Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 49)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện được hình thành hai khối: Khối trung ương quản lý có các xí nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác chế biến vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản chè, dâu tằm tơ…; khối địa phương quản lý có các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, xay sát lương thực, cơ khí gò hàn, bao bì, sửa chữa cơ khí. Trong 6 tháng đầu năm 2019, huyện Đồng Hỷ đã đạt được cụ thể như sau:

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 1.134,81 tỷ đồng, bằng 45,2% kế hoạch năm, tăng 14,76% so với cùng kỳ; trong đó:

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 597,807 tỷ đồng, bằng 42,4% kế hoạch năm, tăng 13,03% so với cùng kỳ (trong đó: công nghiệp địa phương ước đạt 310,347 tỷ đồng, bằng 42,5% kế hoạch năm, tăng 13,29% so với cùng kỳ);

Giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 537 tỷ đồng, bằng 48,8% kế hoạch năm, tăng 22,05% so với cùng kỳ.

* Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 626 tỷ đồng, bằng 48,5% kế hoạch năm, tăng 0,81% so với cùng kỳ. Trong đó giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 226 tỷ đồng, bằng 44,1% kế hoạch năm, giảm 1,74% so với cùng kỳ.

Sản lượng lương thực có hạt vụ Đông Xuân năm 2019 ước đạt 22.155 tấn, bằng 120,4% kế hoạch vụ Đông Xuân, giảm 0,41% so với cùng kỳ.

Diện tích trồng rừng mới đạt 1.020 ha, bằng 102% kế hoạch; sản lượng chè búp tươi ước đạt 16.450 tấn, bằng 43,31% kế hoạch cả năm, tăng 5,52% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ kinh tế chủ yếu ước đạt 137 tỷ đồng, bằng 50,7% kế hoạch năm, tăng 5,38% so với cùng kỳ.

Thu ngân sách trong cân đối ước đạt 88,8 tỷ đồng, bằng 69,4% dự toán huyện giao, bằng 82,39% dự toán tỉnh giao, tăng 66,9% so với cùng kỳ; tổng chi ngân sách ước đạt 257,750 tỷ đồng, bằng 51,83% dự toán tỉnh giao, bằng 50,52% dự toán huyện giao.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn ước đạt 411 tỷ đồng, bằng 54,4% kế hoạch năm, tăng 8,73% so với cùng kỳ.

*Kết cấu hạ tầng:

- Cấp điện: Đồng Hỷ có 6 tuyến đường dây 35 KV và 4 tuyến 6 KV. Toàn huyện có 49 trạm biến áp; 18/18 xã, thị trấn có điện lưới vào trung tâm, số hộ dùng điện khoảng 96%.

- Cấp nước: Toàn huyện có 183 công trình thủy lợi lớn nhỏ, 2 hồ lớn và 6 hệ thống bơm điện, còn lại là một số đập dâng, hồ ao nhỏ và trạm bơm rải rác. Toàn huyện có 3 hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 4.500 hộ gia đình.

- Giao thông: Tổng chiều dài đường bộ của huyện là 729,8 km, trong đó có 15,5 km đường QL, 27 km đường tỉnh, còn lại là đường liên xã, liên thôn. 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm. Huyện có 1 tuyến đường sắt Lưu Xá-Kép chủ yếu vận tải quặng than cho công nghiệp Gang Thép. Đường sông trên tuyến Sông Cầu chưa được khai thác đáng kể.

- Thông tin liên lạc: 100% số xã, thị trấn trong toàn huyện đã được trang bị viễn thông nhưng chất lượng còn hạn chế, hệ thống truyền thanh huyện đã có 384 cụm loa ở các xóm, bản, tổ dân phố trong toàn huyện.

*Về tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 45.440,37 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 33,49%; đất lâm nghiệp 53,27%; đất chuyên dùng 6,5%; đất thổ cư khoảng 2,15.% còn 1,49% đất chưa sử dụng.

- Tài nguyên khoáng sản: Loại có trữ lượng lớn nhất là sắt gồm có cụm mỏ sắt Trại Cau trữ lượng khoảng 20 triệu tấn, cụm Mỏ sắt Linh Sơn trữ lượng khoảng 1-3 triệu tấn. Khoáng sản VLXD có nhiều loại như đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi, trong đó sét xi măng trữ lượng khá lớn ở Khe Mo.

- Nguồn nước: Sông Cầu là nguồn cung cấp nước lớn nhất, với chiều dài 47 km trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn có nhiều suối và hồ nước nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt, nguồn nước ngầm qua thăm dò được đánh giá là khá dồi dào.

*Về tiềm năng du lịch.

Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa và tiềm năng du lịch sinh thái như đền Văn Hán, hang Dơi gắn với cụm du lịch Phượng Hoàng, di tích Thần Sa, căn cứ địa Bắc Sơn-Đình Cả- Tràng Xá-Võ Nhai cùng các lễ hội Chùa Hang, Lăng Hích, truyền thống văn hóa các dân tộc tạo thành một quần thể du lịch phong phú.

3.1.3. ơ cấu tổ chức hành ch nh tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

"Huyện Đồng Hỷ được đặt từ thời nhà Trần. Năm 1469, dưới triều vua Lê Thánh Tông đổi thành Đồng Hỷ; sau đổi là huyện Đồng Gia, rồi lại đổi thành Đồng Hỷ; là một trong 7 châu, huyện thuộc phủ Phú Bình. Trong thời nhà Nguyễn (TK XIX), huyện Đồng Hỷ gồm: 9 tổng, 33 xã, thôn, trang, phường; huyện lỵ đặt ở xã Huống Thượng.

- Tổng Túc Duyên có 6 xã, 1 trang, 1 thôn, 1 phường: xã Túc Duyên, xã Đồng Mỗ, xã Phù Liễn, xã Thịnh Đán, xã Sa Kiệt, xã Lu Xá, trang Mỗ Thượng, thôn Xuân Quang, phường Đồng Hòa.

- Tổng Niệm Quang có 3 xã: Niệm Quang, Tích Mễ, Bá Xuyên.

- Tổng Huống Thượng có 4 xã, 1 phường: Huống Thượng, Linh Nham, Phổ Lý, Đồng Bẩm và phường Huống Thượng (thuỷ cơ).

- Tổng Đồng Bang có 4 xã: Đồng Bang, Cam Giá, Nam Ký, Vân Hán. - Tổng Hóa Thượng có 3 xã: Hóa Thượng, Hóa Trung, Quang Vinh. - Tổng Văn Lăng có 4 xã: Vân Lăng, Đặc Kiệt, Sa Lung và Cúc Đường. - Tổng Thượng Nùng có 2 xã: Thượng Nùng, Thần Sa.

- Tổng Linh Sơn có xã Linh Sơn và thôn La Hiên - Tổng Minh Lý có xã Minh Lý

So với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên, Đồng Hỷ luôn xáo động về địa giới hành chính, ngày 18 tháng 8 năm 2017, chuyển thị trấn Chùa Hang và 2 xã Linh Sơn, Huống Thượng về thành phố Thái Nguyên quản lý. Huyện còn lại 13 xã và 2 thị trấn, giữ ổn định cho đến nay. Huyện Đồng Hỷ có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, cụ thể:

1. UBND thị trấn Sông Cầu

Địa chỉ: Thị trấn Sông Cầu,huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

9.UBND xã Hợp Tiếp

Địa chỉ: xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

2.UBND thị trấn Trại Cau;

Địa chỉ: tổ 9, thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;

10.UBND xã Khe Mo

Địa chỉ :Xóm Khe Mo2 – xã Khe Mo, Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; 3.UBND xã Cây Thị

Địa chỉ: xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;

11.UBND xã Minh Lập

Địa chỉ: xã Minh Lập, Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;

4.UBND xã Hòa Bình

Địa chỉ: Xóm Phố Hích xã Hòa Bình huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

12.UBND xã Nam Hòa

Địa chỉ: xã Nam Hòa, Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;

5.UBND xã Hóa Thượng.

Địa chỉ: Xóm Vải, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

13.UBND xã Quang Sơn

Địa chỉ: Xóm La Tân, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 6.UBND xã Hóa Trung

Địa chỉ: xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;

14.UBND xã Tân Long;

Địa chỉ: xóm Làng Mới, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; 7.UBND xã Văn Lăng

Địa chỉ: xóm Tân Lập 1, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;

15.UBND xã Tân Lợi;

Địa chỉ: xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên;

8.UBND xã Văn Hán

Địa chỉ: xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

3.1.4. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện

3.1.4.1. Theo giới tính

Số lượng cán bộ chuyên trách, công chức theo giới tính hiện có thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.1. Số lƣợng và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ theo giới tính năm 2016-2018

T

T Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Cán bộ chuyên trách 192 193 184 a Nam 158 82,29 148 76,68 138 75,0 b Nữ 34 17,71 45 23,32 46 25,0 2 Công chức 138 170 190 a Nam 84 60,87 96 56,47 100 52,63 b Nữ 54 39,13 74 43,53 90 47,37 3 Tổng số CBCC 330 363 374 a Nam 242 73,33 244 67,22 238 63,64 b Nữ 88 26,67 119 32,78 136 36,36

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ theo giới tính

Trong tổng số cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ qua 3 năm cho thấy, số cán bộ, công chức là nam giới chiếm trên 63%; nữ giới chiếm tỷ lệ thấp hơn chiếm dưới 37%; Số cán bộ chuyên trách cấp xã là nữ giới chủ yếu giữ chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (chiếm tỷ lệ 100%); các chức vụ, chức danh khác nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là các chức vụ chủ chốt như: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã.

Thực tế cho thấy, nam giới có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữ giới, nam giới thường có nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng di chuyển và chấp nhận đi công tác xa tốt hơn so với nữ giới, trong khi nữ giới khi lập gia đình thường tập trung sinh con, chăm lo việc nhà nên ít nhiều ảnh hưởng tới công việc;… Tuy nhiên, cơ cấu theo giới nữ đối với CBCCX trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có tỷ trọng thấp hơn giới nam, nhưng có xu hướng tăng lên. Đây là điểm mới, có tính tích cực đảm bảo sự công bằng bình đẳng giới trong công tác quản lý Nhà nước.

3.1.4.2. Theo cơ cấu dân tộc

Mục đích xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn, đảm bảo bình đẳng trong việc làm và cuộc sống. Cán bộ người dân tộc thiểu số là những người trưởng thành từ cơ sở, họ là những người nắm rõ nhất đặc điểm vùng

miền, được cộng đồng tín nhiệm. Do đó cấp ủy, chính quyền cần rà soát, đánh giá cụ thể chất lượng cán bộ để có kế hoạch bồi dưỡng đúng đối tượng; một số bộ, ngành cần có cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc.

Bảng 3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xãcủa huyện Đồng Hỷ phân theo dân tộc năm 2018

Dân tộc Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Kinh 249 66,58 Nùng 51 13,64 Sán dìu 32 8,55 Tày 15 4,01 Dao 15 4,01 Sán chí 10 2,67 Mường 01 0,27 Thái 01 0,27 Tổng cộng 374 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đồng Hỷ)

Biểu đồ 3.2. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ theo cơ cấu dân tộc

Qua số liệu và đồ thị trên cho thấy, số lượng CBCCX của huyện Đồng Hỷ là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ tương đối thấp (chiếm 33,42 % trên tổng số cán bộ, công chức). Như vậy, là một huyện có trên 50% dân số là người dân tộc thiểu số thì trong thời gian tới huyện Đồng Hỷ nên có chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số trong quá trình bầu cử, tuyển dụng cán bộ, công chức.

3.1.4.3. Theo cơ cấu độ tuổi

Bảng 3.3. Số lƣợng và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ phân theo độ tuổi năm 2018

TT Diễn giải Tổng số Từ 30 tuổi trở xuống Từ 31 tuổi đến 40 tuổi Từ 41 tuổi đến 50 tuổi Từ 51 tuổi đến 60 tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời ) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ chuyên trách 184 9 4,9 46 25,0 54 29,3 75 40,8 2 Công chức cấp xã 190 27 14,2 103 54,2 41 21,6 19 10,0 3 Tổng số CBCC 374 36 9,63 149 39,84 95 25,4 94 25,13

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đồng Hỷ)

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ theo độ tuổi

Qua số liệu bảng, số cán bộ, công chức cấp xã đang công tác tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tính đến năm 2018 có 374 người, trong đó số người có độ tuổi dưới 30 là 36 người chiếm 9,63 %; độ tuổi từ 31 đến 40 có 149 người chiếm 39,84 %; độ tuổi từ 41 đến 50 có 95 người chiếm 25,4 % và trên 50 tuổi có 94 người, chiếm 25,13%.

Như vậy nhóm CBCCX có độ tuổi từ 31 đến trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất; ở độ tuổi dưới 35 rất thấp, những người trong độ tuổi này chỉ tập trung ở các đối tượng như đoàn thanh niên, một số công chức mới tuyển dụng. CBCCX trên 50 tuổi còn lớn hơn cán bộ dưới 35 tuổi, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách chiếm tỷ lệ cao, điều này thể hiện việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ cấp xã chưa nhiều, dẫn đến tình trạng khi cán bộ, công chức về hưu hoặc luân chuyển công tác đơn vị gặp khó khăn nguồn cán bộ kế cận. Mặt khác, việc tiếp cận công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực gặp nhiều hạn chế. Vì vậy cần có các giải pháp đồng bộ trong tuyển dụng, quy hoạch, bố trí, sắp xếp và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Thực trạng tiêu chí đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Đồng Hỷ

3.2.1. Thực trạng thể lực

Chất lượng của CBCCX thể hiện ở thể lực, trí lực, và tâm lực (tinh thần, thái độ, động cơ và ý thức lao động). Thể lực là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng cán bộ, công chức. Nó là cơ sở, là nền tảng để phát triển trí tuệ của người lao động. Theo như quy định của Bộ Y tế thì hiện nay trạng thái sức khỏe của người lao động được chia làm 3 loại: loại A (có thể lực tốt), loại B (có thể lực trung bình), loại C (có thể lực yếu, không có đủ khả năng lao động). Nhận thức được vai trò quan trọng của tiêu chí này nên yêu cầu về sức khỏe là tiêu chí bắt buộc khi công chức tham gia tuyển dụng, ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm. Tuy nhiên chỉ yêu cầu về sức khỏe đầu vào khi tuyển dụng, bầu cử, bổ nhiệm là chưa đủ, mà sức khỏe cần được duy trì trong suốt quãng đời công vụ của người lao động vì có sức khỏe mới có thể duy trì thực hiện công việc liên tục với áp lực cao. Trên thực tế, hiên nay trên địa bàn huyện, yếu tố về thể lực (sức khỏe) mới chỉ được áp dụng khi tuyển dụng đầu vào.

Để nâng cao sức khỏe cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, hàng năm, Huyện ủy, UBND huyện Đồng Hỷ đã chỉ đạo các xã thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Địa điểm tại Bệnh viện đa khoa huyện Đồng Hỷ. Kết quả khám sức khỏe định kỳ được thể hiện như sau:

Bảng 3.4 Số liệu về khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1. Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 330 100 363 100 374 100 Số người được khám 223 67,58 250 68,87 269 71,93 Số người chưa được khám 107 32,42 113 31,13 105 28,07

2. Kết quả phân loại sức

khỏe 330 100,00 363 100,00 374 100,00

Loại I, II, III 317 96,06 350 96,42 364 97,33

Loại IV 12 3,64 8 2,20 9 2,41

Loại V 1 0,30 5 1,38 1 0,27

(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Đồng Hỷ)

Bảng số liệu 3.4 cho thấy: Tỷ lệ tham gia khám sức khỏe định kỳ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có sự tăng lên đáng kể qua các năm. Cụ thể: số cán bộ, công chức cấp xã tham gia khám sức khỏe định kỳ năm 2016 là người chiếm 67,58%, đến năm 2018 là 330 người chiếm 71,93%. Tuy nhiên, đến năm 2018 vẫn còn 28,07% cán bộ, công chức cấp xã chưa tham gia khám sức khỏe định kỳ hàng năm.

Điều này cho thấy ở nhiều xã vẫn chưa quan tâm, chú trọng đến chăm sóc và khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Theo kết quả phân loại sức khỏe của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, ta thấy qua các năm số cán bộ, công chức cấp xã có sức khỏe loại I, II, III luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 95%), không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)