5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Thực trạng thể lực
Chất lượng của CBCCX thể hiện ở thể lực, trí lực, và tâm lực (tinh thần, thái độ, động cơ và ý thức lao động). Thể lực là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng cán bộ, công chức. Nó là cơ sở, là nền tảng để phát triển trí tuệ của người lao động. Theo như quy định của Bộ Y tế thì hiện nay trạng thái sức khỏe của người lao động được chia làm 3 loại: loại A (có thể lực tốt), loại B (có thể lực trung bình), loại C (có thể lực yếu, không có đủ khả năng lao động). Nhận thức được vai trò quan trọng của tiêu chí này nên yêu cầu về sức khỏe là tiêu chí bắt buộc khi công chức tham gia tuyển dụng, ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm. Tuy nhiên chỉ yêu cầu về sức khỏe đầu vào khi tuyển dụng, bầu cử, bổ nhiệm là chưa đủ, mà sức khỏe cần được duy trì trong suốt quãng đời công vụ của người lao động vì có sức khỏe mới có thể duy trì thực hiện công việc liên tục với áp lực cao. Trên thực tế, hiên nay trên địa bàn huyện, yếu tố về thể lực (sức khỏe) mới chỉ được áp dụng khi tuyển dụng đầu vào.
Để nâng cao sức khỏe cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, hàng năm, Huyện ủy, UBND huyện Đồng Hỷ đã chỉ đạo các xã thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Địa điểm tại Bệnh viện đa khoa huyện Đồng Hỷ. Kết quả khám sức khỏe định kỳ được thể hiện như sau:
Bảng 3.4 Số liệu về khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1. Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 330 100 363 100 374 100 Số người được khám 223 67,58 250 68,87 269 71,93 Số người chưa được khám 107 32,42 113 31,13 105 28,07
2. Kết quả phân loại sức
khỏe 330 100,00 363 100,00 374 100,00
Loại I, II, III 317 96,06 350 96,42 364 97,33
Loại IV 12 3,64 8 2,20 9 2,41
Loại V 1 0,30 5 1,38 1 0,27
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Đồng Hỷ)
Bảng số liệu 3.4 cho thấy: Tỷ lệ tham gia khám sức khỏe định kỳ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có sự tăng lên đáng kể qua các năm. Cụ thể: số cán bộ, công chức cấp xã tham gia khám sức khỏe định kỳ năm 2016 là người chiếm 67,58%, đến năm 2018 là 330 người chiếm 71,93%. Tuy nhiên, đến năm 2018 vẫn còn 28,07% cán bộ, công chức cấp xã chưa tham gia khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
Điều này cho thấy ở nhiều xã vẫn chưa quan tâm, chú trọng đến chăm sóc và khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Theo kết quả phân loại sức khỏe của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, ta thấy qua các năm số cán bộ, công chức cấp xã có sức khỏe loại I, II, III luôn chiếm tỷ lệ cao (trên 95%), không có người nào mắc bệnh nghề nghiệp. Số cán bộ, công chức có sức khỏe loại IV, V
chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể, năm 2016 chiếm 0,3%; năm 2017 chiếm 1,38% và năm 2018 chiếm 0,27%. Số cán bộ công chức xã có sức khỏe lại IV, V chủ yếu là cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo.
Ngoài ra, để nâng cao sức khỏe cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, các tổ chức công đoàn cơ sở trên địa bàn huyện thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trang bị cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi tập thể dục và tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tổ chức đi tham quan... để giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nâng cao sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần, tạo động lực cho họ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.2.2. Thực trạng về tr lực
3.2.2.1. Theo trình độ chuyên môn
Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ tốt là cơ sở để cán bộ, công chức có điều kiện tiếp xúc những nội dung quản lý mới và có điều kiện thuận lợi trong khi thi hành công vụ, nhất là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, nhưng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực và trình độ của cán bộ, công chức. Hạn chế về trình độ chuyên môn làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như các chỉ thị nghị quyết của chính quyền cấp trên. Hạn chế năng lực thực hiện nhiệm vụ, năng lực quản lý điều hành, kiếm tra đôn đốc trong lĩnh vực do mình phụ trách. Do đó trình độ học vấn cao, đồng đều là một yếu tố quyết định việc thắng lợi hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ công tác trên các lĩnh vực của bộ máy chính quyền huyện Đồng Hỷ nói chung và của bộ máy chính quyền cơ sở nói riêng.
Kết quả thống kê thực trạng trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ từ 2016-2018 như sau:
Bảng 3.5. Trình độ đào tạo chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Đồng Hỷ Năm Tổng CB,CC Trình độ chuyên môn Sơ cấp, chƣa
qua đào tạo Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ
SL % SL % SL % SL % SL %
2016 330 28 8,49 186 56,36 18 5,46 97 29,39 1 0,3 2017 363 26 7,16 152 41,87 10 2,76 170 46,83 5 1,38 2018 374 17 4,55 100 26,74 7 1,87 244 65,24 6 1,60
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đồng Hỷ)
Biểu đồ 3.4. Trình độ đào tạo chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Đồng Hỷ
Trình độ của cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Đồng Hỷ được tổng hợp ở bảng 3.5 ta thấy qua 3 năm số cán bộ, công chức có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng giảm và trình độ đại học, thạc sỹ tăng lên hằng năm.
bậc, từ 29,39% (vào năm 2016) lên đến 65,24 % (vào năm 2018). Tuy nhiên số cán bộ, công chức cấp xã có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo vẫn còn chiếm tỷ lệ 4,55%, chủ yếu tập trung ở các chức danh cán bộ đoàn thể (Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân...) và số cán bộ, công chức có trình độ đào tạo chuyên môn thạc sỹ có tăng nhưng chưa nhiều, từ 0,3% (năm 2016) lên 1,6% (năm 2018).
3.2.2.2. Theo trình độ lý luận chính trị
Trình độ LLCT phản ánh vai trò và tầm quan trọng to lớn của quy luật của các quan hệ kinh tế - chính trị- xã hội,thể hiện lợi ích và thái độ của GCCN và nhân dân lao động đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đối với nhận thức và hành động của từng cá nhân nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung, đồng thời cho thấy sự sự khó khăn, phức tạp của quá trình sáng tạo, nhận thức và vận dụng LLCT.
Với CBCCX có trình độ LLCT là rất quan trọng, thể hiện lập trường, thái độ đối với chế độ và thể chế chính trị quốc gia. Trong thời gian qua, CBCCX của huyện Đồng Hỷ thường xuyên được cử đi học nâng cao LLCT, kết quả cụ thể :
Bảng 3.6. Thực trạng trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Đồng Hỷ Năm Tổng số CBCC Trình độ lý luận chính trị Cử nhân, cao cấp Trung cấp Sơ cấp
Chƣa qua đào tạo SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 2016 330 2 0,60 220 66,67 20 6,06 88 26,67 2017 363 4 1,11 245 67,49 22 6,06 92 25,34 2018 374 5 1,33 255 68,18 32 8,56 82 21,93
Biểu đồ 3.5. Trình độ đào tạo lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Đồng Hỷ
Kết quả bảng số liệu và biểu đồ thể hiện số lượng CBCCX có trình độ LLCT ngày càng tăng, số CBCCX chưa được đào tạo LLCT tuy đã có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (21,93%). Số CB, CC chưa được đào tạo chủ yếu là các CB,CC trẻ mới ra trường chưa có điều kiện tham gia các lớp học; số lượng CB, CC có trình độ trung cấp chính trị chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 68,18%.
Qua đó, nhận thấy rằng được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, đội ngũ CBCC cấp xã của huyện có trình độ LLCT ngày càng được nâng lên, số lượng CBCC có trình độ cử nhân, cao cấp chính trị năm sau tăng hơn năm trước. Trình độ LLCT của CBCC tăng lên, đi đôi với việc tư tưởng cống hiến phục vụ Đảng, phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước được ổn định.
3.2.2.3. Theo trình độ về tin học, ngoại ngữ
Bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ CBCC có chứng chỉ ngoại ngữ rất thấp. Mặc dù đã tăng từ 10,61% (năm 2016) lên 21,12 % (năm 2018) song so với thời đại hiện nay, khi nền kinh tế nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế thì mỗi cán bộ, công chức cần phải biết ít nhất 01 ngoại ngữ.
Bảng 3.7. Thực trạng trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ, công chứccấp xã thuộc huyện Đồng Hỷ
Năm Tổng số CB,CC
Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Chứng chỉ Chƣa qua đào
tạo Chứng chỉ
Chƣa qua đào tạo Số lượng (người) Tỷ lệ % (%) Số lượng (người) Tỷ lệ % (%) Số lượng (người) Tỷ lệ % (%) Số lượng (người) Tỷ lệ % (%) 2016 330 35 10,61 295 89,39 220 66,67 110 33,33 2017 363 64 17,63 299 82,37 275 75,76 88 24,24 2018 374 79 21,12 295 78,88 305 81,55 69 18,45
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đồng Hỷ)
Biểu đồ 3.6. Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Đồng Hỷ
Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của huyện Đồng Hỷ trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến mới về nhận thức, hành động thực tiễn để phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn huyện phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH. Tuy nhiên, việc vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng tính chất công việc của CBCCX huyện Đồng Hỷ hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
3.2.2.4. Theo trình độ về quản lý nhà nước
Bảng 3.8. Thực trạng về trình độ quản lý nhà nƣớc CBCCX huyện Đồng Hỷ
Năm Tổng số CB,CC
Trình độ Quản lý nhà nƣớc Đã qua bồi dƣỡng kiến
thức QLNN
Chƣa bồi dƣỡng kiến thức QLNN Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ % (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ % (%) 2016 330 31 9,39 299 90,61 2017 363 51 14,05 312 85,95 2018 374 104 27,81 270 72,19
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đồng Hỷ)
Với số liệu thống kê trên phản ánh trình độ và kiến thức quản lý nhà nước của đội ngũ CBCCX như vậy thì chưa đáp ứng với những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Trong điều kiện Đảng, Nhà nước đang tăng cường QLNN trên mọi lĩnh vực, đây là điểm yếu, hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện.
3.2.3. Thực trạng về tâm lực
3.2.3.1. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Trong những năm vừa qua đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ đã có nhiều cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, cố gắng hoàn thành công việc được giao và tu dưỡng đạo đức, học tập, rèn luyện để tự hoàn thiện mình trước yêu cầu nhiệm vụ. Đây là nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm vừa qua, mặc dù việc thực thi công vụ của đa số cán bộ, công chức mới dừng lại ở mức “hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, có ít cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Các xã, thị trấn của huyện Đồng Hỷ đã bám sát các quy định của Trung ương về đánh giá cán bộ, công chức theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/6/2017 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của tỉnh. Hằng năm, UBND huyện xây dựng hướng dẫn đánh giá cán bộ, công chức tới các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Bảng 3.9. Chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Đồng Hỷ thông qua mức độ hoàn thành công việc
TT Thời gian đánh giá Tổng số Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Xuất sắc Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực Không hoàn thành nhiệm vụ 1 Năm 2016 330 119 201 8 02 2 Năm 2017 363 67 273 21 02 3 Năm 2018 374 54 299 18 03
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đồng Hỷ)
Qua bảng trên cho thấy mức độ hoàn thành công việc của cán bộ, công chức cấp xã huyện Đồng Hỷ là khá cao. Mức đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ có số lượng lớn nhất, mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng chiếm tỉ lệ tương đối. Tuy nhiên vẫn có những cán bộ công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ.
3.2.3.2. Kỹ năng giải quyết các công việc
Để dễ dàng và thuận tiện cho việc đánh giá khảo sát, tác giả đã chia cán bộ cấp xã theo các chức danh khác nhau bao gồm: CB khối Đảng, CB khối Nhà nước, CB khối đoàn thể, Công chức chuyên môn như bảng dưới đây.
Bảng 3.10. Chất lƣợng của đội ngũ CBCCX thông qua kỹ năng giải quyết các công việc TT Chức danh Tổng số phiếu điều tra của ngƣời dân địa phƣơng Điểm trung bình đánh giá
Kỹ năng giải quyết các công việc
5 4 3 2 1 1 CB khối Đảng 100 3,4 33 20 18 12 17 2 CB khối Nhà nước 100 3,39 30 23 20 10 17 3 CB khối Đoàn thể 100 3,02 16 17 38 11 18 4 CC chuyên môn 100 2,97 15 19 33 14 19 Tổng 94 79 109 47 71
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Thứ nhất, đối với CB khối Đảng.
Qua bảng số liệu cho thấy kỹ năng giải quyết các công việc của cán bộ khối Đảng chưa đạt được sự đánh giá cao của người dân tại các xã trong khu vực.
Số lượng phiếu lựa chọn phương án Rất tốt là 33 phiếu tương ứng với tỷ lệ là 33%. Số lượng phiếu chọn phương án Tốt là 20 phiếu tương ứng với 20%, Khá đạt 18%. Thấp nhất là phương án Trung bình với 12 phiếu tương ứng 12%. Do đó, cần quan tâm hơn nữa trong việc đào tạo kỹ năng giải quyết công việc cho đội ngũ cán bộ khối Đoàn thể của địa bàn huyện Đồng Hỷ.
Thứ hai, đối với CB khối nhà nước.
Kỹ năng giải quyết công việc của đối tượng cán bộ khối nhà nước cũng chưa được đánh giá cao. Số lượng phiếu chọn phương án Rất tốt là 30 phiếu tương ứng với tỷ lệ là 30%, số lượng phiếu lựa chọn phương án Tốt là 23 phiếu tương ứng với tỷ lệ là 23%. Thấp nhất là phương án Trung bình và Yếu là 10 và 17 phiếu. Như vậy, kỹ năng giải quyết các công việc của đội ngũ cán bộ khối nhà nước vẫn chưa được đánh giá cao, thấp hơn cán bộ khối Đảng. Cần tiếp tục nâng cao và đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khối nhà nước.
Thứ ba, đối với CB khối đoàn thể.
Bảng số liệu trên cho thấy, số lượng phiếu lựa chọn phương án Rất tốt chiếm tỷ lệ là 16%, phương án Tốt là là 17%, cao nhất là phương án Khá với 38 phiếu tương ứng 38%. Như vậy, chỉ có 28% người được phỏng vấn đánh giá kỹ năng giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể là tốt. Số phiếu đánh giá kỹ năng xử lý công việc của cán bộ khối đoàn thể ở mức Trung bình và Yếu là 29%. Mặc dù tỷ lệ Trung bình và Yếu thấp và thậm chí ngang bằng với cán bộ khối Đảng, nhà nước nhưng tỷ lệ chọn phương án Rất tốt và Tốt lại ít hơn.
Thứ tư, đối với công chức khối chuyên môn.
Đối với cán bộ công chức khối chuyên môn thì số phiếu lựa chọn phương án Khá cao nhất với 33 phiếu tương ứng 33%, thấp nhất là phương án Trung bình chiếm 14%. Phương án Tốt đạt 19% cao hơn khối đoàn thể nhưng mức Rất Tốt lại thấp hơn.
Tóm lại, kỹ năng giải quyết các công việc của đội ngũ CBCCX trên địa bàn huyện Đồng Hỷvẫn còn rất nhiều hạn chế. Hầu hết các CBCCX vẫn chưa có kỹ năng xử lý và giải quyết các công việc tốt. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, hầu hết cán bộ cấp xã vẫn còn chậm chạp trong việc xử lý công việc hàng ngày. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ cấp xã bằng cách đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc cho đội ngũ CBCCX.