3.3. Các biện pháp nâng cao công tác quản lí đội ngũ giáo viên các trường
3.3.6. Khắc phục những yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lí đội ngũ
giáo viên mầm non
3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Phổ biến đầy đủ các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT cho giáo viên.
Thực hiện cải thiện các chính sách đãi ngộ cho giáo viên có thành tích trong học tập và công tác.
Khắc phục những tồn tại, gây khó khăn cản trở của tính chất cơng việc đến các hoạt động quản lí.
Có biện pháp khắc phục những yếu tố xã hội gây áp lực lên hoạt động giáo dục mầm non.
Cải thiện công tác đánh giá thi đua khen thưởng trong đội ngũ giáo viên làm cho quá trình này minh bạch và hiệu quả hơn.
Tham mưu đề xuất nhằm vận dụng linh hoạt cơng tác tuyển dụng và chính sách biên chế hiện nay.
Nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ quản lí nhằm thực hiện có hiệu quả cơng tác QL đội ngũ giáo viên mầm non.
Đưa các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn công tác giảng dạy học tập cho giáo viên bằng nhiều con đường khác nhau nhằm làm cho giáo viên hiểu được vai trị vị trí của nền giáo dục đối với sự phát triển KT-XH để từ đó xác định tầm quan trọng của bản thân đối với sự nghiệp giáo dục.
Tham gia xây dựng và cụ thể hóa chính sách và chế độ đãi ngộ cho giáo viên phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường. Thống nhất trong CBQL, GV, NV về chủ trương thực hiện các chính sách đó.
Tham mưu cho BGH, tổ trưởng chun mơn về các tiêu chí tuyển dụng GV nhằm cụ thể hóa năng lực chun mơn gắn với nhiệm vụ được giao đối với những ứng viên dự tuyển.
Tham gia tuyên truyền vận động hội phụ huynh, chia sẻ những khó khăn phức tạp trong việc chăm sóc, ni dạy trẻ nhằm làm cho phụ huynh thấu hiểu những vất vả trong công việc của giáo viên đối với bậc học này. Thường xuyên giao tiếp với phụ huynh nhằm trao đổi thông tin qua lại giữa giáo viên và gia đình các cháu về sở thích, sức khỏe, tình hình học tập thơng qua các hoạt động hằng ngày của các cháu trong ngày để tiện chăm sóc và theo dõi.
Tham mưu cho BGH xây dựng những tiêu chí kiểm tra đánh giá một cách tồn diện và phù hợp với tình hình của đội ngũ giáo viên tồn trường. Căn cứ vào từng chức trách và tính chất nhiệm vụ được giao mà có khung đánh giá phù hợp nhằm đảm bảo sự công bằng, công khai và minh bạch trong hoạt động này.
3.3.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Ban giám hiệu đề nghị bộ phận văn thư và các tổ trưởng chun mơn cụ thể hóa các văn bản chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT, làm sao cho dễ hiểu, dễ áp dụng nhằm triển khai đầy đủ đến từng cán bộ GV trong toàn trường. Tổ chức những buổi thảo luận giải đáp những thắc mắc trong CBQL, GV để họ có thể hiểu thấu đáo mọi chính sách về giáo dục đang áp dụng hiện nay.
Đầu năm học, đề nghị ban giám hiệu trình bày dự thảo chi tiêu nội bộ, nhằm đóng góp ý kiến về các khoản chi tiêu trong năm về trình tự thực hiện và cách thức mua sắm. Đồng thời động viên GV tham gia các kinh nghiệm sáng kiến nhằm tiết kiệm các khoản chi tiêu cho nhà trường khi chưa thực sự cần thiết. Để có thể
chuyển các khoản chi tiêu đó sang hoạt động chế độ đãi ngộ cho CBQL, GV và nhân viên trong trường; thắt chặt chi tiêu tiết kiệm, khơng lãng phí vơ ít đặc biệt là chi tiêu thường xuyên.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lí trong hoạt động kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách chun mơn. Đồng thời có những đề xuất hợp lí về cơng tác quản lí của BGH nhằm làm cho hoạt động này diễn ra thuận lợi và tạo khơng khí trung thực, thoải mái.
Hàng ngày, trong các buổi đón trẻ và trả trẻ giáo viên đón tiếp tận tình và chủ động giao tiếp với phụ huynh nhằm nắm thông tin của các cháu về tình sức khỏe cũng như tâm lí; có sổ theo dõi ghi chép lại cẩn thận, để có hướng chăm sóc và dạy dỗ các cháu. Nếu có những tình huống bất thường phải báo cáo với BGH và phụ huynh học sinh cùng tham gia giải quyết. Nhà trường nên có những buổi đối thoại với phụ huynh nhằm chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác nuôi dạy trẻ. Vận động các cơ quan đoàn thể trong cũng như ngồi trường giải thích về tính đặc thù trong cơng việc cũng như sự đặc biệt của cấp học này nhằm giảm bớt áp lực của xã hội đến nhà trường và giáo viên.
Ban giám hiệu đề nghị các tổ trưởng, giáo viên đưa ra những tiêu chí đánh giá sát với vai trị nhiệm vụ của từng người được giao. Trên cơ sở đó, Hội đồng SP của nhà trường sẽ bổ sung chỉnh sửa các tiêu chí kiểm tra, đánh giá nhằm phân loại năng lực của GV một các hợp lí, cơng bằng và trung thực nhất.
Ban giám hiệu đề nghị các tổ trưởng, giáo viên bổ sung những tiêu chí tuyển dụng, những phẩm chất và năng lực cần có của các giáo viên dự định tuyển mới nhằm đáp ứng có hiệu quả các nhiệm vụ đặc trưng của nhà trường. Ban giám hiệu sẽ đề nghị những tiêu chí này lên hội đồng tuyển dụng nhằm lựa chọn những ứng viên phù hợp nhất.