1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.2. Quản lí giáo dục
Quản lí nói chung và quản lí giáo dục nói riêng là hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của đối tượng quản lí lên các thành phần bị quản lí nhằm thực hiện các kế hoạch theo chương trình đã định trước để đạt mục tiêu cụ thể nào
đó. Đây là hoạt động tập trung cao độ nhận thức của con người nhằm để đạt được một kết quả nào đó.
Theo tác giả Trần Kiểm (2014) với thuật ngữ “quản lí giáo dục” có nhiều quan niệm khác nhau. Bởi đây là khái niệm có liên quan đến cơng tác QL một hệ thống (quản lí vĩ mơ) và quản lí lên một đối tượng cụ thể (quản lí vi mơ). Cấp quản lí vĩ mơ tương ứng với việc quản lí một hoặc một loại đối tượng có quy mơ lớn, bao quát tồn hệ thống. Nhưng, trong hệ thống này lại có nhiều hệ thống con và tương ứng với hệ thống con này có hoạt động QL đó là quản lí vi mơ.
Từ quan niệm này, tác giả đưa ra các khái niệm quản lí giáo dục ở tầm vĩ mơ và vi mơ như sau:
Quản lí GD là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL lên hệ thống GD nhằm tạo ra tính vượt trội của hệ thống, sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống tới mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với mơi trường bên ngồi luôn luôn biến động;
Đối với cấp vi mô theo tác giả, là quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, con người (CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh), các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thơng tin,…) và các ảnh hưởng ngồi nhà trường một cách hợp quy luật (quy luật QL, quy luật GD, quy luật tâm lí, quy luật kinh tế, quy luật xã hội,…) nhằm đạt mục tiêu GD.
Quản lí giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở GD là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển GD, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội (Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân, 1984).
Từ những khái niệm trên đây người nghiên cứu nhận thấy quản lí GD là sự tác động có chủ đích, có kế hoạch của chủ thể các nhà quản lí lên tồn bộ hệ thống GD nhằm đưa hệ thống GD thống nhất trong những hành động nhằm đạt mục tiêu GD.
Như vậy quản lí GD là một quá trình điều khiển và điều chỉnh các kế hoạch nhằm thực hiện thành cơng các mục tiêu đã đề ra trước đó. Trong quản lí GD phải có đầy đủ các thành phần sau đây: Chủ thể quản lí và đối tượng quản lí (Chủ thể quản lí GD là các cơ quan QL giám sát thực thi quyền hành pháp hay nói cách khác đây là q trình xem xét việc thực hiện các quyền đã được luật định về lĩnh vực GD. Q trình quản lí là q trình tác động qua lại quy định lẫn nhau giữa chủ thể quản lí và đối tượng bị quản lí. Sự tác động chủ yếu diễn ra khi cả hai đối tượng nhận thông tin lẫn nhau. Đối với nhà quản lí thơng tin chủ yếu là thơng tin điều chỉnh, điều khiển. Đối với đối tượng bị quản lí thơng tin chủ yếu là thông tin phản hồi ngược, đây là những thông tin giúp các nhà QL điều chỉnh, bổ sung q trình QL của mình. Quản lí giáo dục là một quá trình thống nhất trong hệ thống trong đó sự thích nghi của hai đối tượng là điều kiện tiên quyết giúp quá trình QL hoạt động đúng chức năng của nó. Sự thích nghi thể hiện ở chỗ đối tượng QL vận dụng đúng các quy luật của GD vào cơng tác quản lí).