Văn hóa địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 84)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.5. Văn hóa địa phương

Nền văn hóa của huyện Đồng Hỷ được kết tinh từ nhiều yếu tố như những giá trị, niềm tin, thói quen, phong tục tập quán truyền thống…Văn hóa địa phương tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng nó ảnh hưởng gián tiếp đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Hiện nay, hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Đồng Hỷ là người địa phương, sinh sống tại địa phương, có quan hệ dòng tộc và gắn bó với dân làng. Thực tế, ở đâu có truyền thống hiếu học thì ở đó có mặt bằng dân trí cao, có nguồn nhân lực trình độ cao nên sẽ tuyển dụng và lựa chọn được đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng, nhân dân cùng đoàn kết giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có lối sống văn minh tiến bộ và phát triển thì sẽ tác động tích cực tới chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã cũng như đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận cán bộ công chức xã có thói quen, phong tục tập quán văn hóa lạc hậu, bảo thủ, cục bộ, địa phương, trông chờ, ỷ lại... là

những nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tác động đến việc quản lý, hiệu quả thực thi công vụ của CBCC cấp xã. Đồng thời, làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, mất dân chủ, bè phái, gây cục bộ, chia rẽ, mất đoàn kết, quan liêu, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân.

3.5. Đánh giá chung về chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

3.5.1. Những kết quả đạt được

- Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đồng Hỷ lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2017-2020), Huyện Đồng Hỷ đã tập trung chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói riêng gắn liền với kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở do chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứcđược xem xét, đánh giá thông qua chấtlượng của mỗi cá nhân cán bộ, công chức.

- Đội ngũ CBCCX của huyện Đồng Hỷ luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lãnh đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới ở địa phương. Đa số cán bộ, công chức đoàn kết nhất trí, phục tùng sự lãnh đạo của cấp uỷ cấp trên theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Phát huy vai trò lãnh đạo và sáng tạo trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, chính quyền, đoàn thể đạt vững mạnh toàn diện.

- Đa số CBCCX có đạo đức, lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, gần gũi với quần chúng, giữ được tín nhiệm với nhân dân. Nhìn chung, năng lực công tác được nâng lên do tích cực học tập, nghiên cứu thực tiễn, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác được phân công.

- Trình độ chuyên môn, LLCT của đội ngũ CBCCX được cấp uỷ các cấp quan tâm chỉ đạo, do đó được nâng lên rõ rệt ở từng khối, từng ngành, từng chức danh.

- Việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng CBCCX được thực hiện một cách công tâm, khách quan, đúng quy chế, quy trình, theo đúng phân cấp quản lý cán bộ, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc: "Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị".

Việc bố trí, sử dụng CBCCX căn cứ vào trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo, năng lực, sở trường công tác của cán bộ, công chức đồng thời căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ, công chức và nhu cầu công việc, chức năng nhiệm vụ của tổ chức để làm cơ sở quyết định.

Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện luân chuyển cán bộ, công chức cấp xã; bố trí xắp xếp cán bộ, công chức cấp xã .v. v thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy trình đã ban hành. Qua công tác luân chuyển, cán bộ, công chức trưởng thành về mọi mặt, phát huy được năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, đẩy mạnh theo hướng đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục tiêu chuẩn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn, LLCT cho đội ngũ CBCCX đương chức và dự nguồn, bao gồm đào tạo nâng cao và bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã; đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo tiêu chuẩn, ngạch bậc cho cán bộ, công chức đang công tác.

Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCCXđã được cụ thể hoá bằng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cả nhiệm kỳ và hàng năm. Trên cơ sở tiêu chuẩn để lựa chọn, cử cán bộ đi học đúng đối tượng, theo kế hoạch đã đề ra. Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo được quan tâm đầu tư; chế độ, chính sách đối với từng cán bộ đi học được công bố công khai và thực hiện nghiêm túc theo quy định, đã khuyến khích, động viên cán bộ, công chức yên tâm học tập.

Nói chung, huyện Đồng Hỷ luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sơ vật chất… cho công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCX. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCX của huyện Đồng Hỷ đã từng bước đổi mới, công tác quản lí đào tạo, bồi dưỡng đang vào nền nếp, số lượng

CBCCXđược đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình quy định và chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCX đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Việc thực hiện đánh giá CBCCX được tiến hành thường xuyên, định kỳ. Thực hiện đánh giá CBCCXđúng quy định, quán triệt mục đích, yêu cầu, phương pháp, nội dung của đánh giá cán bộ, công chức. Đánh giá CBCCX được gắn với việc đánh giá đảng viên hàng năm. Kết quả đánh giá được lấy làm căn cứ để xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách CBCCX.

Công tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã của huyện trong thời gian qua đã phục vụ kịp thời trong việc xây dựng đội ngũ CBCCX nhiệm kỳ 2017 - 2020 và đặc biệt phục vụ công tác nhân sự cấp uỷ, chính quyền khi kỳ đại hội Đảng, bầu cử Hội đồng nhân dân và bổ nhiệm đề bạt cán bộ hàng năm.

- Chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật CBCCXthời gian qua được quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc, kịp thời, đặc biệt là các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế .v.v. Việc đảm bảo về chế độ, chính sách đối với CBCCX, có chế độ khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã giúp cho đội ngũ CBCCXcủa huyện ngày càng yên tâm công tác.

3.5.2. Những hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nói trên, đội ngũ CBCCX của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những tồn tại, yếu kém như sau:

Một là, về nhận thức công tác xây dựng đội ngũ cán bộ.

Đi đôi với đổi mới tư duy một cách toàn diện, công tác xây dựng đội ngũ CBCCX cũng được đổi mới. Tuy vậy, còn một số CBCCX, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý vẫn chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng trong công tác cán bộ. Việc quán triệt quan điểm, nguyên tắc của Đảng về công tác cán bộ của một số đơn vị chưa nghiêm túc, chưa phát huy được trách nhiệm của cấp ủy Đảng, trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị. Do vậy, chưa phát huy được tính chủ động thật sự của cán bộ lãnh đạo quản lý và toàn thể cán bộ, đảng viên trong việc

xây dựng đội ngũ CBCCX. Một số cán bộ, đảng viên nhận thức việc xây dựng đội ngũ CBCCXlà nhiệm vụ riêng của cấp ủy, chính quyền cấp trên. Vì vậy, nhiều vấn đề về công tác xây dựng cán bộ chưa được cụ thể hóa thành những hướng dẫn chỉ đạo thực hiện.

Hai là, về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Đội ngũ CBCCX của huyện Đồng Hỷ còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về trình độ chuyên môn và năng lực nghiệp vụ. Điều đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc. Tỷ lệ CBCCX là người dân tộc thiểu số có những xã chưa đảm bảo tính cân đối của xã miền núi, vùng cao, trình độ chuyên môn của CBCCX là người dân tộc thiểu số còn hạn chế nên phần nào cũng ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Một bộ phận nhỏ CBCCXhuyện Đồng Hỷ chưa thực sự yên tâm công tác, còn ngại khó, ngại khổ, có cán bộ, công chức chưa sẵn sàng tự giác nhận sự phân công của lãnh đạo, nêu lý do từ chối nhiệm vụ mà tổ chức dự kiến. Một số khác, có tư tưởng “an phận thủ thường”, chưa có ý thức học tập cao, không có chí tiến thủ, nghiệp vụ chưa thực sự tinh thông, lý luận cơ bản thiếu, làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm, gặp công việc khó khăn sẽ bộc lộ sự yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Số CBCCX chưa có trình độ LLCT còn chiếm tỷ lệ cao.

- Số ít CBCCX, thậm chí có cả cán bộ lãnh đạo quản lý chưa thật tận tâm với nghề nghiệp, làm việc qua loa, đại khái, nên hiệu quả công việc chưa cao.

- Lãnh đạo của một số đơn vị chưa phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm; năng lực quản lý và điều hành, thiếu kiểm tra đôn đốc việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức dưới quyền do đó còn có cán bộ, công chức cấp xã không hoàn thành nhiệm vụ, bị vi phạm kỷ luật.v.v.

Ba là, về công tác cán bộ

- Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã vẫn còn nhiều bất cập. Tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ, công chức cấp xã vào quy hoạch còn quá chung chung, chưa được cụ thể hóa đối với từng loại chức danh. Mục tiêu quy hoạch cán bộ, công chức chưa được xác định rõ ràng ở từng cấp. Nhiều cán bô, công chức lãnh đạo, quản lý chưa chủ động xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức kế nhiệm cho ngành, địa phương mình. Chưa thực hiện tốt các khâu sau quy hoạch như kiểm tra,

quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ, công chức theo quy định. Công tác quy hoạch cán bộ có lúc, có nơi chưa thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ, còn cục bộ, khép kín; quy hoạch cán bộ chưa đảm bảo chất lượng, dẫn đến khi sử dụng, không đúng với quy hoạch.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã có những đơn vị chưa được quan tâm đúng mức. Chương trình, nội dung đào tạo tuy đã được đổi mới, nhưng vẫn mang nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, thiếu rèn luyện kỹ năng và xử lý tình huống; chưa xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp, nhiều nội dung còn trùng lắp. Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã được đào tạo cử nhân, cao cấp lý luận chính trị còn rất thấp. Trên thực tế, có cán bộ, công chức cấp xã, thậm chí cả cán bộ lãnh đạo quản lý chưa gương mẫu học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Công tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã: Chưa xây dựng rõ tiêu chí đánh giá từng chức danh cụ thể, do đó hiệu quả chưa cao. Công tác đánh giá cán bộ, công chức cấp xã có nơi chưa thực sự coi trọng, ở một số đơn vị còn yếu, mới chủ yếu đánh giá phục vụ quy hoạch, khi hết nhiệm kỳ và bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, công chức. Có những đơn vị, đôi khi thực hiện việc đánh giá cán bộ, công chức cấp xã chưa đảm bảo đúng quy trình, chưa xem xét toàn diện, công tâm, khách quan. Tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, không nói thẳng, nói thật vẫn còn tồn tại. Chưa đánh giá đúng với chất lượng và hiệu quả công việc, chưa thực sự coi trọng tiêu chuẩn và nhu cầu công việc. Việc bố trí, giải quyết chế độ đối với một số cán bộ, công chức cấp xã không đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn, năng lực công tác còn yếu, không hiệu quả. Còn bố trí cán bộ, công chức không theo đúng chuyên môn được đào tạo, dẫn đến công việc, hiệu quả quản lý kém.

- Việc sử dụng, phân công công tác cho cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn hạn chế, chưa phát huy hết những tiềm năng của đội ngũ cán bộ, công chức hiện có. Vẫn còn tình trạng phân công thực hiện công việc trái với khả năng, trình độ, sở trường, ngạch, bậc đang giữ.

- Công tác thanh tra công vụ chưa được quan tâm đúng mức; lực lượng công chức làm thanh tra công vụ chủ yếu là kiêm nhiệm nên khó kiểm soát được hành vi vi phạm công vụ của công chức…

mạnh, chưa đạt như mong muốn, việc thu hút, giữ chân cán bộ, công chức giỏi chưa cao, chưa có chính sách thu nhập, trọng dụng, tôn vinh, khen thưởng, đãi ngộ thỏa đáng.

3.5.3 Nguyên nhân

Những hạn chế, bất cập trên của đội ngũ CBCCX huyện Đồng Hỷ do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Một số cấp uỷ, cơ quan, đơn vị chưa xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của chiến lược cán bộ, công chức. Nhận thức chưa rõ, chưa đầy đủ về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung quy trình cần thực hiện của công tác cán bộ. Việc tổ chức thực hiện chưa tích cực, xác định bước đi cụ thể còn lúng túng, chưa tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác cán bộ. Chưa xác định rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm của công tác cán bộ ở đơn vị; vì vậy, chưa có giải pháp mạnh mẽ thích hợp.

- Ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác thực tiễn của một bộ phận CBCCXchưa cao, chậm khắc phục những hạn chế, khuyết điểm. Một số CBCCXchưa thực sự tự giác tu dưỡng, rèn luyện và nỗ lực phấn đấu vươn lên về mọi mặt, nhằm đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới.

- Công tác quản lý CBCCX có khi còn xem nhẹ. Một số CBCCX mắc sai lầm, khuyết điểm song phát hiện chưa kịp thời, xử lý còn nể nang, nương nhẹ, chưa thật nghiêm minh.

- Một số địa phương, đơn vị đánh giá cán bộ còn chung chung, chưa dựa trên năng lực công tác và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, để đánh giá theo tiêu chí đề ra. Cách thức làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã còn chưa khoa học, một số chức danh chưa được phân công đúng người đúng việc.

- Một số chủ trương, giải pháp về công tác cán bộ, công chức chưa đồng bộ. Hệ thống chính sách về cán bộ, công chức còn nhiều bất cập, chưa điều chỉnh kịp thời; đặc biệt là chính sách đãi ngộ; chính sách tiền lương còn nhiều bất hợp lý đã phần nào ảnh hưởng tới tư tưởng của CBCCX.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN 4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế- xã hội và cải cách hành chính của huyện Đồng Hỷ

4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2020 – 2025

Một là: Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp huyện, cấp xã. Phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc trong huyện; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Hai là: Tạo môi trường, cơ chế nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)