Bài học kinh nghiệm đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực tại tổng công ty giấy việt nam (Trang 37)

6. Kết cấu luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam

Từ những kinh nghiệm trong quản lý NNL của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và Công ty Cổ phần Giấy Hải Tiến, có thể rút ra một số kinh nghiệm trong việc quản lý NNL đối với VINAPACO như sau:

Thứ nhất, ban lãnh đạo công ty phải coi trọng công tác quản lý NNL, coi đây là động lực phát triển của công ty. Từ đó xây dựng các chính sách quản lý NNL phù hợp.

Thứ hai, phải thực hiện hoạch định NNL. Công tác hoạch định phải được thực hiện một cách toàn diện với tất cả các vị trí công việc. Hoạch định dựa trên đầy đủ các căn cứ khoa học và phải thực hiện hoạch định cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Công tác tuyển dụng phải công khai và minh bạch, tránh cơ chế con ông cháu cha, mối quan hệ quen biết. Có kế hoạch, nội dung và quy trình tuyển dụng rõ ràng.

Thứ ba, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho NLĐ. Xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, chi tiết. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với từng nhóm đối tượng. Nội dung đào tạo phải gắn với yêu cầu thực tế công việc. Bố trí, hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng NLĐ.

Thứ tư, bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với trình độ, chuyên môn, năng lực của NLĐ. Thường xuyên luân chuyển cán bộ để phát huy hết năng lực của NLĐ ở các vị trí công việc. Đồng thời, giảm thiểu rủi ro đạo đức nghề nghiệp, tạo ra sức ì khi chỉ công tác tại một vị trí.

Thứ năm, chế độ khen thưởng phải hợp lý nhằm khích lệ tinh thần và tạo động lực làm việc cho NLĐ. Chính sách đãi ngộ và thăng tiến cho NLĐ phải minh bạch, đánh giá đúng năng lực làm việc của họ nhằm thu hút và giữ chân người giỏi.

Tiểu kết Chương 1

Quản lý NNL là một trong những vấn đề rất được các nhà quản lý quan tâm bởi xét cho cùng, con người chính là nguồn tài sản vô giá và là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp. Nếu quản lý, sử dụng hợp lý NNL sẽ góp phần phát huy tối đa nguồn lực này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc nắm vững và nhận thức rõ những vấn đề lý luận cơ bản về NNL, về quản lý NNL có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quản lý điều hành doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích khái quát cơ sở lý luận về NNL, quản lý NNL, nhằm phân tích đánh giá công tác quản lý NNL của doanh nghiệp, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào các doanh nghiệp sao cho phù hợp, làm sao để NNL phát huy được hiệu quả cao nhất cho mục tiêu phát triển của mỗi doanh nghiệp, đơn vị.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Thực trạng quản lý NNL tại Tổng công ty Giấy Việt Nam được thực hiện như thế nào?

- Câu hỏi 2: Còn có những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân nào trong quản lý NNL tại Tổng công ty Giấy Việt Nam?

- Câu hỏi 3: Những giải pháp nào để hoàn thiện quản lý NNL tại Tổng công ty Giấy Việt Nam?

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin lấy từ sách, báo, các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới quản lý NNL.

Thu thập từ Internet để có các thông tin về quản lý NNL của một số doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, những kết quả, hạn chế trong quản lý NNL của những doanh nghiệp đó.

Tài liệu của Tổng công ty Giấy Việt Nam gồm: Báo cáo kết quả SXKD giai đoạn 2017 - 2019 và các báo cáo liên quan đến quản lý NNL của Tổng công ty

Thu thập từ các cơ quan Nhà nước, của tỉnh Phú Thọ về chủ trương chính sách liên quan đến quản lý NNL trong doanh nghiệp.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Hiện tại Tổng công ty Giấy Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty với nhiều phòng, ban chức năng; các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị hạch; công ty con.

Để tìm hiểu, đánh giá thực trạng quản lý NNL tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, tác giả thực hiện thu thập các thông tin sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan đến quản lý NNL.

Mục đích của khảo sát nghiên cứu là thu thập thông tin để xây dựng hệ thống chỉ tiêu, nghiên cứu thực trạng và đánh giá công tác quản lý NNL trong Tổng công ty Giấy Việt Nam, từ đó xác định các yếu tố cơ bản ảnh hưởng và các giải pháp

hoàn thiện công tác quản lý NNL trong Tổng công ty. Vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học.

* Phương pháp điều tra

(i) Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những đặc điểm về nhân sự trong lĩnh vực đang nghiên cứu, tập trung vào nhân sự giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhân sự sản xuất trực tiếp trong Tổng công ty.

Mục đích phỏng vấn sâu các đối tượng khác nhau để nhận thông tin giúp tác giả có thể so sánh các thông tin thu thập được từ các đối tượng khác nhau, đánh giá tính logic khoa học của kết quả phân tích định lượng với những thông tin phỏng vấn thu thập được. Các nhóm đối tượng tham gia khảo sát định tính: nhóm cán bộ quản lý, nhân viên hành chính, nhóm lao động trực tiếp sản xuất.

(ii) Phương pháp quan sát tại nơi làm việc

Tác giả thực hiện quan sát các thao tác tại nơi làm việc, thái độ làm việc, thái độ giao tiếp ứng xử, tác phong làm việc, khả năng xử lý tình huống của cán bộ quản lý và công nhân lao động… tại nơi làm việc của đối tượng nghiên cứu.

(iii) Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Cuộc khảo sát sử dụng bảng hỏi cấu trúc, bán cấu trúc để thu thập thông tin. Mẫu khảo sát định lượng được xác định theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

* Đối tượng điều tra và phương thức điều tra

- Đối tượng điều tra là các cán bộ công nhân viên, những NLĐ trực tiếp tại văn phòng Tổng công ty và Nhà máy giấy Bãi Bằng, thuộc, Tổng công ty Giấy Việt Nam.

- Phương thức điều tra: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra tác giả tiến hành lựa chọn hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên để tiến hành điều tra. Việc lựa chọn phương pháp chọn mẫu này giúp cho người trả lời dễ tiếp cận, sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

Trên cơ sở lý luận về phương pháp chọn mẫu, tác giả đã tiến hành triển khai thu thập thông tin bằng hình thức phát phiếu khảo sát đến NLĐ trong Tổng công ty

Giấy Việt Nam, hướng dẫn điền phiếu và bổ sung thông tin phù hợp cùng với các đối tượng được phỏng vấn trong trường hợp cần thiết.

* Quy mô mẫu điều tra

Quy mô lao động của văn phòng Tổng công ty và 7 đơn vị hạch toán báo số của Tổng công ty Giấy Việt Nam (tại thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) tính đến thời điểm 31/12/2019 là 2.868 người, để đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu tác giả tiến hành điều tra CBCNV của Công ty theo công thức sau: Để xác định số CBCNV trong nghiên cứu, tác giả sử dụng công chọn mẫu của Slovin: ) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n là cỡ mẫu nghiên cứu

N là tổng số CBCNV của Công ty, gồm 2.868 người

e: khả năng sai số. Mức sai số được chọn trong nghiên cứu này là 5% Từ đó xác định được cỡ mẫu tối thiểu n = 351 (người)

Thời gian điều tra khảo sát được tiến hành vào tháng 7 năm 2020.

* Triển khai thu thập số liệu

Trên cơ sở mẫu điều tra 351 cán bộ công nhân viên tại Tổng công ty, tác giả đã triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:

Bước 1: Tiến hành phát phiếu điều tra cho các đối tượng phỏng vấn nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cương nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những người có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như các khái niệm được sử dụng trong bảng câu hỏi.

Nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát là phù hợp đối với nghiên cứu này, trong phiếu điều tra phát ra và trên bảng câu hỏi nghiên cứu đều nhấn mạnh đến đặc điểm của đối tượng khảo sát để loại các đối tượng không phù hợp. Nhằm đảm bảo tính bảo mật thông tin của người trả lời, bảng câu hỏi đã thể hiện cam kết chỉ sử dụng thông tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

Bước 2: Nhận phiếu đã điền thông tin và tổng hợp kết quả của người được điều tra.

Bước 3: Tiến hành điều tra lại một số đối tượng nếu các câu trả lời chưa đủ ý hoặc chưa rõ nghĩa..

* Các thước đo và thang đo được sử dụng:

Để đánh giá công tác quản lý NNL tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, luận văn sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Cụ thể:

Các biến quan sát trong phiếu điều tra được trả lời theo thang đo 5 mức độ từ 1 đến 5 với quy ước:

1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không ý kiến; 4 - Đồng ý

5 - Rất đồng ý

Kết quả điểm số trung bình của các cán bộ công nhân viên theo từng biến quan sát sẽ phản ánh mức độ cảm nhận đối với công tác quản lý NNL tại Tổng công ty Giấy Việt Nam; mức độ cảm nhận này theo quy ước như sau:

Điểm trung bình Ý nghĩa

1,00 - 1,80 Rất không đồng ý

1,81 - 2,60 Không đồng ý

2,61 - 3,40 Không ý kiến

3,41 - 4,20 Đồng ý

4,21 - 5,00 Rất đồng ý

2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Các dữ liệu sau khi thu thập được kiểm tra lại và điều chỉnh đảm bảo đạt được các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và lôgíc.

Sau khi điều chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo từng đối tượng và nội dung điều tra.

Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp dữ liệu điều tra là: máy tính, phần mềm Excel.

2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Sau khi thu thập thông tin và số liệu, bao gồm cả số liệu thứ cấp và sơ cấp sẽ được tập hợp lại thành bảng biểu, sau đó dùng các công cụ như excel,…để làm rõ tính chất của các dạng số liệu, cụ thể hóa thước đo số liệu nhằm mô tả cho đối tượng nghiên cứu. Trong phương pháp thống kê mô tả, tác giả sử dụng chủ yếu các tiêu chí về thống kê về tổng số lượng, giá trị trung bình, độ lệch, biểu đồ tỷ lệ phần trăm phân tích xu hướng,…

Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả tập trung chủ yếu xem xét các giá trị trung bình dựa vào tổng điểm số cho điểm của các ý kiến, sau khi có điểm trung bình tác giả sẽ xem xét mức độ quan trọng của các yếu tố cũng như điểm trung bình chung mức độ phản ứng với các yếu tố của đối tượng nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán.

Trong luận văn sử dụng phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm và so sánh về công tác quản lý NNL giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành kinh doanh.

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau

- Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%). - Phương pháp so sánh gồm các dạng: so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiện trạng nguồn nhân lực của Tổng công

ty Giấy Việt Nam

+ Quy mô nhân lực;

+ Cơ cấu nhân lực theo trình độ và giới tính;

+ Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi và thâm niên làm việc + Cơ cấu nhân lực theo tính chất công việc

2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản lý nhân lực

2.5.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá thu hút nhân lực

- Tỷ lệ hồ sơ dự tuyển so với chỉ tiêu cần tuyển trong đợt tuyển dụng

Tỷ lệ hồ sơ dự tuyển so với

nhu cầu tuyển dụng =

Số hồ sơ dự tuyển Nhu cầu tuyển dụng

Chỉ số này đo lường mức độ hiệu quả truyền thông của DN. Số lượng hồ sơ xin việc nhận được nhiều là tín hiệu tốt cho thấy: có thể là do danh tiếng DN tốt, có sức hấp dẫn lớn đối với ứng viên; có thể là do khâu truyền thông tốt; có thể là do chính sự hấp dẫn của công việc, v.v…

- Tỷ lệ tuyển dụng so với nhu cầu

Tỷ lệ tuyển dụng so với nhu cầu =

Số người được tuyển dụng Nhu cầu tuyển dụng

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của công tác tuyển dụng xem số lượng người được tuyển dụng có đủ theo nhu cầu tuyển dụng đặt ra hay không. Nếu chỉ tiêu này cao cho thấy được doanh nghiệp đã tuyển được đủ số lượng người cần thiết để đáp ứng yêu công việc. Nếu chỉ tiêu này thấp phản ánh một phần chất lượng của các ứng viên dự tuyển không đạt yêu cầu.

2.5.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Tổng số lượt học viên được đào tạo

Tỷ trọng của từng nhóm đối tượng được

đào tạo

=

Tổng số lượt đào tạo theo từng nhóm đối tượng

× 100 Tổng số lượt đào tạo của

doanh nghiệp

Trong đó: Nhóm đối tượng: cán bộ, nhân viên và công nhân kỹ thuật

- Tổng số khóa đào tạo

- Cơ cấu đào tạo theo nội dung

Tỷ trọng số lượt đào tạo theo từng nội dung =

Số lượt đào tạo theo từng nội dung

×100 Tổng số lượt đào tạo

Các nội dung đào tạo: kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, an toàn lao động..

- Tổng kinh phí đào tạo

- Cơ cấu nguồn kinh phí đào tạo

Tỷ trọng nguồn kinh phí thứ i =

Số kinh phí bố trí được từ nguồn vốn thứ i

×100 Tổng kinh phí cho hoạt động đào tạo

Chỉ tiêu này cho biết: Trong tổng số kinh phí doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động đào tạo, doanh nghiệp đã huy động từ những nguồn nào, tỷ trọng kinh phí huy động từ những nguồn đó trong tổng kinh phí cho hoạt động đào tạo là bao nhiêu.

- Cơ cấu sử dụng kinh phí cho các phương pháp đào tạo

Tỷ trọng kinh phí sử dụng theo từng phương

pháp đào tạo

=

Số kinh phí sử dụng theo từng phương pháp đào tạo

× 100 Tổng kinh phí cho hoạt động

đào tạo

2.5.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sắp xếp và sử dụng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực tại tổng công ty giấy việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)