Thực trạng về công tác đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 80)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Thực trạng về công tác đánh giá thực hiện công việc

Công tác đánh giá thực hiện công việc CBCC xã trên địa bàn được thực hiện theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá, phân loại CBCC. Việc đánh giá, phân loại CBCCX thực hiện theo từng năm công tác, vào thời điểm cuối năm. Kết quả đánh giá thực hiện công việc là cơ sở để bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phù hợp, để nâng bậc lương, đưa vào đối tượng quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo và các chế độ khen thưởng khác.

Về thực hiện quy trình đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Đồng Hỷ hiện nay được thực hiện theo các bước: Trước tiên cán bộ, công chức cấp xã tự viết bản kiểm điểm, sau đó cấp xã tổ chức họp kiểm điểm, nhận xét, tham gia góp ý đối với từng cán bộ, công chức cấp xã, cùng với việc lấy ý kiến nhận xét của lãnh đạo phòng chuyên môn cấp huyện. Sau đó lãnh đạo cấp xã tổng hợp có nhận xét đánh giá, xếp loại vào bản kiểm điểm.

Tại các UBND cấp xã là đơn vị trực tiếp quản lý các CBCCX, tiến hành đánh giá theo các tiêu chí đánh giá, kết quả đánh giá theo 4 mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; và không hoàn thành nhiệm vụ.

Trong giai đoạn năm 2016-2018, kết quả đánh giá thực hiện công việc của CBCCX trên địa bàn huyện có 90% CBCCX hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, 10% CBCCX hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, và không có đối tượng nào không hoàn thành nhiệm vụ.Nguyên nhân của các CBCCX hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực do không có các thành tích đột xuất, hay không có đề tài nghiên cứu khoa học,...

Qua đó cho thấy công tác đánh giá thực hiện công việc chưa phản ánh thực chất, chưa gắn với kết quả cụ thể, không ít trường hợp đánh gái kết quả thực hiện công việc định kiến, nể nang.

3.3.5. Thực trạng về chế độ ch nh sách đãi ngộ

Việc thực hiện chế độ chính sách đối với CBCCX huyện Đồng Hỷ luôn được bảo đảm kịp thời, thường xuyên; đối với cán bộ, công chức cấp xã đi học nâng cao trình độ, khi tốt nghiệp có bằng, UBND huyện kịp thời trình Sở Nội vụ điều chỉnh nâng ngạch kịp thời, đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức; đồng thời Sở Nội vụ đang nghiên cứu việc khoán biên chế đối với cán bộ, công chức cấp xã, tạo động lực đối với cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nếu cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có thể được thực hiện kiêm thêm nhiệm vụ và được hưởng thêm mức lương kiêm nhiệm.

Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã được huyện Đồng Hỷ triển khai và thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định.

Triển khai thực hiện nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, chuyển ngạch, bổ nhiệm ngạch lương, xếp lương theo bằng trung cấp lý luận chính trị, xếp phụ cấp chức vụ lãnh đạo kịp thời theo đúng quy định cho 515 lượt cán bộ, công chức.

Giải quyết chính sách kịp thời đối với cán bộ, trong 3 năm đã giải quyết cho 10 đồng chí cán bộ chuyên trách, 3 đồng chí công chức không cập chuẩn về chuyên môn nghỉ công tác hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đối với cán bộ chuyên trách luân chuyển từ xã này sang xã khác theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đảm bảo kịp thời, đúng chính sách.

Hỗ trợ về lương, đóng bảo hiểm xã hội. bảo hiểm y tế đối với công chức. Qua đó, tạo môi trường công tác tốt, thu hút trí thức giỏi, đồng thời động viên công chức yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; bổ xung cho các xã, thị trấn một số công chức có trình độ cao; khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.

Về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cán bộ, công chức làm việc. Các xã, thị trấn đều có trụ sở làm việc khang trang, được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ công tác chuyên môn như máy vi tính, máy in, mạng Internet, …

3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

3.4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển và quan điểm chính quyền huyện Đồng Hỷ Hỷ

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: - Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả;

Quan điểm của người lãnh đạo tổ chức huyện Đồng Hỷ quan tâm, chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực thì hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ đạt được hiệu quả hơn, nhờ đó chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức sẽ được nâng cao.

3.4.2. Chế độ, ch nh sách đối xử với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Việc thực hiện chế độ chính sách đối với CBCCX huyện Đồng Hỷ luôn được bảo đảm kịp thời, thường xuyên; đối với cán bộ, công chức cấp xã đi học nâng cao trình độ, khi tốt nghiệp có bằng, UBND huyện kịp thời trình Sở Nội vụ điều chỉnh nâng ngạch kịp thời, đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức; đồng thời Sở Nội vụ đang nghiên cứu việc khoán biên chế đối với cán bộ, công chức cấp xã, tạo động lực đối với cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, nếu cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có thể được thực hiện kiêm thêm nhiệm vụ và được hưởng thêm mức lương kiêm nhiệm.

Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã được huyện Đồng Hỷ triển khai và thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định.

Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đối với cán bộ chuyên trách luân chuyển từ xã này sang xã khác theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đảm bảo kịp thời, đúng chính sách.

Qua đó, tạo môi trường công tác tốt, thu hút trí thức giỏi, đồng thời động viên công chức yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; bổ xung cho các xã, thị trấn một số công chức có trình độ cao; khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.

Như vậy, có thể thấy rằng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Nhà nước, cũng như chính quyền huyện Đồng Hỷ cần nghiên cứu và có những chế độ, chính sách phù hợp trong từng thời kỳ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

3.4.3. Môi trường làm việc và điều kiện làm việc

Các cấp ban ngành trên địa bàn huyện luôn luôn có sự quan tâm đầu tư vào cơ sở vật chất, các trang thiết bị, phương tiện làm việc và có môi trường làm việc thuận lợi, quy chế dân chủ được thực hiện tốt, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có tinh thần đoàn kết, dân chủ tập thể thì ở đó cán bộ, công chức có động lực làm việc, có điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao. Như các xã, thị trấn đều có trụ sở làm việc khang trang, được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ công tác chuyên môn như máy vi tính, máy in, mạng Internet, …

Mặt khác việc tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao rèn luyện và chăm sóc sức khỏe cả về mặt thể chất cũng như tinh thần một cách thường xuyên sẽ tạo động lực cho Cán bộ, công chức cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.4.4. Nhận thức của cán bộ, công chức cấp xã

Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chính là nhân tố cơ bản và quyết định nhất đến chất lượng của mỗi cán bộ, công chức cấp xã bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người. Nhìn chung, các CBCCX trên địa bàn huyện đều xác định và nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, và khoa học. Người cán bộ, công chức cấp xã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ để giải quyết công việc, nâng cao chất lượng thực thi công vụ thì họ sẽ tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực, ham mê và có hiệu quả. Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc có hiệu quả.

Người cán bộ, công chức cấp xã huyện Đồng Hỷ biết được vấn đề nâng cao đạo đức công vụ là hết sức quan trọng, là cái mà nhìn vào đó người ta có thể đánh giá được chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, tính hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính hiện có thì họ sẽ luôn có ý thức để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm. Bên cạnh đó, tồn tại số ít cán bộ, công chức cấp xã còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến việc mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự tư, tự lợi, tư tưởng cục bộ, địa phương; phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạo đức, lối sống. Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước.

3.4.5. Văn hóa địa phương

Nền văn hóa của huyện Đồng Hỷ được kết tinh từ nhiều yếu tố như những giá trị, niềm tin, thói quen, phong tục tập quán truyền thống…Văn hóa địa phương tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng nó ảnh hưởng gián tiếp đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Hiện nay, hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Đồng Hỷ là người địa phương, sinh sống tại địa phương, có quan hệ dòng tộc và gắn bó với dân làng. Thực tế, ở đâu có truyền thống hiếu học thì ở đó có mặt bằng dân trí cao, có nguồn nhân lực trình độ cao nên sẽ tuyển dụng và lựa chọn được đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng, nhân dân cùng đoàn kết giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có lối sống văn minh tiến bộ và phát triển thì sẽ tác động tích cực tới chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã cũng như đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận cán bộ công chức xã có thói quen, phong tục tập quán văn hóa lạc hậu, bảo thủ, cục bộ, địa phương, trông chờ, ỷ lại... là

những nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tác động đến việc quản lý, hiệu quả thực thi công vụ của CBCC cấp xã. Đồng thời, làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, mất dân chủ, bè phái, gây cục bộ, chia rẽ, mất đoàn kết, quan liêu, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân.

3.5. Đánh giá chung về chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

3.5.1. Những kết quả đạt được

- Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đồng Hỷ lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2017-2020), Huyện Đồng Hỷ đã tập trung chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng gắn liền với kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở do chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứcđược xem xét, đánh giá thông qua chấtlượng của mỗi cá nhân cán bộ, công chức.

- Đội ngũ CBCCX của huyện Đồng Hỷ luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới ở địa phương. Đa số cán bộ, công chức đoàn kết nhất trí, phục tùng sự lãnh đạo của cấp uỷ cấp trên theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Phát huy vai trò lãnh đạo và sáng tạo trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, chính quyền, đoàn thể đạt vững mạnh toàn diện.

- Đa số CBCCX có đạo đức, lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, gần gũi với quần chúng, giữ được tín nhiệm với nhân dân. Nhìn chung, năng lực công tác được nâng lên do tích cực học tập, nghiên cứu thực tiễn, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác được phân công.

- Trình độ chuyên môn, LLCT của đội ngũ CBCCX được cấp uỷ các cấp quan tâm chỉ đạo, do đó được nâng lên rõ rệt ở từng khối, từng ngành, từng chức danh.

- Việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng CBCCX được thực hiện một cách công tâm, khách quan, đúng quy chế, quy trình, theo đúng phân cấp quản lý cán bộ, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc: "Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị".

Việc bố trí, sử dụng CBCCX căn cứ vào trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo, năng lực, sở trường công tác của cán bộ, công chức đồng thời căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ, công chức và nhu cầu công việc, chức năng nhiệm vụ của tổ chức để làm cơ sở quyết định.

Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện luân chuyển cán bộ, công chức cấp xã; bố trí xắp xếp cán bộ, công chức cấp xã .v. v thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy trình đã ban hành. Qua công tác luân chuyển, cán bộ, công chức trưởng thành về mọi mặt, phát huy được năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, đẩy mạnh theo hướng đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục tiêu chuẩn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn, LLCT cho đội ngũ CBCCX đương chức và dự nguồn, bao gồm đào tạo nâng cao và bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã; đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo tiêu chuẩn, ngạch bậc cho cán bộ, công chức đang công tác.

Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCCXđã được cụ thể hoá bằng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cả nhiệm kỳ và hàng năm. Trên cơ sở tiêu chuẩn để lựa chọn, cử cán bộ đi học đúng đối tượng, theo kế hoạch đã đề ra. Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo được quan tâm đầu tư; chế độ, chính sách đối với từng cán bộ đi học được công bố công khai và thực hiện nghiêm túc theo quy định, đã khuyến khích, động viên cán bộ, công chức yên tâm học tập.

Nói chung, huyện Đồng Hỷ luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sơ vật chất… cho công tác đào tạo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)