Bài học rút ra cho các doanh nghiệp viễn thông của tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp viễn thông của tỉnh Bắc Giang

Từ những kinh nghiệm thực tiễn trên ta thấy, trong thời gian tới để công tác QLNNL tại các doanh nghiệp viễn thông của tỉnh Bắc Giang đạt hiệu quả cao hơn nữa, các đơn vị cần:

- Có chính sách linh hoạt trong việc tuyển dụng và thu hút NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao, quan tâm đến quyền lợi về vật chất và tinh thần của người lao động.

- Cần quan tâm và phát huy những tiềm năng hiện có của người lao động, đồng thời tăng cường đào tạo, bổ sung kiến thức cho người lao động chất lượng cao nhằm xây dựng, hình thành đội ngũ cán bộ nguồn cho các kế hoạch nhân sự cấp cao trong tầm trung và dài hạn.

- Xây dựng hệ thống đánh giá nhân sự hợp lý: hệ thống đánh giá cần được xây dựng khoa học và phù hợp cho từng bộ phận, vị trí nhằm đánh giá chính xác, phù hợp NNL trên nhiều lĩnh vực. Kết quả đánh giá NNL là căn cứ trả lương và khen thưởng.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài bao gồm:

-Một là, thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2016-2018 ra sao?

-Hai là, những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang?

-Ba là, hoạt động quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2016-2018 đã đạt được những kết quả gì, các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.

-Bốn là, cần thực hiện những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn tiếp theo?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Luận văn sử dụng nhiều nguồn số liệu khác nhau, những số liệu này đã được thu thập chủ yếu tại các phòng ban chức năng của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bắc Giang, VNPT Bắc Giang và Viettel Bắc Giang. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo nhiều sách, giáo trình, luận văn, tạp chí chuyên ngành, một số website…có liên quan đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực của DN. Tất cả các tài liệu này đều có độ tin cậy cao.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Đối tượng điều tra

* Về đơn vị điều tra: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có 7 DN viễn thông là: VNPT Bắc Giang, Viettel Bắc Giang, Mobifone Bắc Giang, Công ty TNHH Viễn thông FPT - chi nhánh Bắc Giang, Công ty cổ phần viễn thông di động Vietnamobile, Công ty cổ phần Viễn thông di động toàn cầu – Gtel, Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT) - chi nhánh Bắc Giang .

Trong đó, luận văn thực hiện điều tra tại 2 DN là VNPT Bắc Giang và Viettel Bắc Giang. Đây là 2 DN có tỷ trọng lao động lớn nhất của ngành viễn thông của tỉnh. Tính đến 31/12/2018, số lao động tại 2 DN này là 495 lao động, chiếm 76% lao động toàn ngành. Như vậy, việc nghiên cứu 2 DN này đảm bảo có thể đại diện cho ngành viễn thông của tỉnh.

*Về đối tượng điều tra:

Do hoạt động quản lý nguồn nhân lực của DN liên quan đến cả hai đối tượng là các bộ phận quản lý và người lao động của DN nên tác giả tiến hành thu thập số liệu đối với cả 2 đối tượng này. Đối với cán bộ quản lý, luận văn điều tra Ban Giám đốc, Chủ tịch công đoàn, Trưởng các phòng, ban nghiệp vụ và lãnh đạo của 10 Trung tâm viễn thông huyện, thành phố. Do vậy, số lượng điều tra của cán bộ lãnh đạo với mỗi DN là 35 người.

* Về thời điểm điều tra: Thời gian điều tra của luận văn được tiến hành vào 2 tháng là 10, 11 năm 2019.

b. Quy mô mẫu

Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu theo Slovin với công thức chọn mẫu như sau:

n = N/ (1 + Ne2)

Trong đó: N là tổng thể

e là sai số cho phép ( e = 5% = 0,05) n là cỡ mẫu.

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2018, số lượng CBCNV tại VNPT Bắc Giang và Viettel Bắc Giang là 495 người, trong đó VNPT Bắc Giang : 276 người, Viettel Bắc Giang : 219 người. Do đó cỡ mẫu tối thiểu cần phải nghiên cứu là :

n = 495/(1+ 495 x 0,052) = 221 (người).

Đối với cán bộ quản lý: tác giả điều tra 70 người. Mỗi đơn vị sẽ 35 người, theo cơ cấu vị trí đã xác định ở trên bao gồm: Ban Giám đốc: 03 người; lãnh đạo các phòng chức năng (5 phòng chức năng): 10 người; Lãnh đạo các Trung tâm Huyện/Thành phố: (10 đơn vị) : 20 người; Chủ tịch và phó công đoàn: 02 người.

Với người lao động: Tác giả điều tra 151 người lao động trong cỡ mẫu còn lại, do quy mô lao động của VNPT Bắc Giang lớn hơn Viettel Bắc Giang nên tác giả lựa chọn 100 lao động của VNPT Bắc Giang và 51 lao động của Viettel Bắc Giang. - Cách thức điều tra: Tác giả tiến hành điều tra toàn bộ tổng số 240 người. Sau khi kết thúc điều tra và xử lý số liệu, tác giả đã loại bỏ những phiếu không hợp lệ và thu được 200 phiếu, sau đó điều tra bổ sung 21 người lao động.

c. Nội dung điều tra

Nội dung của phiếu điều tra tập trung vào khảo sát, lấy ý kiến về mức độ hài lòng của CBVC đối với hoạt động QLNNL của các DN, tập trung vào các nội dung là: công tác tuyển dụng nhân lực, bố trí và sử dụng nhân lực, đánh giá người lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và việc thực hiện chính sách thù lao lao động. Kết quả đánh giá sẽ đưa ra cái nhìn khách quan vào công tác QLNNL tại VNPT Bắc Giang và Viettel Bắc Giang.

2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin

Đối với thông tin định tính: được sử dụng trực tiếp hoặc tổng hợp theo các nhóm nội dung khác nhau.

Đối với thông tin định lượng: Một số thông tin được cập nhật vào phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu thống kê cơ bản.

Sau khi xử lý, thông tin được tổng hợp bằng nhiều công cụ như: bảng biểu, sơ đồ, đồ thị. Từ đó, đánh giá được quy mô, bản chất và xu hướng thay đổi của hiện tượng theo không gian và qua thời gian.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin * Phương pháp thống kê mô tả:

Thống kê mô tả cung cấp một số chỉ tiêu thống kê cơ bản như: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình… nhằm phản ánh quy mô, chất lượng và hiệu quả của hiện tượng theo không gian và thời gian. Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng chủ yếu để mô tả thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2016-2018 thông qua việc phân tích các nội dung của hoạt động QLNNL như: quy mô lao động, chất lượng lao động, độ tuổi của người lao động….

* Phương pháp so sánh:

Phương pháp này đánh giá sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu theo không gian và thời gian. Từ đó, thấy được sự thay đổi này là tích cực hay tiêu cực để có những biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời. Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trông luận văn,

Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng để đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu định tính và định lượng liên quan đến hoạt động QLNNL trong giai đoạn 2016-2018 đã có sự thay đổi như thế nào theo từng năm. Đồng thời, luận văn cũng so sánh sự thay đổi của các chỉ tiêu này tại các DN viễn thông khác nhau, từ đó, đánh giá được ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động QLNNL của từng DN. Việc đánh giá này là nền tảng để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QLNNL của toàn ngành trong tương lai.

* Phương pháp phân tích tổng hợp

Đây là phương pháp phổ biến, không thể thiếu của các nghiên cứu khoa học. Phân tích trước hết là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để phát hiện, đánh giá được thuộc tính và bản chất của từng yếu tố. Từ kết quả phân tích đó, người nghiên cứu sẽ tổng hợp lại để tìm ra được được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Như vậy, phân tích và tổng hợp là hai cách tiếp cận đối lập nhưng có tính bổ sung cho nhau để đánh giá vấn đề một cách khoa học, toàn diện.

Hoạt động QLNNL trong DN gồm rất nhiều hoạt động khác nhau tạo thành một quy trình, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết, luận văn sẽ phân tích từng nội dung của từng hoạt động này, để đánh giá được kết quả, ưu, nhược điểm của từng hoạt động. Từ đó, tổng hợp lại, tác giả sẽ đánh giá được tổng thể thực trạng hoạt động QLNNL của từng doanh nghiệp, và khái quát hóa các DN để đánh giá được hoạt động QLNNL của toàn ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang.

* Phương pháp thang đo Likert

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại các DN (VNPT và Viettel). Mỗi ý kiến khảo sát được cho điểm theo quy ước sau:

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt

Sử dụng thang đo Likert cho thấy ý nghĩa của từng giá trị trung bình (TB), đối với thang đo khoảng cách trong phân tích thống kê mô tả được tính như sau:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 - 1)/5 = 0,8 Do đó ý nghĩa các mức được xác định như sau:

Bảng 2.1. Ý nghĩa giá trị trung bình thang đo khoảng

Giá trị TB Ý nghĩa 1,00 - 1,80 Kém 1,81 - 2, 61 Trung bình 2,62 - 3,42 Khá 3,43 - 4,23 Tốt 4,24 - 5,00 Rất tốt

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển và tốc độ tăng trưởng

2.3.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển

Tốc độ phát triển là 1 chỉ tiêu tương đối phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Đề tài sử dụng một số chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển sau đây:

* Tốc độ phát triển liên hoàn (ti): phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Công thức tính như sau:

1 i i i y t y  x 100 (i =2, 3, …, n) (%)

trong đó: yi là mức độ của hiện tượng ở thời gian i, yi-1 là mức độ của hiện tượng thời gian (i- 1), n là tổng thời gian nghiên cứu (n thường tính bằng năm).

*Tốc độ phát triển định gốc (Ti): phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so

sánh mức độ của hiện tượng ở kỳ nghiên cứu với mức độ ở kỳ gốc. Công thức tính như sau: 1 i i y T y  x100 (i =2, 3, …, n) (%)

trong đó: yi là mức độ của hiện tượng thời gian i, y1 là mức độ đầu tiên của dãy số.

*Tốc độ phát triển định gốc (Ti): phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh mức độ của hiện tượng ở kỳ nghiên cứu với mức độ ở kỳ gốc. Công thức tính như sau: 1 i i y T y  x100 (i =2, 3, …, n) (%)

trong đó: yi là mức độ của hiện tượng thời gian i, y1 là mức độ đầu tiên của dãy số.

* Tốc độ phát triển trung bình: là trị số phản ánh sự biến động của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Công thức tính như sau:

1 1 100 n n y t y - = ´ (%)

2.3.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng, giảm * Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn (

i

a ): phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) của hiện tượng nghiên cứu ở thời gian sau so với thời gian liền kề trước đó. Hệ số này có thể tính từ tinhư sau:

100

i i

a = t - (%)

* Tốc độ tăng giảm bình quân: Chỉ tiêu này phản ánh nhịp độ tăng (hoặc giảm) đại diện của hiện tượng trong khoảng thời gian nghiên cứu. Hệ số này có thể tính từ t là:

100

a = t - (%)

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động của doanh nghiệp

Cơ cấu lao động của doanh nghiệp sẽ được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau như giới tính, theo độ tuổi hoặc theo trình độ.

- Cơ cấu lao động theo giới tính: được tính bằng tỷ lệ giữa lao động theo giới tính với tổng lực lượng lao động của DN.

- Cơ cấu lao động theo độ tuổi: được tính bằng tỷ lệ giữa lao động theo từng độ tuổi với tổng lực lượng lao động của DN. Mỗi loại lao động của DN đều có ưu, nhược điểm riêng. Các lao động trẻ thì năng động, lĩnh hội nhanh các kiến thức khoa học công nghệ mới. Các lao động nhiều tuổi hơn thì có kinh nghiệm trong công việc. Tùy từng tính chất công việc, từng bộ phận mà DN sẽ sắp xếp các lao động cho phù hợp.

- Cơ cấu lao động theo trình độ: được tính bằng tỷ lệ giữa lao động theo trình độ với tổng lực lượng lao động của DN. Trong các DN, đặc biệt là DN đi đầu về công nghệ như viễn thông thì tỷ lệ lao động có trình độ cao sẽ rất cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của DN trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay.

2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực

* Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng

- Số lượng, cơ cấu lao động được tuyển dụng phân theo nguồn tuyển dụng. - Số lượng, cơ cấu lao động được tuyển dụng phân chia theo trình độ.

* Chỉ tiêu đánh giá công tác phân bổ và sử dụng lao động:

- Tổng số lao động tuyển mới (Tổng số lao động tăng trong kỳ)

- Tổng số lao động giảm trong kỳ do biến động (thuyên chuyển, về nghỉ hưu,

cho thôi việc).

- Tổng số lao động cuối kỳ (cuối năm):

Tổng số lao động CK = Tổng số lao động đầu kỳ + số lao động tăng - Số lao động giảm trong kỳ

* Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: - Số lượt lao động tham gia các khóa đào tạo.

- Tổng chi phí đào tạo, chi phí đào tạo trung bình nhân viên. * Chỉ tiêu đánh giá công tác đánh giá nguồn nhân lực:

-Tỷ lệ lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: được tính bằng tỷ lệ giữa lao

-Tỷ lệ lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ: được tính bằng tỷ lệ giữa lao động

hoàn thành tốt nhiệm với tổng số lao động của DN.

-Tỷ lệ lao động hoàn thành nhiệm vụ: được tính bằng tỷ lệ giữa lao động hoàn

thành tốt nhiệm với tổng số lao động của DN. * Chỉ tiêu của chính sách thù lao lao động

- Phương pháp tính lương cơ bản của người lao động tại DN.

- Các loại khuyến khích tài chính (thưởng), phúc lợi của người lao động được

tính tại DN.

- Chỉ tiêu thu nhập của người lao động = Mức lương cơ bản + Khuyến khích

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH VIỄN THÔNG TỈNH BẮC GIANG 3.1. Giới thiệu khái quát về ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành viễn thông tỉnh Bắc Giang

Viễn thông là ngành sản xuất kinh doanh có vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân, ngành viễn thông Việt Nam nói chung và viễn thông tỉnh Bắc Giang nói riêng đã có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, nâng cao dân trí. Trong thời kỳ CNTT phát triển mạnh mẽ hiện nay,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)