Quản lí trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên các trường mầm non tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 30 - 32)

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.3. Quản lí trường học

Trường học là đơn vị trực tiếp thực hiện các tác động của QL giáo dục trong hệ thống GD. Đây là đối tượng cơ sở trong hệ thống GD cơ sở trong hệ thống GD quốc dân.

Với quan niệm, nhà trường là thiết chế chuyên biệt của xã hội thực hiện các chức năng kiến tạo các kinh nghiệm của xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó (DES, 1991). Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo kinh nghiệm xã hội nói trên đạt được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội.

Như vậy, nhà trường vừa là nơi thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội đồng thời đây cũng là nơi diễn ra sự tái tạo lại các kinh nghiệm của nhân loại một cách có chọn lọc nhằm phát triển và thúc đẩy sự phát triển của cá nhân theo mong muốn của xã hội.

Theo tác giả Robbins và Alvy (2004) cho rằng, nhà trường là một cộng đồng học tập hay một tổ chức học tập, khơng chỉ đối với học sinh mà cịn đối với GV và các nhà QL.

Quan điểm của tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2011), quản lí trường học là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh.

Như vậy, tác giả xem xét trường học như một tổ chức xã hội và chịu mọi sự điều chỉnh của các tổ chức có liên quan nhằm thực hiện chức năng mà xã hội đã giao phó. Trong đó, chức năng chính của nhà trường là GD các thế hệ học sinh phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội quy định.

Tác giả Phạm Minh Hạc (1986) đã chỉ ra rằng, quản lí trường học, QL GD là tổ chức hoạt động dạy học có tổ chức được hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thơng Việt Nam XHCN mới quản lí được GD, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước.

Từ những khái niệm trên đây người nghiên cứu đưa ra một số nhận định sau đây về quản lí trường học:

Quản lí trường học là quản lí và thực thi các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT. Trong đó bao gồm quản lí các nội dung GD, nội dung dạy học và QL con người. Các thành tố này là một chỉnh thể thống nhất trong quản lí trường học;

Quản lí trường học là quản lí “một xã hội học tập” nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các đối tượng tham gia học tập. Q trình quản lí trường học bao gồm nhiều sự tác động thuận chiều cũng như tác động ngược chiều. Tác động thuận là tác động của nhà quản lí lên các đối tượng. Tác động ngược là tác động của các đối tượng bị quản lí đến nhà quản lí;

Quản lí trường học là quản lí và thực thi các nhiệm vụ của xã hội giao cho nhà trường. Trong đó nhiệm vụ chủ yếu là hình thành, thúc đẩy sự phát triển nhân cách người học theo các giá trị chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí đội ngũ giáo viên các trường mầm non tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)