5. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng
Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong quá trình phát triển KT-XH của huyện, vì vậy trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện uỷ Đồng Hỷ đã thường xuyên làm tốt công tác quán triệt, xây dựng các chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kế hoạch,
đề án của Trung ương, của tỉnh về công tác cán bộ, góp phần nâng cao nhận thức, chất lượng của đội ngũ cán bộ trong toàn huyện, đặc biệt là chất lượng đội ngũ CBCCX, cụ thể đã ban hành các văn bản về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như:
- Đề án số 02-TT/HU ngày 05/12/2013 của Huyện uỷ Đồng Hỷ" về xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2017 và những năm tiếp theo".
- Kế hoạch số 05-KH/HU ngày 09/5/2015 của Ban Thường vụ huyện uỷ "về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH–HĐH đất nước".
- Kết luận số 46- KL/HU ngày 10/12/2015 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Đồng Hỷ về "xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ công chức xã, phường thị trấn" và Huyện uỷ có Kết luận số 34- KL/HU ngày 04/01/2016 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về phê duyệt đề án "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khối Nhà nước cấp huyện và cán bộ chuyên trách, cán bộ chuyên môn các xã, thị trấn".
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2016-2018 có nhiều chuyển biến tích cực, gắn quy hoạch cán bộ với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng về chuyên môn, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn. Trong những năm qua huyện Đồng Hỷ đã thực hiện tốt việc liên kết với Trường Chính trị tỉnh mở 2 lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính hệ vừa làm, vừa học cho 190 học viên là cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn toàn huyện.
Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được quan tâm. Trong 3 năm đã chọn cử 498 lượt cán bộ xã, thị trấn đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, 29 đ/c đi bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, mở 118 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cho 9.545 lượt cán bộ cơ sở tại huyện.
Riêng đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã 100% đã bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước.
Đối với các chức danh chuyên môn như: Địa chính; Tư pháp; Tài chính - Kế toán; Văn phòng - Thống kê, huyện đã mở được 4 lớp đào tạo dài hạn trong đó có 2 lớp trung cấp hành chính văn phòng có 63 học viên của các xã, thị trấn trong huyện (trong đó có 24 đã tốt nghiệp và 39 học viên đang theo học) và mở 2 lớp trung cấp luật có 93 học viên đang trong giai đoạn chuẩn bị tốt nghiệp. Ngoài ra, hằng năm huyệnđều tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức chuyên trách cấp xã.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học, UBND huyện đã tạo nhiều điều kiện cho cán bộ đi họcnhư:
- Cán bộ xã đi học được hưởng nguyên mức phụ cấp sinh hoạt phí, được ngân sách cấp 100% tiền ăn, ở, tiền mua giáo trình học tập; tiền học phí, lệ phí thi, thực tập; tiền y tế phí, tiền tầu xe cho lượt đi và lượt về. Riêng đối với cán bộ là nữ đi học ngoài chế độ trợ cấp như trên còn được hưởng thêm các khoản trợ cấp khác như: Tiền trợ cấp thêm cho cán bộ nữ đi học ngắn hạn 300.000 đ/tháng; đi học dài hạn 200.000đ/tháng.
Đánh giá nhận xét chung về các lớp đã đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã: Nhìn chung công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong các năm qua đạt được những kết quả tốt, công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chínhtrị được chú trọng. Chất lượng các lớp bồi dưỡng được nâng cao, nội dung, chương trình từng bước được cải tiến, thiết thực và sát với cơ sở, đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, năng lực, phương pháp công tác cho cán bộ cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở mỗi địa phương, đơnvị.
Tuy nhiên, công tác đào tạo bồi dưỡng vẫn còn tình trạng có đơn vị cử người đi học cho đủ tiêu chuẩn số lượng được giao, dẫn đến lãng phí kinh phí đào tạo của tỉnh và của Nhà nước. Thiếu kế hoạch toàn diện, thiếu chủ dộng đào tạo mới, đào tạo lại số công chức đã qua đào tạo nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo cho từng loại cán bộ công chức trong từng năm, vẫn còn một bộ phận công chức có quan niệm học chạy theo bằng cấp nên xảy ra tình trạng một người đi học nhiều lớp cùng một thời điểm, không đảm bảo chất
lượng học tập. Một bộ phận công chức chưa có ý thức tự giác học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; mặt khác, chưa có cơ chế chính sách để ràng buộc công chức phải tự học tập rèn luyện phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ.