3.3. Các biện pháp nâng cao công tác quản lí đội ngũ giáo viên các trường
3.3.5. Hồn thiện cơng tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non
3.3.5.1. Mục đích của biện pháp
Đảm bảo thực thi đầy đủ các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT. Hoàn thành mục tiêu giáo dục của bậc học Mầm non được ngành giao phó.
Đảm bảo cho giáo viên biết và hiểu được những quy định liên quan đến công tác giáo dục và công tác nhân sự trong trường Mầm non.
Cho giáo viên nắm được các kế hoạch về kiểm tra đánh giá, phân loại cán bộ viên chức của nhà trường trong toàn năm học. Nhằm tạo thế chủ động cho giáo viên về chuyên môn cũng như chuẩn bị về thời gian học cụ đảm bảo kiểm tra đánh giá công khai trung thực.
Lập kế hoạch xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí đánh giá vừa đảm bảo theo quy định hiện hành đồng thời phản ánh được thực trạng đặc thù và tính riêng biệt của nhà trường cũng như phản ánh được đặc trưng, năng lực nghề nghiệp riêng của từng giáo viên.
Từng bước khắc phục những bất cập trong hoạt động kiểm tra đánh giá khi khơng đề cập được tính đặc thù của cá nhân và mơi trường chuyên biệt của từng trường.
Phổ biến các văn bản có liên quan đến các hoạt động giảng dạy, chế độ của giáo viên.
Thông báo công khai về kế hoạch kiểm tra, dự giờ thăm lớp trong suốt năm học.
Nội dung kiểm tra và đánh giá bám sát chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non và phù hợp với chương trình giáo dục hiện hành.
Kết hợp đánh giá hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra đánh giá phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường.
Thực hiện cơng tác kiểm tra, đánh giá khách quan, chính xác cơng bằng phù hợp với năng lực và khả năng của giáo viên. Phân loại được trình độ của GV.
3.3.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Chỉ đạo bộ phận văn thư triển khai các văn bản, quy định của nhà nước đối với các hoạt động giáo dục mầm non đến từng giáo viên. Trong các buổi họp chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo luận, đưa ra những ý kiến nhằm áp dụng các văn bản đó một cách hợp lí nhất.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên cũng như định kỳ cho tổ mình. Q trình thực hiện xây dựng có sự tham gia đóng góp ý kiến của giáo viên nhằm hoàn thiện và bổ sung những yêu cầu về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục cho GV, để họ chủ động chuẩn bị các điều kiện khi có kiểm tra, đánh giá. Ban giám hiệu thực hiện công khai thông báo cho giáo viên về kế hoạch kiểm tra sau khi tổng hợp từ các tổ chuyên môn.
Căn cứ vào các văn bản về quy định chuẩn nghề nghiệp của GVMN và quy định kiểm tra, đánh giá hiện hành. Các tổ chuyên môn tiến hành thảo luận xây dựng những quy định về kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp trình BGH thơng qua. Q trình thực hiện kiểm tra đánh giá vừa phải đảm bảo thực hiện đúng quy định và đồng thời đảm bảo tính minh bạch, cơng khai không dựa trên thành kiến cá nhân cũng như lợi ích nhóm làm sai lệch hoặc kết quả khơng phản ánh trung thực.
Sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá sẽ tiến hành phân loại theo từng tiêu chí cụ thể. Căn cứ vào tiêu chí phân loại hội đồng kiểm tra, đánh giá của nhà trường có thể đề xuất với BGH tiến hành điều chỉnh, bổ sung nhân sự thuộc diện phải phổ cập, đào tạo thêm về kiến thức chuyên môn hay những đối tượng cần nâng cao bằng cấp.
Quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá cần phát hiện được những điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ giáo viên. Một mặt nhằm bồi dưỡng, bổ sung kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp kịp thời mặt khác có cơ sở đề xuất, tham mưu cho hội đồng tuyển dụng để tuyển mới những ứng viên phù hợp với vị trí cịn thiếu của đơn vị.
Tham mưu, phối hợp với phịng GD&ĐT, phịng Nội vụ giải quyết có hiệu quả những bất cập trong hoạt động kiểm tra, đánh giá hiện nay.