Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực tại tổng công ty giấy việt nam (Trang 44 - 47)

6. Kết cấu luận văn

2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản lý nhân lực

2.5.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá thu hút nhân lực

- Tỷ lệ hồ sơ dự tuyển so với chỉ tiêu cần tuyển trong đợt tuyển dụng

Tỷ lệ hồ sơ dự tuyển so với

nhu cầu tuyển dụng =

Số hồ sơ dự tuyển Nhu cầu tuyển dụng

Chỉ số này đo lường mức độ hiệu quả truyền thông của DN. Số lượng hồ sơ xin việc nhận được nhiều là tín hiệu tốt cho thấy: có thể là do danh tiếng DN tốt, có sức hấp dẫn lớn đối với ứng viên; có thể là do khâu truyền thông tốt; có thể là do chính sự hấp dẫn của công việc, v.v…

- Tỷ lệ tuyển dụng so với nhu cầu

Tỷ lệ tuyển dụng so với nhu cầu =

Số người được tuyển dụng Nhu cầu tuyển dụng

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của công tác tuyển dụng xem số lượng người được tuyển dụng có đủ theo nhu cầu tuyển dụng đặt ra hay không. Nếu chỉ tiêu này cao cho thấy được doanh nghiệp đã tuyển được đủ số lượng người cần thiết để đáp ứng yêu công việc. Nếu chỉ tiêu này thấp phản ánh một phần chất lượng của các ứng viên dự tuyển không đạt yêu cầu.

2.5.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Tổng số lượt học viên được đào tạo

Tỷ trọng của từng nhóm đối tượng được

đào tạo

=

Tổng số lượt đào tạo theo từng nhóm đối tượng

× 100 Tổng số lượt đào tạo của

doanh nghiệp

Trong đó: Nhóm đối tượng: cán bộ, nhân viên và công nhân kỹ thuật

- Tổng số khóa đào tạo

- Cơ cấu đào tạo theo nội dung

Tỷ trọng số lượt đào tạo theo từng nội dung =

Số lượt đào tạo theo từng nội dung

×100 Tổng số lượt đào tạo

Các nội dung đào tạo: kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, an toàn lao động..

- Tổng kinh phí đào tạo

- Cơ cấu nguồn kinh phí đào tạo

Tỷ trọng nguồn kinh phí thứ i =

Số kinh phí bố trí được từ nguồn vốn thứ i

×100 Tổng kinh phí cho hoạt động đào tạo

Chỉ tiêu này cho biết: Trong tổng số kinh phí doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động đào tạo, doanh nghiệp đã huy động từ những nguồn nào, tỷ trọng kinh phí huy động từ những nguồn đó trong tổng kinh phí cho hoạt động đào tạo là bao nhiêu.

- Cơ cấu sử dụng kinh phí cho các phương pháp đào tạo

Tỷ trọng kinh phí sử dụng theo từng phương

pháp đào tạo

=

Số kinh phí sử dụng theo từng phương pháp đào tạo

× 100 Tổng kinh phí cho hoạt động

đào tạo

2.5.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sắp xếp và sử dụng lao động - Số lao động hiện có

- Nhu cầu lao động

- Chênh lệch giữa nhu cầu về lao động và số lao động thực tế hiện có 2.5.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả duy trì nguồn nhân lực

Tỷ lệ nhân viên được xếp loại đánh

giá theo các mức =

Số nhân viên được xếp loại đánh giá theo từng mức

× 100 Tổng số nhân viên được xếp loại

Trong đó:

Các mức xếp loại đánh giá: A, B, C, D

- Tổng quỹ lương - Tiền lương bình quân

Tiểu kết Chương 2

Để kết quả nghiên cứu đảm báo tính logic, chính xác, khoa học đồng thời nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra thì phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong chương này tác giả đã trình bày chi tiết phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích và xử lý thông tin và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong luận văn. Đây là những cơ sở quan trọng phục vụ phân tích thực trạng và đánh giá công tác quản lý NNL tại VINAPACO trong chương tiếp theo.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nguồn nhân lực tại tổng công ty giấy việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)