Giải pháp tuyển dụng và quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Giải pháp tuyển dụng và quy hoạch

4.3.1.1. Công tác tuyển dụng

* Căn cứ đề xuất giải pháp:

Căn cứ vào các văn bản quy định của Trung ương, của tỉnh, huyện Đồng Hỷ cần cụ thể hóa trong việc xây dựng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn trong công tác tuyển dụng và quy hoạch để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Huyện cần xác định đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị cơ sở, có vai trò quyết định đến sự phát triển của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, đây là đội ngũ trực tiếp tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; tham mưu, triển khai, tổ chức thực hiện và các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân.

Với mục đích là đổi mới công tác tuyển dụng CBCCX. * Nội dung giải pháp:

- Xác định yêu cầu, vị trí việc làm và biên chế CBCCX cần tuyển theo tiêu chí việc tìm người.

Cần phải có sự đồng thuận kết hợp của các bộ phận trong cơ quan, cũng như hệ thống danh mục vị trí việc làm rõ ràng, mới có căn cứ tuyển dụng đúng người, đúng việc, đáp ứng số lượng và chất lượng CBCCX.

Cần có sự liên thông tuyển dụng giữa nhân lực trong và ngoài cơ quan, đảm bảo sự dịch chuyển vị trí công việc, hoặc tuyển dụng với thời hạn tối đa nhất định đối với một số việc làm để tuyển dụng đáp ứng yêu cầu của hoạt động công vụ.

Xác định loại hợp đồng lao động có thời hạn tạo khả năng thay đổi linh hoạt trong sự thay đổi nhân sự, đồng thời tăng trách nhiệm của CBCCX luôn tích cực hơn trong công việc.

- Đánh giá nguồn nhân sự hiện tại để dự đoán nhân sự tương lai và các yếu tố ảnh hưởng khác.

- Thực hiện kiểm soát kỹ thi tuyền theo nguyên tắc công khai, minh bạch và tính cạnh tranh, đồng thời thực hiện ứng dụng CNTT vào thi tuyển CBCCX nhằm có sự kiểm soát lẫn nhau trong thi cử.

- Trong công tác phỏng vấn, nhà tuyển dụng nhận biết khả năng, cũng như kỹ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí việc làm cụ thể trong công tác công vụ.

* Điều kiện thực hiện giải pháp:

Việc tuyển dụng công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới của huyện Đồng Hỷ phải thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc, vì việc tìm người thay vì người để sắp xếp, bố trí việc. Để làm được điều này thì trước hết việc tuyển chọn phải được thực hiện một cách chặt chẽ. Căn cứ vào các quy định về bầu cử, tuyển dụng mà Nhà nước đã ban hành, huyện Đồng Hỷ phải xây dựng văn bản về bầu cử, tuyển dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhưng không trái với văn bản quy định của Nhà nước.

Xác định rõ đối tượng, chỉ tiêu và tiêu chuẩn tuyển chọn, thống báo rộng rãi về chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện người cần tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Để đổi mới tuyển dụng đạt hiệu quả, cơ quan cần thực hiện chính sách đãi ngộ nhân tài phù hợp nhằm trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ, không chỉ nuôi dưỡng và phát triển nhân tài.

4.3.1.2. Công tác quy hoạch

- Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại cánbộ, công chức; rà soát quy hoạch cán bộ, công chức, bổ sung nguồn quy hoạch nhân sự chuẩn bị cho Đại hội các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội theo nhiệm kỳ, đặc biệt chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

- Triển khai thực hiện rà soát, bổ sung, xây dựng quy hoạch đối với các chức danh cán bộ chuyên trách thuộc Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã phải gắn với quy hoạch chung của đội ngũ cán bộ, công chức, quy hoạch phải sát với thực tiễn, trên cơ sở nắm chắc đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện có và nguồn cán bộ, công chức, dự báo được nhu cầu, khả năng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đặc biệt quan tâm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Cán bộ, công chức cấp xã trong diện quy hoạch phải là những người đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ.

4.3.2. Giải pháp trong sử dụng, đánh giá cán bộ công chức

4.3.2.1. Việc sử dụng cán bộ công chức

Việc bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức cấp xã phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với năng lực, sở trường. Bố trí, đề bạt cán bộ, công chức đúng lúc, đúng người, đúng việc; phải căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn của từng chức danh để lựa chọn người phù hợp; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức khi họ đang có khả năng cống hiến tốt nhất.

4.3.2.2. Việc đánh giá cán bộ công chức

Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã cần dựa vào hiệu quả công tác, không chỉ thể hiện ở kết quả làm việc có thể định lượng được, mà còn thể hiện ở mức độ uy tín của cán bộ, công chức cấp xã trong và ngoài cơ quan, uy tín trươc nhân dân. Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tránh tình trạng đánh giá chung chung, chiếu lệ hoặc tình trạng “dĩ hòa vi quý”.

Để đảm bảo sự khách quan khi đánh giá cán bộ công chức cấp xã, các địa phương cần xem xét cán bộ, công chức một cách toàn diện trên các tiêu chí sau:

chất lượng công việc; hiệu suất làm việc. Điều kiện, hoàn cảnh để hoàn thành công việc (cần phải sử dụng những nguồn lực về con người, trang thiết bị…). Ví dụ: Cần yêu cầu mỗi cán bộ công chức phải viết nhật ký công việc hàng ngày, hàng tháng, qua đó lãnh đạo nắm bắt được mỗi cán bộ, công chức của đơn vị mình năng lực đến đâu. Ngoài ra, việc thực hành các kỹ năng như xử lý tình huống, thuyết trình, máy tính, ngoại ngữ, giải quyết vấn đề, soạn thảo văn bản, tổ chức hội họp, làm việc nhóm, giao tiếp. Qua đó đánh giá động lực lao động, tính sáng tạo trong công việc, tính chịu trách nhiệm. Khắc phục tình trạng các cơ quan hành chính hiện nay chậm chễ trong thực thi nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ, quần chúng phàn nàn, khiếu kiện vẫn còn diễn ra…mà việc quy trách nhiệm cụ thể thuộc về ai là rất khó xác định.

Hai là, phẩm chất được thể hiện trong quá trình công tác, bao gồm: Chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; Đạo đức, lối sống; Tinh thần kỷ luật; Tính trung thực trong công tác; Tinh thần phối hợp trong công tác; Tinh thần thái độ phục vụ nhân dân; Tinh thần học tập, nâng cao trình độ; Khả năng thích ứng linh hoạt trong tình huống công tác. Kết hợp nắm bắt toàn diện cán bộ công chức không chỉ tại cơ quan đơn vị, mà còn thông qua những hoạt động tại nơi cư trú của cán bộ công chức.

Ba là, kết hợp việc xem xét, đánh giá phẩm chất, năng lực trình độ đào tạo sẵn có (Ví dụ như: bằng cấp khi ra trường, qua quá trình tuyển dụng đầu vào, nhân thân), kinh nghiệm thực tiễn, kĩ năng thực hành, quan hệ xã hội, định hướng giá trị (thông qua quá trình theo dõi, quan sát và hiệu xuất công việc được giao) với xem xét quá trình công tác và kết quả công tác, từ đó đánh giá tiềm năng phát triển trong tương lai của cán bộ công chức, xem họ có thể phát triển đến đâu để có lộ trình đào tạo, bồi dưỡng và hướng sử dụng cho phù hợp.

Đối với cán bộ lãnh đạo, ngoài các nội dung cần phải xem xét đánh giá như đối với các công chức chuyên môn cần phải thêm những nội dung như: Tầm nhìn và khả năng hoạch định chiến lược; Năng lực điều hành công việc; Đoàn kết nội bộ; Uy tín trong nhân dân; Cần kiệm, gương mẫu trong cuộc sống cá nhân và gia đình.

làm một khâu đầu xong đã coi như kết luận cho cả một quá trình công tác của cán bộ công chức. Đánh giá phải được hiểu là thường xuyên, như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong công tác công chức, trong cuộc sống của mỗi công chức. Do vậy, đánh giá cán bộ, công chức cấp xã phải đứng trên quan điểm phát triển, không cứng nhắc, định kiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 100)