Cơ chế chính sách hiện nay của ngành GD&ĐT về cơ bản đã đáp ứng được về việc QL ở mức độ vĩ mô. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó cơ chế chính sách QL trong GD về QL ĐNGV cần phải đổi mới nhất là về chế độ lương, phụ cấp tương xứng với thời gian, công sức GV đã bỏ ra để theo kịp tình hình hiện tại của xã hội. Theo quy định về phụ cấp đối với GVMN Khoản 1 Mục II Thông tư số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC có quy định về mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non. Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Mục I Thông tư số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC quy định đối tượng tại khoản 1 mục I không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian và có thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành. Đối với quy định về lương và phụ cấp thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên mầm non tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 48/2011/TT- BGDĐT nêu rõ thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau: Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có); Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành. Thế nhưng tại Khoản 1 Mục III Thông tư số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC lại quy định phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và “không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”. Qua đó, chế độ đãi ngộ so với tính chất công việc của GVMN chưa thực sự làm yên tâm những người trong ngành nên dẫn đến việc một số giáo viên trẻ mới ra trường chỉ xem đây là bước đệm cho sự nghiệp mà chưa thực sự yên tâm gắn bó.
Do tính chất nghề nghiệp chịu sự áp lực cao từ nhiều phía: gia đình, xã hội và nhà trường nên trong công việc GVMN thường phải chịu những thiệt thòi không đáng có. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của những người làm công tác ươm mầm cho tương lai.
Các yếu tố vừa nêu trên cũng phần nào ảnh hưởng đến nhận thức của cả CBQL và GV. Ngày 05/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP có các nội dung nổi bật về chính sách hỗ trợ cho trẻ em mẫu giáo và GVMN, cụ thể chính sách dành cho GVMNnhư sau:
Tại Điều 7, đối tượng được áp dụng:
GV (kể cả phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong định mức ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập (1);
GV đang làm ở cơ sở mầm non dân lập, tư thục (2);
GV trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số vùng ĐBKK (3); GV dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp trẻ ghép từ 2 độ tuổi trở lên, GV dạy tăng cường tiếng Việt tại nhóm, lớp mẫu giáo có trẻ em là dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ cơ sở công lập vùng khó khăn, ĐBKK (4).
Tại Điều 8Chế độ được hưởngchính sách của các đối tượng:
GV thuộc trường hợp (1) đủ tiêu chuẩn hạng IV trở lên thì được ký hợp đồng lao động, xếp lương theo GV hạng IV theo bảng lương Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và hưởng chế độ như viên chức công lập;
GV thuộc trường hợp (2) được hỗ trợ tài liệu, chi phí tập huấn khi tham gia các lớp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Mức hỗ trợ ngân sách tương đương GV công lập cùng trình độ tập huấn;
GV thuộc trường hợp (3) được thanh toán tiền mua tài liệu học tập (trừ tài liệu tham khảo) tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số, chi trả theo hóa đơn tài chính và được chi trả 3 năm;
GV thuộc trường hợp (4) được hỗ trợ 450.000 đồng/tháng trả cùng tiền lương, với thời gian 9 tháng/năm (từ tháng 9 năm trước đến hết tháng 5 năm sau). Thời gian hưởng hỗ trợ là 9 tháng/năm (từ tháng 9 năm trước đến hết tháng 5 của năm liền kề), tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và
“không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp”.
Mặc dù GV vẫn biết trình độ nhận thức của GV thể hiện qua năng lực sư phạm, cách làm việc và mục tiêu phát triển bản thân. Thế nhưng chế độ đãi ngộ không tương xứng với những gì họ đã bỏ ra thì thật sự không có một cá nhân nào có thể yên tâm công tác và gắn bó dài lâu với ngành khi cuộc sống của họ chưa đảm bảo để họ có thể lo cho gia đình. Điều này dẫn đến tình trạng việc thực hiện và hoàn thành công việc chỉ mang tính hình thức làm cho xong việc, qua loa, không chú trọng việc nâng cao chất lượng, không quan tâm vấn đề nâng cao trình độ nhận thức, năng lực công tác chuyên môn, nghiệp vụ vì họ cho rằng có học tập bồi dưỡng có hay không cũng không quan trọng vì cơ chế hiện nay chưa làm GV thật sự quan tâm vấn đề này; có đi bồi dưỡng thêm thì họ vẫn không được tăng lương đến hạn thì họ vẫn được tăng lương thường xuyên thậm chí có một số lớp bồi dưỡng GV đi học vẫn không được hỗ trợ thêm về chi phí học tập nên họ không chú tâm về việc có cần bồi dưỡng hay không. Chính yếu tố này sẽ kìm hãm sự phát triển của nhà trường đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác.
Kết luận Chương 1
Trên cơ sở tìm hiểu phân tích những quan điểm của các tác giả về hoạt động quản lí giáo dục nói chung và quản lí hoạt động đội ngũ giáo viên mầm non nói riêng, tác giả đã phần nào làm rõ thêm một số phần cơ sở lí luận trong công tác quản lí đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay như: Các quan điểm về công tác quản lí ĐNGVMN, trong và ngoài nước. Chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV mầm non nói chung. Tổng hợp, phân tích và thống nhất các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài nghiên cứu. Khái quát những đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên mầm non có tác động trực tiếp đến công tác quản lí của hiệu trưởng. Nêu lên những yếu tố chủ quan cũng như khách quan có ảnh hưởng đến công tác quản lí ĐNGVMN hiện nay.
Trên đây là những phân tích của người nghiên cứu về hoạt động quản lí ĐNGV dưới góc độ cơ sở lí luận cho thấy ĐNGV đóng vai trò quyết định trong việc chăm sóc GD trẻ, là lực lượng trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối về GD nhằm thực hiện thành công mục tiêu của GD. Đội ngũ GV phải đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực giảng dạy của ĐNGV. Công tác QL đội ngũ nhân sự tại các trường là một công việc hết sức quan trọng. Công tác này giúp người hiệu trưởng thấy được phương hướng, cách thức QL ĐNGV đảm bảo cho nhà trường sử dụng đúng người, đúng chỗ và đạt hiệu quả trong nhiệm vụ được phân công; QL ĐNGV theo mục 1.4.4. đồng thời phải dựa trên nhu cầu thực tế của từng trường và phải mang tính toàn diện nhằm xây dựng và QL ĐNGV đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng và có cơ cấu hợp lí thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương và Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa XI chỉ rõ
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội và hội nhập quốc tế. Các vấn đề trong nội dung quản lí đội ngũ giáo viên mầm non góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng công tác và hiệu quả GDMN. Mặc dù còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhưng người nghiên cứu hy vọng bổ sung được một số khía cạnh về lí luận trong lĩnh vực nghiên cứu này.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN,
TỈNH SÓC TRĂNG
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH, văn hoá giáo dục của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương
Huyện Mỹ Xuyên nằm ở phía Nam tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp với huyện Trần Đề; phía Tây giáp huyện Thạnh Trị và tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp với thị xã Vĩnh Châu; phía Bắc giáp với thành phố Sóc Trăng và huyện Mỹ Tú. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 37.188,42 ha. Dân số 159.956 người, trong đó: dân tộc Kinh 102.268 người chiếm 63,94%, Khmer 53.273 người chiếm 33,30%, Hoa 4.400 người chiếm 2,75% và dân tộc khác 15 người chiếm 0,01%.
Đơn vị hành chính của huyện gồm có 103 ấp, 10 xã và 01 thị trấn. Hiện tại, huyện Mỹ Xuyên có xã Thạnh Phú thuộc vùng đặc biệt khó khăn và 30 ấp được công nhận thuộc vùng đặc biệt khó khăn tại các xã Thạnh Phú, Đại Tâm, Tham Đôn, Thạnh Quới, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2 và Hòa Tú 2 theo Quyết định số 582/QĐ- TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhìn chung, về đặc điểm tình hình huyện Mỹ Xuyên là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer, có nhiều xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến. Đời sống kinh tế dựa vào nông nghiệp là chính do đất đai cằn cỗi, nhiễm phèn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, giảm nghèo chưa thật sự bền vững.
2.1.2. Tình hình giáo dục các trường Mầm non huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng
2.1.2.1. Khái quát về tình hình KT-XH
Tình hình KT-XH huyện Mỹ Xuyên trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể, bộ mặt của huyện từng bước có sự thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân hàng năm đều tăng từ 10 - 12%, huyện triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, duy trì mô hình tôm lúa bền vững mang lại hiệu quả cao, nổi bật là giá trị bình quân trên 1ha đất sản xuất tăng từ 80 triệu đồng (năm 2010) lên trên 164 triệu đồng (năm 2017), thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn (theo giá hiện hành) đạt 19,10 triệu đồng vào năm 2010 tăng lên 38,9 triệu đồng vào năm 2017. Kết cấu hạ tầng kinh tế được quy hoạch, xây dựng đồng bộ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đặc biệt là xây dựng hoàn thành 11/11 trụ sở làm việc và Nhà Văn hóa xã; ưu tiên đầu tư phát triển, các nguồn vốn được phân bổ để xây dựng các công trình trọng điểm, như: giáo dục, y tế, đường giao thông; đến nay có 100% đường giao thông nông thôn ấp liền ấp được bê tông hóa (năm 2010 là 80%). Các công trình được đưa vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả, góp phần phát triển KT-XH, phục vụ đời sống Nhân dân.
Các chương trình, dự án giảm nghèo, các chính sách an sinh xã hội, đối tượng người có công được triển khai thực hiện tốt,… bình quân hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3 - 4% (trong đó hộ Khmer giảm từ 5 - 6%). Năm 2010, toàn huyện có 10.387 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 27,93% và 4.941 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 13,28% (trong đó, có 5.094 hộ Khmer nghèo, chiếm tỷ lệ 43,32% và 1.722 hộ Khmer cận nghèo, chiếm tỷ lệ 14,64%). Qua thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đã giảm được 7.547 hộ nghèo, đến cuối năm 2017 tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 2.840 hộ/39.453 hộ, chiếm tỷ lệ 7,20% (trong đó, dân tộc Kinh là 1.273 hộ, dân tộc Hoa là 21 hộ, dân tộc Khmer là 1.546 hộ), hộ cận nghèo là 4.501 hộ, chiếm tỷ lệ là 11,41% (trong đó, dân tộc Kinh là 2.675 hộ, dân tộc Hoa là 25 hộ, dân tộc Khmer là 1.801 hộ).
Đặc biệt là triển khai thực hiện huyện điểm xây dựng nông thôn mới chuyển biến tích cực, đến cuối năm 2017 có 07 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (gồm các xã: Ngọc Tố, Hòa Tú 1, Đại Tâm, Hòa Tú 2, Ngọc Đông, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2), có 01 xã đạt 18 tiêu chí (xã Tham Đôn), 01 xã đạt 17 tiêu chí (xã Thạnh Phú) và 01 xã đạt 16 tiêu chí (xã Thạnh Quới).
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng, tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa hàng năm trên 90%. Chất lượng giáo dục được giữ vững và phát triển tích cực, mặt bằng dân trí từng bước được nâng lên, duy trì kết quả đạt chuẩn quốc gia về chống mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; toàn huyện có 32 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 55,17% tăng 28,38% so với năm 2010, đội ngũ cán bộ và giáo viên ngày càng được chuẩn hóa. Công tác đào tạo nghề được quan tâm chỉ đạo thực hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 34% tăng 12% so với năm 2010. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, không để xảy ra dịch lớn, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm dần còn 11,80%; có 11/11 trạm Y tế đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được nâng cao, các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội được ngăn chặn, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về tệ nạn xã hội. Lực lượng quân sự thực hiện tốt các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, hàng năm tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ và dự bị động viên, diễn tập chiến đấu trị an ở các xã theo quy định đều đạt chỉ tiêu; công tác tuyển chọn gọi công nhân nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu về số lượng và chất lượng.
Qua đó cho thấy KT-XH huyện Mỹ Xuyên trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể, bộ mặt của huyện từng bước có sự thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Đặc biệt trong năm 2016, cán bộ và nhân dân huyện Mỹ Xuyên đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng.
Sự nghiệp GD&ĐT tiếp tục phát triển, phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập của người dân. Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu dạy và học.
Hiện nay, toàn huyện có 53 trường trực thuộc (15 trường Mầm non, Mẫu giáo; 26 trường Tiểu học; 12 trường THCS); có 05 trường do Sở GD&ĐT quản lí (04 trường Trung học Phổ thông và 01 trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở & Trung học Phổ thông Thạnh Phú), so với năm 2010, số trường giảm là 07 trường (do sáp nhập). Hiện nay, các trường đều được trang bị tạm đủ thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc dạy và học, toàn huyện có 32/58 trường đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 55,17%. Bên cạnh đó, vẫn còn một số trường thiếu khu phục vụ học tập, thiếu phòng học để dạy 2 buổi/ngày và bàn ghế học sinh.
Năm học 2017 - 2018 mạng lưới trường, lớp thuộc vùng dân tộc Khmer được phát triển như sau:
- Tổng số trường: 22 trường (Mầm non: 06, Tiểu học: 11, THCS: 5). - Số lớp có học chữ Khmer: 205 lớp (Tiểu học: 156 lớp, THCS: 49 lớp). - Số học sinh được học chữ Khmer: 5.576 học sinh (Tiểu học: 4.021 học sinh, THCS: 1.555 học sinh).
Cùng với sự quan tâm của các cấp Ủy đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trường, tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước thiết thực chào mừng các ngày