Chính sách thù lao và đãi ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 126 - 128)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.6. Chính sách thù lao và đãi ngộ

Trong giai đoạn hiện nay cùng với thi đua, khen thưởng giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khen thưởng là sự động viên, biểu dương, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân trong việc thực hiện những trọng trách, nhiệm vụ mà doanh nghiệp đề ra. Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khen thưởng còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng điển hình lao động tiên tiến, tạo động lực làm việc, thực sự làm cho mặt thiện trong mỗi con người ngày càng sinh sôi nảy nở và mặt ác ngày càng bị đẩy lùi.

Để thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng ngày càng phát huy tác dụng, tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì các doanh nghiệp cần chú trọng đến những vấn đề sau đây:

- Lãnh đạo đơn vị cần thường xuyên quan tâm và gắn với việc thi đua khen thưởng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Làm cho công tác thi đua, khen thưởng thực sự đã trở thành động lực quan trọng trong việc thúc đẩy mọi người, mọi thành phần trong doanh nghiệp thi đua lao động sản xuất, học tập, sáng tạo, ...

- Lãnh đạo đơn vị cần coi thi đua, khen thưởng là một trong những biện pháp quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị có hiệu quả, thực sự có tác dụng động viên cán bộ, công nhân viên chức và người lao động hoàn thành những nhiệm vụ được giao.

- Lãnh đạo đơn vị cần nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng trong công tác xây dựng đơn vị. Duy trì nề nếp hoạt

động của các ban, tổ thi đua thường xuyên, liên tục. Công tác thi đua khen thưởng phải xuất phát từ lợi ích của tập thể và lợi ích của cán bộ công nhân viên. Từ đó cần duy trì nghiêm túc thành chế độ, nề nếp và cần phát huy vai trò chức năng hiệu quả của các ban, tổ thi đua theo đúng quy chế hoạt động đã được đề ra.

- Lãnh đạo đơn vị cần làm cho người lao động hiểu rõ ràng, sâu sắc mục đích của thi đua, khen thưởng. Những tập thể, cá nhân được khen thưởng rất phấn khởi, tự hào, giữ gìn phần thưởng vô cùng quý giá và tự đáy lòng họ sẽ tiếp tục phấn đấu thực hiện nhiệm vụ một cách xuất sắc hơn, chất lượng, hiệu quả cao hơn để thực sự xứng đáng với phần thưởng mà cấp trên đã khen thưởng. Những tập thể, cá nhân được khen thưởng đã thực hiện tốt và nhận thức sâu sắc được đánh giá của việc động viên, khen thưởng nên họ càng phấn đấu cao hơn với mục đích vô tư, trong sáng. Nếu tiếp tục được khen họ sẽ càng vui, nếu chưa được thì họ lại tiếp tục thi đua, phấn đấu nhiều hơn, tích cực hơn nữa chứ không vì thế mà biểu hiện tư tưởng dừng lại, chán nản, tiêu cực.

- Các chương trình thi đua, khen thưởng cần được đổi mới, đa dạng hơn. Tránh trường hợp rập khuôn, máy móc. Điều này cần thể hiện rõ ở nội dung, chỉ tiêu thi đua cần rõ ràng, cụ thể, sát với đặc điểm nhiệm vụ của doanh nghiệp và của từng đơn vị cơ sở theo từng thời kỳ để tạo sự minh bạch, động lực cho người lao động phấn đấu, tạo không khí sôi nổi hăng say trong công việc.

- Các chương trình thi đua không nên chồng lấn lên nhau, phong trào này nên hết rồi mới nên phát động phong trào khác để tránh dẫn đến nhàm chán cho người lao động.

- Lãnh đạo đơn vị nên thường xuyên quan tâm đến các phong trào thi đua để phong trào thi đua được phát động một cách đồng bộ. Sau mỗi đợt thi đua, cần biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân, điển hình tiên tiến.

- Việc xét thi đua khen thưởng đối với từng cá nhân phải được thực hiện theo đúng quy trình mà đơn vị đã ban hành, cần khen thưởng đúng người, đúng việc. Tránh việc xét khen thưởng làm không đúng quy trình dẫn đến khen thưởng và đề nghị khen thưởng chưa đúng người, đúng việc; có những tập thể, cá nhân đáng khen thì không khen, không đáng khen lại được khen, từ đó làm phản tác dụng của khen thưởng, tạo tâm lý cho cán bộ, công nhân viên không mấy mặn mà với các phong trào thi đua.

- Công tác thi đua khen thưởng phải xuất phát từ lợi ích của tập thể và lợi ích của cán bộ công nhân viên. Từ đó cần duy trì nghiêm túc thành chế độ, nề nếp và cần phát huy vai trò chức năng hiệu quả của các ban, tổ thi đua theo đúng quy chế hoạt động đã được đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực ngành viễn thông tỉnh bắc giang (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)