tham gia các khóa học đào tạo dài hạn và tập trung như đào tạo đại học hay cao đẳng thì kết quả học cuối kì sẽ được sử dụng làm căn cứ đánh giá. Nếu người lao động tham gia các khóa đào tạo trong doanh nghiệp hay các khóa đào tạo ngắn hạn do các đối tác tổ chức thì sau khi kết thúc mỗi khóa học sẽ có những bài kiểm tra đánh giá trực tiếp. Người lao động nào đạt yêu cầu thì sẽ được cấp chứng nhận cho khóa học

Ngược lại, nếu người lao động tham gia các khóa đào tạo mà không đạt yêu cầu hay đạt kết quả kém sẽ có những quy chế quy định cụ thể cho từng trường hợp, thường là sẽ được đào tạo lại, thậm chí phải hoàn trả lại chi đào tạo, bồi dưỡng cho đơn vị.

3.2.4.2. Kết quả đào tạo của ViettelBắc Giang

Viettel cũng có những điểm tương đồng với VNPT Bắc Giang trong công tác đào tạo NNL. Kết quả đào tạo của DN được mô tả qua bảng dưới đây:

Bảng 3.17. Quy mô lao động được đào tạo của Viettel Bắc Giang

ĐVT: Lượt người, %.

Nơi đào tạo 2016 2017 2018

So sánh (%) 2017/2016 2018/2017

1. Trong doanh nghiệp 26 28 35 107,69 125,0 2. Ngoài doanh nghiệp 56 62 73 110,71 117,74

Tổng số 82 90 108 109,76 120,0

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Viettel Bắc Giang)

Qua bảng trên ta có thể thấy được sự chênh lệch rõ rệt về quy mô lao động được đào tạo giữa hai đơn vị. Năm 2016, tổng số lượt đào tạo của VNPT Bắc Giang chỉ là 39 thì Viettel là 82 lượt người. Tương tự các năm 2017, 2018, quy mô đào tạo của Viettel đều lớn hơn khá nhiều so với VNPT Bắc Giang. Điều này cho thấy chính sách đầu tư về nguồn lực của Viettel được chú trọng hơn VNPT Bắc Giang.

Ngoài ra, chiến lược đào tạo người lao động của Viettel được xây dựng và thực hiện khá bài bản, theo 3 giai đoạn là: (1) Xây dựng kế hoạch đào tạo, (2) Tổ chức triển khai thực hiện đào tạo nhân viên và (3) Đánh giá kết quả đào tạo. Đồng thời, chiến lược cũng bao gồm các yếu tố chi tiết như: mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, chính sách đào tạo, chương trình đào tạo, dựng hình thức đào tạo, phương án đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo.

Để có thể đánh giá được hiệu quả đào tạo của VNPT Bắc Giang và Viettel Bắc Giang, luận văn tiến hành khảo sát ý kiến của CBVC 2 đơn vị về hoạt động đào tạo, kết quả đánh giá như sau:

Bảng 3.18. Kết quả đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự tại VNPT Bắc Giang và Viettel Bắc Giang

Chỉ tiêu VNPT Viettel

Điểm BQ Mức Điểm BQ Mức

1.Lập kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng cán bộ theo

chuẩn của các ngành, nghề 3,23 Khá 3,19 Khá

2.Thực hiện chương trình đào tạo, định hướng

cho lao động mới tuyển dụng. 2,62 Khá 3,12 Khá

3.Người được giao nhiệm vụ hướng dẫn, kèm cặp

có kỹ năng hướng dẫn, kèm cặp tốt, nhiệt tình 3,65 Tốt 3,22 Khá 4.Cử cán bộ đi học tập về chuyên môn nghiệp vụ

và chính trị theo chiến lược quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ của đơn vị.

3,19 Khá 3,41 Tốt

5.Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học và tự

học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 4,22 Tốt 3,56 Tốt 6.Chọn CB có năng lực đi đào tạo nâng cao trình

độ chuyện môn, nghiệp vụ 3,52 Tốt 3,43 Tốt

7.Tổ chức các lớp tập huấn cập nhật kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ tin học; hội nghị, hội thảo,… tại đơn vị

3,48 Tốt 2,99 Khá

8.Chính sách hỗ trợ CB đi đào tạo, bồi dưỡng 3,35 Khá 3,68 Tốt 9.Đánh giá hợp lý kết quả công tác đào tạo, bồi

dưỡng của CBVC 3,16 Khá 3,36 Khá

Trung bình 3,40 Khá 3,33 Khá

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2018)

Theo bảng dữ liệu trên ta có thể thấy được công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự ở cả hai đơn vị là VNPT Bắc Giang và Viettel Bắc Giang đều được người lao động đánh giá ở mức Khá. Ở VNPT Bắc Giang duy chỉ có yếu tố “Thực hiện chương trình đào tạo, định hướng cho lao động mới tuyển dụng” hiện chỉ được đánh giá 2,34 điểm. Như vậy, VNPT cần xem xét tăng cường đẩy mạnh đào tạo cũng như định hướng cho lực lượng lao động mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)