5. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
- Từ các số liệu thu thập được ta tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.
- Các phương pháp tổng hợp:
+ Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
+ Xử lý và tính toán các số liệu trên máy tính bằng các phần mềm Excel. + Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin...
2.2.3. Phương pháp phân t ch thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, bao gồm: Số lượng CBCCX phân loại theo trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ qua các năm,… để đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.
2.2.3.2.Phương pháp so sánh
Đây là một trong những phương pháp cơ bản của phân tích thống kê, nếu không so sánh thì dù sự thực có được khẳng định, vẫn không thể kết luận được. Cách so sánh thực hiện chủ yếu ở cách so sánh theo thời gian và không gian, so sánh giữa thực tế thực hiện so với kế hoạch đề ra hay so sánh giữa tốc độ tăng trưởng qua các năm, so sánh năm sau với năm trước ...
Yếu tố đồng nhất khi thực hiện phương pháp so sánh trong đề tài thể hiện trên các mặt: đồng nhất về thời gian và không gian, đồng nhất về phương pháp tính toán và đơn vị đo lường.
2.2.3.3. Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia
Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên nghiệp vụ công tác lâu năm trong công tác nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCX. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, tác giả xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng như sau:
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã
- Nhóm chỉ tiêu này được phản ánh thông qua: Số lượng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ công chức cấp xã:
+ Số lượng đội ngũ công chức cấp xã: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu quan trọng nhằm đánh giá qua các năm về tình hình đội ngũ cán bộ dựa trên số lượng chỉ tiêu biên chế công chức cấp xã được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu, mặt mạnh, mặt yếu...
+ Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã: Chỉ tiêu này dùng để nghiên cứu cơ cấu đội ngũ công chức cấp xã hiện có mặt chia theo độ tuổi: Dưới 30 tuổi, từ 31 - 40 tuổi, từ 41 - 50 tuổi, từ 51 - 60 tuổi và trên 60 tuổi. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá mức độ cống hiến cũng như đảm bảo hoàn thành công việc theo lứa tuổi.
+ Cơ cấu giới tính của đội ngũ công chức cấp xã: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu công chức là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã
a. Thể lực
Để đánh giá tiêu chí thể lực mỗi CBCCX được xem xét bởi một số chỉ tiêu sau: cân nặng, chiều cao và các chỉ số về bệnh tật như: tình trạng huyết áp, sự ảnh hưởng của căn bệnh mãn tính như cận thị, viễn thị, tiểu đường, bệnh viêm gan B...
Theo quy định tại Quyết định số 1613/ỌĐ-BYT ngày 15 tháng 8 năm 1997 của Bộ Y tế về việc ban hành "Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe đểkhám tuyển khám định kỳ" cho người lao động, thì sức khỏe của người lao động được phân thành 05 loại sau đây:
+ Loại I : Rất khỏe + Loại II : Khỏe
+ Loại III : Trung bình + Loại IV : Yếu
+ Loại V : Rất yếu
Như vậy, loại I, II là những người có sức khỏe tốt, đảm bảo các chỉ tiêu về cân nặng chiều cao và các chỉ tiêu nhân trắc học khác, không mắc bệnh mãn tính và
bệnh nghề nghiệp nào. Loại III, là những người đạt các chỉ tiêu chung ở mức thấp hơn so với loại I và loại II, có mắc một số bệnh tật nhưng vẫn đủ sức khỏe để làm việc (tuy nhiên cũng hạn chế ở một số nghề, công việc cótích chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Loại IV, V: là những người có nhiều chỉ tiêu sức khỏe không đạt,gặp khó khăn và yếu về thể lực, mắc các bệnh mãn tính và kể cả bệnh nghề nghiệp. Nếu người lao động được phân loại sức khỏe loại IV, V sẽ không đảm bảo khả năng làm việc, lao động cũng như đảm bảo việc hoàn thành nhiệm vụ được giao [13.2].
Ngoài ra, thể lực còn đánh giá qua tỷ lệ giới tính, tỷ lệ độ tuổi của đội ngũ CBCC cấp xã thời gian làm việc, cường độ làm việc của đội ngũ CBCCX.
b. Trí lực
b1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
-Trình độ văn hóa: Theo quy định, cả cán bộ chuyên trách cũng như công chức chuyên môn cấp xã phải có trình độ THPT.
-Trình độ chuyên môn: Kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định ở cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, và trên đại học.
-Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCX được đo bằng số lượng và tỷ lệ CBCCX có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, và trên đại học. Ngoài ra, còn được đánh giá qua các chỉ tiêu như bố trí đúng chuyên môn được đào tạo, có kỹ năng kinh nghiệm, có phương pháp giải quyết công việc, có ý thức tự rèn luyện bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ
+Đối với cán bộ chuyên trách thì ít nhất là trình độ sơ cấp, hoặc trung cấp +Đối với công chúc chuyên môn thìđánh giá theo số lượng và tỷ lệ CBCC có ít nhất là trình độ trung cấp.
b2. Trình độ lý luận chính trị
Nghiên cứu thông qua các trình độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân. Để đánh giá chỉ tiêu này, tác giả cũng đánh giá thông qua tỷ lệ công chức chưa qua đào tạo, được đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao cấp, cử nhân so với tổng số cán bộ, công chức.
Thông qua số lượng được đào tạo kiến thức quản lý nhà nước trình độ như: Đại học, chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên và chưa qua đào tạo.
b4. Trình độ ngoại ngữ, tin học
Chỉ tiêu này biểu hiện qua các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và được đánh giá thông qua tỷ lệ công chức có chứng chỉ so với tổng số cán bộ, công chức.
Chỉ tiêu được đánh giá theo Thông tư 01/2014 TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 03 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
c. Tâm lực
c1. Phẩm chất đạo đức
- Phẩm chất chính trị: Phẩm chất chính trị của CBCC thể hiện thông qua thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần gương mẫu trong công tác, tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân, sự tin tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, không dao động trước những khó khăn, thử thách.
- Phẩm chất đạo đức: Cán bộ, công chức phải là người hết lòng trong công việc, vì sự nghiệp phục vụ nhà nước, là công bộc của dân, có đạo đức tốt, có tư cách đúng đắn trong thực thi công vụ.Đánh giá qua thái độ tinh thần phục vụ, phẩm chất đạođức lối sống, tác phong và thái độ phục vụ nhân dân.
c2. Kỹ năng giải quyết công việc
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử như kỹ năng tiếp dân, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục. Vì vậy, cần khảo sát, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những kỹ năng tốt và chưa tốt của công chức để từ đó xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.
c3. Thái độ, trách nhiệm công việc
Việc đánh giá dựa trên những quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của công chức tại Luật cán bộ, công chức: Thái độ làm việc với người dân, khả năng đáp ứng công việc của công chức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công việc.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Đồng Hỷ
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
"Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, từ ngày 01/10/2019, thực hiện Nghị quyết số 422/NQ-UBTVQH14 ngày 18/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện Đồng Hỷ đã bàn giao về thành phố Thái Nguyên 03 đơn vị hành chính (thị trấn Chùa Hang, xã Linh Sơn, xã Huống Thượng); huyện Đồng Hỷ còn 15 đơn vị hành chính (13 xã và 02 thị trấn, trong đó có 01 xã ATK, 06 xã đặc biệt khó khăn); diện tích tự nhiên 427,73km2, dân số 88.400 người, gồm 8 dân tộc chủ yếu sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 50.17%.
- Đặc điểm địa hình: Địa hình của huyện thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình so với mặt biển là 80 mét. Vùng Bắc và Đông Bắc huyện có vùng núi cao chia cắt phức tạp, nhiều khe suối, độ cao trung bình 120 mét. Vùng giữa gồm nhiều núi thấp, đồi đất thấp xen giữa cánh đồng. Vùng ven sông Cầu địa hình thấp, nhiều cánh đồng rộng bằng phẳng.
- Dân số và cơ cấu thành phần dân cư: Tổng dân số toàn huyện có 31.347 hộ với 115.597 người; Trong đó Nam = 57.647, Nữ = 57.950 người. Trong huyện có các dân tộc chủ yếu sau: Kinh khoảng 65.262 người chiếm 56,46%, Tày khoảng 3.301 người chiếm 2,86%, Nùng khoảng 16.446 người chiếm 14,23%, H'Mông khoảng 2.939 người chiếm 2,54%; Dao khoảng 6.364 người chiếm 5,51%; Sán Chay khoảng 2.475 người chiếm 2,14%; Sán Dìu khoảng 17.901 người chiếm 15,49%; Dân tộc khác khoảng 909 người chiếm 0,76%.
- Độ tuổi: Từ 0-14 tuổi: 28.783 người; từ Nữ từ 15-54, Nam từ 15-59= 76.132 người, trên độ tuổi lao động= 10.682 người.
1.- Dân số nội thành, nội thị 18.640 người. Lao động nông nghiệp 40.612; phi nông nghiệp 25.856 người" (Báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội và công tác quản lý tại huyện Đồng Hỷ. Các năm 2016- 2018).
.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện được hình thành hai khối: Khối trung ương quản lý có các xí nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác chế biến vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản chè, dâu tằm tơ…; khối địa phương quản lý có các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, xay sát lương thực, cơ khí gò hàn, bao bì, sửa chữa cơ khí. Trong 6 tháng đầu năm 2019, huyện Đồng Hỷ đã đạt được cụ thể như sau:
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 1.134,81 tỷ đồng, bằng 45,2% kế hoạch năm, tăng 14,76% so với cùng kỳ; trong đó:
- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 597,807 tỷ đồng, bằng 42,4% kế hoạch năm, tăng 13,03% so với cùng kỳ (trong đó: công nghiệp địa phương ước đạt 310,347 tỷ đồng, bằng 42,5% kế hoạch năm, tăng 13,29% so với cùng kỳ);
Giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 537 tỷ đồng, bằng 48,8% kế hoạch năm, tăng 22,05% so với cùng kỳ.
* Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 626 tỷ đồng, bằng 48,5% kế hoạch năm, tăng 0,81% so với cùng kỳ. Trong đó giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 226 tỷ đồng, bằng 44,1% kế hoạch năm, giảm 1,74% so với cùng kỳ.
Sản lượng lương thực có hạt vụ Đông Xuân năm 2019 ước đạt 22.155 tấn, bằng 120,4% kế hoạch vụ Đông Xuân, giảm 0,41% so với cùng kỳ.
Diện tích trồng rừng mới đạt 1.020 ha, bằng 102% kế hoạch; sản lượng chè búp tươi ước đạt 16.450 tấn, bằng 43,31% kế hoạch cả năm, tăng 5,52% so với cùng kỳ.
Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ kinh tế chủ yếu ước đạt 137 tỷ đồng, bằng 50,7% kế hoạch năm, tăng 5,38% so với cùng kỳ.
Thu ngân sách trong cân đối ước đạt 88,8 tỷ đồng, bằng 69,4% dự toán huyện giao, bằng 82,39% dự toán tỉnh giao, tăng 66,9% so với cùng kỳ; tổng chi ngân sách ước đạt 257,750 tỷ đồng, bằng 51,83% dự toán tỉnh giao, bằng 50,52% dự toán huyện giao.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn ước đạt 411 tỷ đồng, bằng 54,4% kế hoạch năm, tăng 8,73% so với cùng kỳ.
*Kết cấu hạ tầng:
- Cấp điện: Đồng Hỷ có 6 tuyến đường dây 35 KV và 4 tuyến 6 KV. Toàn huyện có 49 trạm biến áp; 18/18 xã, thị trấn có điện lưới vào trung tâm, số hộ dùng điện khoảng 96%.
- Cấp nước: Toàn huyện có 183 công trình thủy lợi lớn nhỏ, 2 hồ lớn và 6 hệ thống bơm điện, còn lại là một số đập dâng, hồ ao nhỏ và trạm bơm rải rác. Toàn huyện có 3 hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 4.500 hộ gia đình.
- Giao thông: Tổng chiều dài đường bộ của huyện là 729,8 km, trong đó có 15,5 km đường QL, 27 km đường tỉnh, còn lại là đường liên xã, liên thôn. 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm. Huyện có 1 tuyến đường sắt Lưu Xá-Kép chủ yếu vận tải quặng than cho công nghiệp Gang Thép. Đường sông trên tuyến Sông Cầu chưa được khai thác đáng kể.
- Thông tin liên lạc: 100% số xã, thị trấn trong toàn huyện đã được trang bị viễn thông nhưng chất lượng còn hạn chế, hệ thống truyền thanh huyện đã có 384 cụm loa ở các xóm, bản, tổ dân phố trong toàn huyện.
*Về tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 45.440,37 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 33,49%; đất lâm nghiệp 53,27%; đất chuyên dùng 6,5%; đất thổ cư khoảng 2,15.% còn 1,49% đất chưa sử dụng.
- Tài nguyên khoáng sản: Loại có trữ lượng lớn nhất là sắt gồm có cụm mỏ sắt Trại Cau trữ lượng khoảng 20 triệu tấn, cụm Mỏ sắt Linh Sơn trữ lượng khoảng 1-3 triệu tấn. Khoáng sản VLXD có nhiều loại như đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi, trong đó sét xi măng trữ lượng khá lớn ở Khe Mo.
- Nguồn nước: Sông Cầu là nguồn cung cấp nước lớn nhất, với chiều dài 47 km trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn có nhiều suối và hồ nước nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt, nguồn nước ngầm qua thăm dò được đánh giá là khá dồi dào.
*Về tiềm năng du lịch.
Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa và tiềm năng du lịch sinh thái như đền Văn Hán, hang Dơi gắn với cụm du lịch Phượng Hoàng, di tích Thần Sa, căn cứ địa Bắc Sơn-Đình Cả- Tràng Xá-Võ Nhai cùng các lễ hội Chùa Hang, Lăng Hích, truyền thống văn hóa các dân tộc tạo thành một quần thể du lịch phong phú.
3.1.3. ơ cấu tổ chức hành ch nh tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
"Huyện Đồng Hỷ được đặt từ thời nhà Trần. Năm 1469, dưới triều vua Lê