Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Giấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực tại tổng công ty giấy việt nam (Trang 105 - 107)

6. Kết cấu luận văn

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Giấy

Việt Nam

3.3.1.Các yếu tố khách quan

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật:

Máy móc thiết bị là một trong những yếu tố tham gia trực tiếp của quá trình sản xuất chính vì thế việc hiện đại hoá máy móc thiết bị hay đổi mới công nghệ là hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói chung và VINAPACO nói riêng, muốn tồn tại và phát triển được cần phải theo kịp được sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu …Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ tương xứng mới có thể vận hành, sử dụng các loại máy móc, thiết bị mới. Ngoài ra, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép các doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử dụng ít hay nhiều lao động, từ đó ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và chất lượng NNL. Điều này đặt ra vấn đề cho doanh nghiệp sản xuất nói chung và VINAPCO nói riêng trong công tác tuyển dụng lao động có trình độ, tay nghề cao, trong công tác đào tạo đội ngũ nhân lực, trong công tác bố trí và sử dụng lao động hợp lý, phù hợp với trình độ, khả năng của NLĐ,….

- Thị trường lao động

VINAPACO có hệ thống trụ sở, xí nghiệp, nhà máy và các chi nhánh chủ yếu tập trung ở Phú Thọ và một số tỉnh khu vực phía Bắc. Ngoài ra, VINPACO cũng có một số chi nhánh, công ty con ở Đà Nẵng, thành phố HCM, Kon Tum,… Do đó, NNL của VINAPACO tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc và một số tỉnh khu vực phía nam. Số lượng và chất lượng NNL của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý NNL của VINAPACO.

Theo kết quả điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê Việt Nam, đến hết quý 3/2019, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 55,7 triệu người, lao động từ 15 đến 59 tuổi đạt 49,1 triệu người, chiếm 88,2% lực lượng lao động.

Từ kết quả này cùng với nhiều phân tích khác cho thấy, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, mà nếu tận dụng tốt họ có thể đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế, mở rộng đầu tư vào xã hội.

Mặc dù vậy, chất lượng NNL lao động Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập; Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn. Đồng thời, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khả năng hòa nhập của học sinh, sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp trong môi trường lao động mới; Khả năng thích ứng với thay đổi, kỹ năng thực hành và ý thức, tác phong làm việc cũng chưa cao.

Xác định được tầm quan trọng của NNL, trong những năm qua, Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển để nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế như Nghị quyết số 13/NQ- TU ngày 02/05/2007 của Tỉnh ủy về Nâng cao chất lượng NNL, Nghị quyết số 103/2007/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Chương trình nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2015, Đề án số 940/UBND của UBND tỉnh về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao,…Qua đó, đã tạo điều kiện cho NLĐ có điều kiện học nghề, nâng cao trình độ tay nghề, tạo việc làm và tìm việc làm, góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu việc làm trên địa bàn.

Nghị quyết Đại học Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 – 2015 xác định: Đào tạo NNL là một trong ba khâu đột phá, sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản hoàn thành tỉnh công nghiệp. Thực hiện chủ trương đó, UBND tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển NNL của tỉnh giai đoạn 2011- 2020 với mục tiêu: Phấn đấu đưa Phú Thọ trở thành một trong những trung tâm đào tạo và cung cấp NNL chất lượng cao của khu vực trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó qua

đào tạo nghề 40%; năm 2020 đạt 70%, trong đó qua đào tạo nghề là 50%. Giai đoạn 2011 – 2020, tổng số nhân lực đào tạo mới 417,7 nghìn người; đến năm 2020, tỷ lệ giáo viên, giảng viên các trường đại học có trình độ từ thac sĩ trở lên đạt trên 90%, các trường cao đẳng có trình độ từ đại học trở lên 95%, trường cao đẳng nghề trên 95%, các trường trung học nghề từ 60% trở lên; hình thành cơ sở đào tạo nghề mới, nhất là nghề công nghệ cao như: viễn thông, điện tử, tài chính, ngân hàng,…

Tất cả những yếu tố trên có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý NNL của các doanh nghiệp nói chung và với VINAPACO nói riêng. Trước hết, số lượng nhân lực sẽ ảnh hưởng tới công tác hoạch định, tuyển dụng NNL. Chất lượng lao động trên thị trường sẽ ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển NNL của VINAPACO,….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực tại tổng công ty giấy việt nam (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)