TT Nội dung Tỉ lệ lựa chọn (%) Điểm TB Độ lệch chuẩn Đồng ý Không đồng ý
1 Năng lực vận dụng công nghệ thông tin
và khả năng ngoại ngữ. 85.2 14.8 1.15 0.362
2 Khả năng sử dụng công nghệ đa
phương tiện trong dạy học. 77.8 22.2 1.22 0.424
3 Xây dựng kế hoạch giảng dạy theo
chuyên đề, chủ đề,… 37 63.0 1.63 0.492
4 Khả năng khuyến khích truyền cảm
hứng cho các cháu trong các giờ dạy. 33.3 66.7 1.67 0.480
5 Kỹ năng sử dụng và khả năng sáng chế
đồ dùng dạy học. 44.4 55.6 1.56 0.506
6
Động viên, khuyến khích học sinh tự giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thân.
59.3 40.7 1.41 0.501
7 Trao đổi với đồng nghiệp về các vấn đề
chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy. 92.6 7.4 1.93 0.267 Kết quả khảo sát cho thấy năng lực vận dụng công nghệ thông tin và khả năng ngoại ngữ của giáo viên mầm non là một trong những điểm yếu nhất hiện nay, có 85.2% đồng ý rằng GVMN hiện nay chưa vận dụng tốt ngoại ngữ và tin học vào quá trình giảng dạy của mình. Mặc dù thời đại ngày nay là thời đại công nghệ 4.0 nhưng không phải bất cứ GV nào cũng có thể ứng dụng công nghệ thông
tin vào trong hoạt động giảng dạy một cách thuần thục, cần và rất cần có thời gian và có kỹ thuật viên, kỹ sư tin học hướng dẫn đội ngũ GVMN thực hiện để có thể cải tiến chất lượng với 77,8% cho rằng khả năng sử dụng công nghệ đa phương tiện trong dạy học cũng rất yếu. Đây là hai nội dung hạn chế nhất trong việc quản lí năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Đây là những năng lực mặc dù không phải là nền tảng nhưng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và công tác tự đào tạo tự bồi dưỡng cho giáo viên hiện nay. Ngoài ra, việc nắm vững các đặc điểm về nhận thức và sở thích của các cháu để động viên, khuyến khích các em tự giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thân cũng là một hạn chế hiện nay của giáo viên có 59,3% đồng ý rằng công tác này của giáo viên hiện nay còn yếu. Để làm tốt được công việc này đòi hỏi người giáo viên vừa phải có kiến thức về tâm lí lứa tuổi vừa phải có kỹ năng cơ bản trong việc thuyết phục, hướng dẫn trẻ. Hoạt động trao đổi với đồng nghiệp về các vấn đề chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, chăm sóc trẻ nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp được đánh giá yếu nhất trong bảng khảo sát có 92,6% đồng ý rằng đây là điểm yếu nhất của giáo viên mầm non hiện nay.
Từ kết quả khảo sát của bảng 2.14 và bảng 2.15 chúng ta thấy những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác quản lí đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay cần phải được phát huy những giá trị đã đạt được và có biện pháp khắc phục những điểm yếu còn tồn tại nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lí đội ngũ giáo viên mầm non.
2.6. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lí đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay
Nhận diện và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí đội ngũ giáo viên rất quan trọng. Nếu phát hiện được chính xác các yếu tố gây khó khăn cũng như tạo ảnh hưởng đến hoạt động này thì nhà quản lí có thể kiểm soát, điều khiển, điều chỉnh được quá trình thực hiện kế hoạch và nâng cao chất lượng của hoạt động quản lí đội ngũ giáo viên mầm non. Dưới đây là kết quả khảo sát những yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lí này.
ngũ giáo viên mầm non. TT Nội dung Mức độ ảnh hưởng (%) Trung bình Độ lệch chuẩn Ảnh hưởng rất nhiều Ảnh hưởng khá nhiều Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng Yếu tố khách quan 1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước quản lí trong giáo dục về quản lí đội ngũ giáo viên.
44.4 25.9 22.2 7.4 3.07 0.997
2 Chính sách đãi ngộ đối với
đội ngũ giáo viên. 70.4 29.6 3.70 0.465
3 Tính chất công việc. 51.9 14.8 33.3 3.19 0.921
4
Các yếu tố xã hội: quan điểm của ngành GDMN; sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể; phụ huynh học sinh.
40.7 44.4 14.8 3.26 0.712
5
Tiêu chí đánh giá thi đua của nhà quản lí và hiệu quả công việc của GV.
33.3 29.6 37 2.96 0.854 Yếu tố chủ quan 6 Chính sách biên chế. 55.6 44.4 3.56 0.506 7 Nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lí ở các đơn vị.
66.7 33.3 3.67 0.48
8
Hệ thống hồ sơ sổ sách và các công việc ít liên quan đến chuyên môn.
29.6 25.9 44.4 2.85 0.864 Kết quả khảo sát nội dung các yếu tố khách quan cho thấy, đa số các nội dung được hỏi đều nhận được sự đồng tình cao và cho rằng đây là những yếu tố có
ảnh hưởng đến quá trình QL cụ thể như sau: Đối với chủ trương của Đảng và Nhà nước QL trong GD về quản lí ĐNGV có 44.4% cho rằng ảnh hưởng rất nhiều và
25.9% đánh giá ở mức độ ảnh hưởng khá nhiều. Tuy nhiên có 22.2% cho rằng nội dung này không tác động nhiều đến công tác QL và chỉ có 7.4% cho rằng không ảnh hưởng. Kết quả phỏng vấn từ CBQL 1,2,3 và các nhóm GV 1,4,5 đa phần những người được phỏng vấn nhận định: “Chủ trương đường lối và các quy định
của ngành có ảnh hưởng đến tất cả hoạt động quản lí ĐNGV” nhưng tỉ lệ đồng
tình từ việc khảo sát này chưa cao. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay về GD cơ bản đã giải quyết được phần lớn các vấn đề liên quan đến GD. Tuy nhiên, do đặc điểm của từng địa phương và tính đặc thù của GVMN nên vẫn còn những hạn chế nhất định liên quan đến những quy định chung trong QL nhân sự. Qua đó, cho thấy yếu tố này không phải là yếu tố quyết định đến hoạt động QL. Theo kết quả nội dung chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV nhận được sự đồng tình cao, có 70.4% cho rằng ảnh hưởng rất nhiều và 29.6% cũng đồng ý ở mức ảnh hưởng khá nhiều. Đa phần những CBQL 1,2,3 và các nhóm GV 1,3,4,5 được phỏng vấn đồng ý rằng:“Chính sách dành cho GVMN đang có nhiều bất cập từ phụ cấp, chế độ ưu đãi, chế độ thu hút, tiền lương, đào tạo bồi dưỡng; GVMN phải bỏ biết bao công sức chăm sóc, dạy dỗ các cháu từ sáng sớm đến chiều tối. Hiện nay, mức đãi ngộ các cô giáo dạy mẫu giáo bao gồm cả các GV dạy bán trú chưa đáp ứng được mức sống. Do đó, cần chú ý cải cách tiền lương giữa các vùng miền tương xứng cho GVMN để đảm bảo thu nhập mới có thể thu hút được người
tài vào ngànhvà đây là điều kiện để GVMN gắn bó lâu dài với nhà trường”. Nhóm
GV2,5 được phỏng vấn cho rằng:“Đây không chỉ là mong muốn riêng của nhóm GV chúng tôi mà đây chính là mong mỏi, nguyện vọng của ĐNGVMN, cần giảm bớt áp lực thời gian-giảm giờ làm việc, giảm bớt công việc-soạn hồ sơ, sổ sách để GVMN có thời gian dành cho gia đình và học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp
vụ”. Giáo viên MN với đặc thù riêng là thường xuyên phải tiếp xúc với trẻ, việc
nuôi dưỡng, chăm sóc nhiều khi chiếm thời lượng lớn hơn dạy dỗ. Mặt khác, ngoài việc tham gia đứng lớp thì GV còn phải chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ cho từng trẻ. Thế nhưng những chế độ đãi ngộ theo các văn bản quy định hiện hành đối với
GVMN không cao, thậm chí còn thấp hơn những GV dạy ở cấp học khác. Đây là một trong những lí do gây không ít khó khăn cho các nhà QL trong việc sử dụng cơ chế nhằm khuyến khích GVMN nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Như vậy, theo đánh giá của những GV được hỏi được phỏng vấn thì các chế độ chính sách ưu đãi về vật chất cũng như tinh thần cho GV sẽ tạo động lực được cho nhà giáo, quyết định rất lớn đến hiệu quả của hoạt động QL. Đây là yếu tố mà nhà QL cần lưu tâm khi thực hiện các phương pháp QL của mình. Đối với nội dung tính chất công việc ảnh hưởng như thế nào đối công tác QL có
51.9% cho rằng rất ảnh hưởng, 14,8% ảnh hưởng vừa và có đến 33.3% cho rằng ít ảnh hưởng. Như vậy, theo đánh giá nội dung này thực sự không có tác động lớn đến hoạt động QL của HT đối với công tác nhân sự. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn
0.921 cho thấy sự biến động khá lớn của các khảo sát so với điểm trung bình chung điều này cho thấy sự không đồng đều trong đánh giá của những người được hỏi. Sự phân hóa cho thấy năng lực chuyên môn của GV đối với công việc được phân công chưa thực sự như nhau. Nội dung các yếu tố xã hội: quan điểm của ngành GDMN; sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể; phụ huynh HS được đánh giá ảnh hưởng rất lớn có 40.7% cho rằng rất ảnh hưởng, 44.4% chọn ảnh hưởng khá nhiều và 14.8% chọn ít ảnh hưởng. Trên thực tế, đây là một trong những yếu tố chi phối nhiều đến hoạt động QL nhất là sự kỳ vọng của xã hội đối với quá trình nuôi dạy trẻ của GVMN là rất lớn. Điều này gây áp lực không nhỏ lên GV cũng như các nhà QL. Do phải chăm sóc, nuôi dạy số lượng trẻ thường vượt quá quy định hiện hành, trong khi đó số lượng GV theo biên chế lại có hạn không theo định mức tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục MN công lập nên dẫn đến việc một GV phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Cho nên có khi dẫn đến những áp lực và sai sót không đáng có trong quá trình chăm sóc trẻ. Tuy sự sai sót chỉ là cá biệt nhưng do sự kỳ vọng lớn vào con cháu của mình nên nhiều khi sự việc được đẩy lên cao và bị quy chụp vô lí, đây cũng là một trong những lí do khiến cho công tác QLĐNGV nói chung và việc thu hút, giữ chân GVMN nói
riêng bị ảnh hưởng rất nhiều. Nội dung nhận được ít sự đánh giá ảnh hưởng là tiêu chí đánh giá thi đua của nhà QL và hiệu quả công việc của GV chỉ có 33.3% chọn ảnh hưởng rất nhiều, 29.6% chọn ảnh hưởng khá nhiều và đến 37% cho rằng ít ảnh hưởng.
Hiện nay, yếu tố chủ quanảnh hưởng đến hoạt động quản lí ĐNGVMN như thế nào? Từng nội dung đánh giá thể hiện mức độ ảnh hưởng qua kết quả khảo sát và từ các cuộc phỏng vấn như sau:
Nội dung đánh giá ảnh hưởng nhất là nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ CBQL ở các đơn vị có 66.7% cho rằng ảnh hưởng rất nhiều, 33.3% chọn ảnh hưởng khá nhiều. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay. Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn từ CBQL1,2,3 cùng nhóm GV 2,3,4 được phỏng vấn nhận định về nội dung chính sách biên chế:“Nếu áp dụng định mức số lượng GV theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV sẽ giúp các đơn vị tăng thêm số lượng GV. Từ đó, các trường thực hiện tốt hơn nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ. Tuy nhiên, huyện vẫn chưa thể triển khai thực hiện tất cả các nội dung hướng dẫn của Thông tư về định mức biên chế giáo viên/lớp, huyện phân bổ số lượng người làm việc chưa thực hiện theo quy định nên ảnh
hưởng đến chất lượng chăm sóc, GD trẻ hiệu quả không cao”. Qua khảo sát, có
55.6% cho rằng ảnh hưởng rất nhiều và 44.4% đánh giá ở mức độ ảnh hưởng khá nhiều. Chính sách biên chế đây là những yếu tố không chỉ chi phối hoạt động QL mà còn quyết định đến chất lượng của hoạt động QL và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Nội dung nhận ít sự đánh giá mức độ ảnh hưởng là hệ thống hồ sơ sổ sách và các công việc ít liên quan đến chuyên môn chỉ có 29.6% chọn rất ảnh hưởng và có đến 44.4% chọn ít ảnh hưởng.
Kết quả khảo sát tại bảng trên cho thấy các nội dung về cơ bản là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lí ĐNGVMN. Từ những nội dung trên nhà QL có thể tập trung tác động vào từng nội dung có ảnh hưởng để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả QL; CBQL thông qua các hoạt động giúp GV chủ động, tham gia tích cực và nâng cao ý thức trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng GD.
Kết luận Chương 2
Từ kết quả khảo sát thực trạng và quản lí thực trạng công tác quản lí đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng người nghiên cứu đưa ra một số nhận định như sau:
Khảo sát thực trạng cho thấy trong công tác quản lí đội ngũ giáo viên các nhà quản lí đã đạt được những thành quả đáng kể, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trường. Nhận thức của giáo viên về đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước hiện nay được đánh giá khá cao. Đa số giáo viên tuân thủ các quy định của ngành về GD&ĐT, chủ động tham gia các hoạt động phong trào của ngành, nhà trường và địa phương. Đối với đồng nghiệp hòa nhã, thân thiện sẵn sàng giúp đỡ khi được yêu cầu. Đối với tập thể không biểu hiện bè phái lợi ích nhóm, luôn luôn cầu thị và giữ gìn đoàn kết. Ngoài ra, giáo viên có ý thức luôn luôn trau dồi và giữ gìn các phẩm chất, đạo đức, uy tín của người giáo viên nhân dân, đảm bảo tôn trọng quyền lợi chính đáng của học sinh về phẩm chất cũng như năng lực của các em. Sẵn sàng can thiệp khi các em bị đối xử không công bằng.
Năng lực sư phạm không ngừng được nâng cao nhờ vận dụng kiến thức lí thuyết vào nuôi dạy trẻ, từ đó đúc rút những kinh nghiệm phù hợp với tình hình của nhà trường và đặc điểm của từng cá nhân trẻ. Kỹ năng giải quyết các tình huống xảy ra trong các hoạt động GD ngày càng được hoàn thiện, nhờ nắm vững kiến thức tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ mà mình được phân công nuôi dạy.
Về công tác phân công, tuyển dụng giáo viên, đã có những thành quả đáng ghi nhận. Công tác tuyển dụng phù hợp với các quy định của nhà nước. Giáo viên được phân công đúng với năng lực bằng cấp được đào tạo. Chế độ đãi ngộ giáo viên từng bước được cải thiện và có dấu hiệu khởi sắc.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác QL đội ngũ giáo viên hiện nay thì còn những tồn tại mang tính cơ bản sau đây:
Quản lí nhận thức của giáo viên trong hoạt động tự đào tạo tự bồi dưỡng còn hạn chế, đặc biệt là vấn đề QL tự nâng cao năng lực chuyên môn thông qua học
và thiết kế kế hoạch dạy học còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào khung giáo án hướng dẫn hàng năm, chậm có sự đổi mới và cập nhật kiến thức cũng như phương pháp dạy học tiên tiến. Kỹ năng sư phạm còn mang tính hàn lâm ít có tính đột phá do sợ sai sót, mắc lỗi nên ít chịu thay đổi. Công tác QL hướng dẫn, khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ cao trong hỗ trợ dạy học chưa thực sự phát huy, kỹ năng khai thác thông tin mạng internet toàn cầu vào tự bồi dưỡng và đào tạo chưa