Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

a. Thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là các số liệu từ các công trình nghiên cứu đã được lựa chọn vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét cho nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc tài liệu bao gồm:

- Các tài liệu thống kê đã công bố về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã của UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2016-2018;

- Các nguồn thông tin về lịch sử hình thành và phát triển UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; Kết quả về việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội hàng năm của UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; Nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng vật chất của đơn vị; các nghị quyết Hội đồng nhân dân, UBND và các số liệu thống kê của chi cục thống kê, phòng Nội Vụ huyện.

- Báo cáo của UBND huyện về công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước.

- Ngoài ra, tác giả còn thu thập số liệu thông qua một số website chính thống. b. Thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã tại UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tác giả tiến hành điều tra khảo sát qua bảng hỏi nhằm đánh giá thông tin định tính.

a. Đối tượng điều tra: Công dân có giao dịch công việc với các cán bộ công chức xã trên huyện Đồng Hỷ và các cán bộ, công chức cấp xã của UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cụ thể gồm loại gồm CB khối Đảng, khối Nhà nước, CB khối Đoàn thể, CB chuyên môn.

Do tính chất vị trí công việc, cũng như tiêu chuẩn chức danh đối với các cán bộ công chức xã giữ vị trí lãnh đạo, vị trí chuyên môn, vị trí khối đảng, đoàn thể… ở các vị trí khác thì tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ CBCCX khác nhau, nên tác giả chọn đối tượng điều tra, theo cách phân loại khác nhau gồm CB khối Đảng, khối Nhà nước, CB khối Đoàn thể, CB chuyên môn.

Số lượng CBCCX huyện Đồng Hỷ là 374 người. Quy mô đối tượng điều tra:

- Cán bộ công chức xã

Tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau: n= N/(1+N*e2) (1)

Trong đó:

n là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn(e=5%)

Áp dụng công thức trên với khoảng tin cậy là 95% nên mức độ sai lệch e =0,05, số mẫu điều tra là n=374/(1+374*0,052) = 193 người.

- Công dân trên địa bàn

Tương tự tác giả chọn số công dân có giao dịch hành chính với các cán bộ tại UBND xã trên toàn huyện trong 1 ngày là 100 người.

Tổng số lượng mẫu sẽ lựa chọn để khảo sát là 293 người, được phân bổ cho các đối tượng điều tra như sau:

Bảng 2.1. Mẫu điều tra

Số lƣợng năm 2018 Mẫu điều tra (ngƣời)

Tổng số mẫu điều tra 293

Trong đó:

- Công dân địa phương 100

- Công chức cấp xã thuộc huyện Đồng Hỷ 193

Mô tả thông tin đối tượng điều tra

- Người dân địa phương: Là người dân thuộc các xã trên địa bàn huyện có giao dịch làm việc trực tiếp với các CBCCX nhằm đánh giá sự hài lòng về đạo đức nghề nghiệp, chất lượng phục vụ như thế nào? Có đáp ứng nhu cầu phục vụ cho họ hay không? Có mang lại hiệu quả thực sự hay không? Thông qua phỏng vấn điều tra 100 người dân về năng lực và trình độ chuyên môn CBCCX.

Đảng, cán bộ làm công tác Đoàn thể, và cán bộ làm công tác chuyên môn. Trong đó có cả cán bộ làm công tác lãnh đạo quản lý và nhân viên. Các nhà lãnh đạo sẽ cho ta biết những nội dung mà ban lãnh đạo trên các địa bàn cho là cần thiết và phải được củng cố trong những năm tiếp theo. Các cán bộ làm công tác chuyên môn luôn là những vấn đề quan trọng giúp bộ máy cấp xã được tiến hành trôi chảy, trọng tâm phục vụ dịch vụ nhà nước, việc nâng cao cát lượng là việc làm rất cần thiết. Qua phỏng vấn cán bộ sẽ thấy được nhu cầu của họ như thế nào? Họ có đủ điều kiện để đáp ứng những nhu cầu mà Nhà nước, địa phương đề ra không?

b. Mẫu phiếu điều tra:

Tác giả thiết kế phiếu hỏi gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung đối tượng nghiên cứu Phần 2: Nội dung phỏng vấn

- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất kém

2 1,81 đến 2,6 Kém

3 2,61 đến 3,4 Trung bình

4 3,41 đến 4,2 Tốt

5 4,21 đến 5,0 Rất tốt

* Cách thức và số lượng phát phiếu điều tra

Phiếu điều tra được phát cho cán bộ, công chức đang làm việc ở các xã, thị trấn thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên qua gửi trực tiếp, thư bưu điện hoặc gửi thư điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)