Đổi mới hoạt động dạy học các mơn khoa học tự nhiên theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện mỹ xuyên tỉnh sóc trăng​ (Trang 31 - 37)

hợp ở trường THCS

1.3.2.1. Bản chất hoạt động dạy học các mơn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS

HĐDH các mơn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS chứa đựng tất cả các yếu tố của HĐDH như mục tiêu; nội dung, phương pháp, phương tiện; hình thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. HĐDH các mơn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS đảm bảo được đặc trưng cơ bản của các mơn học vật lý, hĩa học, sinh học và gĩp phần phát triển năng lực tồn diện của người học.

- Hoạt động dạy được xuất phát từ nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, điều kiện phương tiện hỗ trợ.

- Hoạt động học nhằm vào “dạy học theo định hướng phát triển năng lực” rèn luyện các kĩ năng như kĩ năng thực hành, kĩ năng xử lý tình huống thực tiễn, kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

1.3.2.2. Mục tiêu dạy học các mơn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS

Mục tiêu dạy học các mơn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS đảm bảo thực hiện đầy đủ mục tiêu dạy học các mơn KHTN gồm mơn vật lý, hĩa học, sinh học là phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Cụ thể:

- Kiến thức: Học sinhlàm chủ kiến thức KHTN được học ở các lớp cấp THCS. Huy động được kiến thức các mộn KHTN vào việc tham gia giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực KHTN trong học tập và đời sống. Thơng qua việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức HS cĩ thể phát hiện được năng lực của bản thân từ đĩ cĩ những định hướng nghề nghiệp đúng đắn và khoa học hơn. Vận dụng được kiến thức đã được ở các mơn để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.

- Kĩ năng: Học sinh cĩ kĩ năng giải quyết, đánh giá các vấn đề trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cĩ kĩ năng làm việc nhĩm, kĩ năng tự học tự đánh giá, bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học,..

- Thái độ: Thơng qua HĐDH các mơn KHTN theo hướng tích hợp HS cĩ thái độ tích cực, chủ độngMục tiêu dạy học tích hợp các mơn tự nhiên cịn giúp HS tiếp tục phát triển những tố chất, năng lực của người lao động, cĩ ý thức làm việc chuyên nghiệp và cĩ trách nhiệm với cơng đồng.

1.3.2.3. Nội dung dạy học các mơn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS

Nội dung dạy học các mơn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS là tích hợp các kiến thức, kĩ năng về vật lý, hĩa học và sinh học. Ở các mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng này được tổ chức theo các mạch nội dung, thể hiện các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên, đồng thời từng bước phản ánh vai trị của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển xã hội và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, cĩ kiến thức về bảo mội trường, các kĩ năng ứng phĩ với các thay đổi của mơi trường tự nhiên.

Chương trình dạy học các mơn KHTN theo hướng tích hợp nhằm tích hợp các nội dung cĩ liên quan kết hợp vào bài học trên cơ sở các mơn của chương trình vật lý, hĩa học, sinh học ở mức độ liên hệ, lồng ghép.

Xây dựng các chủ đề dạy học nhằm liên kết các mơn riêng biệt nhưng cĩ chung kiến thức, kĩ năng. Kết nối các nội dung học tập chung của các mơn học để nhấn mạnh các khái niệm và kĩ năng (dạy học tích hợp liên mơn).

Tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. HS phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng mơn học và liên mơn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng từ nhiều mơn học để giải quyết tình huống thực tiễn (dạy học xuyên mơn)

1.3.2.4. Hình thức tổ chức, phương pháp, phương tiện dạy học các mơn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS

Hình thức thức tổ chức dạy học các mơn KHTN theo hướng tích hợp đa dạng nhằm phát huy tính tích cực của người học. Để làm được điều này thì giáo viên phải

là người đĩng vai trị tổ chức, hướng dẫn lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp năng lực cùa HS. GV dựa vào mục tiêu bài lựa chọn, phối hợp các hình hình thức dạy học nhằm mang lại hiệu quả như học tập trên lớp, học tập theo nhĩm ngồi lớp, thực hành trải nghiệm mơn học, học tập trong mơi trường thực tiễn, học tập qua nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức học tập trên lớp: Quá trình diễn ra trên lớp học, tồn thể học sinh của cả lớp đều được thực hiện cùng một mục tiêu. Hoạt động này được diễn ra trong quá trình dạy học lý thuyết, dạy các khái niệm chung, triển khai các nhiệm vụ chung giữa các nhĩm.

- Tổ chức học tập theo nhĩm ngồi lớp: Thực hiện các nghiên cứu về lý thuyết, các nội dung thực hành, các thí nghiệm, các dự án dạy học nhỏ dựa vào năng lực của từng nhĩm đối tượng học sinh giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể.

- Tổ chức học tập thực hành trải nghiệm mơn học: Giáo viên tổ chức các hoạt động thực hành thí nghiệm mơn học, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

- Tổ chức học tập trong mơi trường thực tiễn: Giáo viên tổ chức học tập thơng qua các hoạt động tham quan thực tế, thí nghiệm thực tế.

- Học tập qua nghiên cứu khoa học: Học sinh đĩng vai trị là nhà nghiên cứu thực hiện các dự án, từ đĩ giải quyết các vấn đề nêu ra trong thực tiễn cuộc sống.

Phương pháp dạy học các mơn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS là những cách thức làm việc giữa GV và học sinh, nhờ đĩ mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được phẩm chất và năng lực. Khơng cĩ phương pháp nào là tối ưu nhất, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phối hợp các phương pháp sao cho đạt kết quả giáo dục cao nhất.

Hệ thống các phương pháp dạy học các mơn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS gồm:

- Phương pháp dạy học truyền thống: Phương pháp dạy học thuyết trình, trình diễn, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành,… là nhĩm phương pháp giáo viên dung lời nĩi để trình bày một nội

dung, trình diễn một thí nghiệm nào đĩ theo sự chuẩn bị của giáo viên, HS thụ động lắng nghe, quan sát.

- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề:Trong học tập và trong đời sống hàng ngày luơn đặt ra những vấn đề cần giải quyết thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành cơng. “Dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học, trong đĩ giáo viên nêu ra vấn đề học tập, tạo ra tình huống cĩ vấn đề, tổ chức, hướng dẫn người học tự tìm tịi cách giải quyết vấn đề, qua đĩ người học lĩnh hội tri thức mới và cách hành động mới, hình thành, phát triển năng lực sáng tạo” (Trần Thị Hương, 2012).

Quy trình thực hiện PPHD giải quyết vấn đề:

Bước 1: Phát hiện vấn đề: Phát hiện một vấn đề, phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề.

Bước 2: Tìm giải pháp: Phân tích vấn đề, tìm chiến lược giải quyết vấn đề, kiểm tra tính đúng đắn của giải pháp. Các bước được thể hiện qua sơ đồ sau

Bước 3: Trình bày giải pháp: HS nêu lại tồn bộ quá trình giải pháp

Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp: Tìm hiểu khả năng ứng dụng các giải pháp, đề xuất vấn đề mới cĩ liên quan.

Các mức độ: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề dựa vào mức độ GV tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình người học tiếp nhận tri thức cĩ thể phân thành 3 mức sau:

Mức 1: Phương pháp trình bày nêu vấn đề Mức 2: Phương pháp tìm tịi bộ phận

Mức 3: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề cĩ tính chất nghiên cứu

- Phương pháp dạy học theo nhĩm là cách thức giáo viên chia lớp thành từng nhĩm nhằm đảm bảo cho tất cả các học sinh cùng hoạt động. Hoạt động học tập theo nhĩm nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo khi hoạt động cùng nhau, hình thành ý thức trách nhiệm, mối quan hệ với cộng đồng, tinh thần đồn kết tương trợ lẫn nhau. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhĩm được phân chia ngẫu nhiên hay cĩ chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong

nhĩm cĩ thể phân cơng mỗi người một phần việc. Trong nhĩm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, khơng thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn. Các thành viên trong nhĩm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong khơng khí thi đua với các nhĩm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhĩm sẽ đĩng gĩp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhĩm trước tồn lớp, nhĩm cĩ thể cử ra một đại diện hoặc phân cơng mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhĩm là khá phức tạp.

Phương pháp hoạt động nhĩm giúp các thành viên trong nhĩm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nĩi ra những điều đang nghĩ, mỗi người cĩ thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Kiến thức hiểu được là nhờ quá trình học hỏi lẫn nhau chứ khơng phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.

- Phương pháp dạy học theo dự án được xem như là một PPHD, trong đĩ GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp thơng qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống gắn liền với thực tiễn – dự án(project). Dạy học theo dự án thực cĩ những đặc trưng cơ bản sau:

+ Định hướng vào người học: Quá trình thực hiện dự án người học tham gia tích cực, chủ động trong việc lập kế hoạch, quá trình thực hiện dự án và kiểm tra dự án.

+ Dạy học hướng vào thực tiễn, giải thích được các vấn đề nên ra trong thực tiễn. Giúp người học vận dụng kiến thức đã học vào xử lí các tình huống trong tự nhiên và xã hội.

+ Dạy học hướng vào sản phẩm của quá trình dạy học: Kết quả của việc thực hiện các dự án mang lại gồm các sản phẩm lý thuyết, mẫu vật, mơ hình, các kĩ năng.

- Phương pháp nghiên cứu tình huốnglà cách thức giáo viên tổ chức cho người học tự lực nghiên cứu các tình huống thực tiễn gắn với chủ đề học tập giúp người học lĩnh hội kiến thức, kĩ năng xử lí các tình huống phát sinh trong đời sống. Dạy học theo tình huống giúp HS luơn đặt mình trong tình huống cĩ vấn đề và người học phải phân tích, bình luận, đánh giá và vận dụng thể hiện được kiến thức, kĩ năng để giải quyết.

Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” là PPDH nhắm kích tích tính tị mị, ham muốn khám phá, say mê khoa học cho các em. Dưới sự giúp đỡ của GV chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thơng qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đĩ hình thành kiến thức cho mình (Nguyễn Vinh Hiển, 2011).

Ngồi những PPDH đã nêu thì quá trình tổ chức dạy học người giáo viên phải biết vận dụng phối hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy học với sự hỗ trợ của các phương tiên khác để việc dạy học đạt hiệu quả cao nhất.

1.3.2.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các mơn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS

Kiểm tra, đánh giá là một khâu cuối cùng, quan trọng trong quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá giúp HS tự đánh giá mức độ chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng thái độ học tập so với mục tiêu dạy học. Kiểm tra, đánh giá giúp GV thu được những thơng tin ngược từ HS về khả năng tiếp thu tri thức, trình độ tổ chức các HĐDH từ đĩ thúc đẩy quá trình dạy học.

Kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp ngồi việc đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức, quan tâm nhiều đến đánh giá kĩ năng, thái độ, chú ý sử dụng nhiều kênh luồng khác nhau của tri thức, chú trọng đánh giá năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề học tập theo hướng tích hợp. Ngồi ra chú trọng đến tinh thần, thái độ và cách ứng xử của cá nhân đối với mơi trường xung quanh. Sơ đồ các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học:

CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

KT- ĐG tiêu chí KT- ĐG chuẩn KT- ĐG kết quả KT- ĐG quá trình KT- ĐG chuẩn đoán KT- ĐG định lượng KT-ĐG định tính

Sơ đồ 1.2. Các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học

Việc đánh giá kết quả học tập của học dựa vào qui định hiện hành của Thơng tư 58/ 2011/TT-BGDĐT về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thơng, đa dạng hĩa các hình thức kiểm tra đánh giá như: GV đánh giá học sinh, HS tự đánh gia, HS đánh giá chéo, đánh giá kết quả phối hợp đánh giá quá trình, phối hợp đánh giá bằng điểm với đánh giá bằng nhận xét, đề kiểm tra trên tinh thần tích hợp nhiều mơn hoc.

Đổi mới việc đánh giá hoạt động dạy của giáo viên theo qui định hiện hành, phối hợp với đánh giá theo cơng văn số Cơng văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT. Quan tâm đánh giá giờ dạy theo định hướng vào hoạt động học của HS, xây dựng tiêu chí đánh giá các chủ đề tích hợp, các dự án dạy học. Thường xuyên tổ chức điều chỉnh, rút kinh nghiệm hình thức, phương pháp nội dung đánh giá trong tập thể GV. Thường xuyên tổ chức ứng dụng CNTT vào đổi mới cơng tác kiểm tra, đánh giá.

1.3.2.6. Điều kiện phục vụ dạy học các mơn KHTN theo hướng tích hợp ở trường THCS

Việc tổ chức dạy học các mơn KHTN theo hướng tích hợp ở các trường THCS phụ thuộc rất lớp vào điều kiện phụ vụ HĐDH này. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cần: Đảm bào cĩ đủ phịng học, phịng thực hành thí nghiệm cĩ đầy đủ dụng cụ, đủ cho dạy lý thuyết và cả thực hành. Xây dựng qui chế tính định mức tính mức tiết dạy hợp lí cho GV dạy theo hướng tích hợp, tổ chức tuyên dương, khen thưởng giáo viên đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp. Năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ QL ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vụ dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo hướng tích hợp ở các trường trung học cơ sở huyện mỹ xuyên tỉnh sóc trăng​ (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)