Đặc điểm tâm lí của học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 27 - 28)

Việc nắm vững các đặc điểm tâm lí của của HS THPT sẽ giúp cho chủ thể quản lí có phương pháp, hình thức phù hợp trong việc GDĐĐ cho HS. HS THPT có độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi thuộc giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên. HS trong lứa tuổi này hoạt động chủ yếu là hoạt động giao lưu bạn bè và hoạt động học tập hướng nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp xã hội. Hành vi lúc này chịu ảnh hưởng nhiều bởi đám đông. Đồng thời đây cũng là giai đoạn quan tâm đến tương lai của bản thân trong việc lựa chọn, định hướng nghề nghiệp sau này.

Do đó, đặc điểm tâm lí, nhân cách của HS THPT được hình thành và phát triển phong phú. HS THPT không chỉ nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại mà còn muốn thể hiện mình với gia đình, bạn bè và xã hội. HS ở lứa tuổi này phong phú về tinh thần, phức tạp về tính cách và hành vi.

Sự phát triển phong phú về tình cảm ở lứa tuổi này đặt ra cho các chủ thể giáo dục phải tìm được các biện pháp giáo dục phù hợp, không nên có hành vi thô bạo vì đó là sự phát triển bình thường và tất yếu ở con người. Ngoài ra, cha mẹ cần giúp đỡ, tư vấn cho các em một cách tế nhị để có tình yêu trong sáng, vì tình yêu trong sáng của lứa tuổi này phụ thuộc nhiều vào công tác giáo dục, đồng thời phải đưa ra các hình thức, sử dụng các phương pháp khéo léo để GDĐĐ cho các em. Vì vậy, việc GDĐĐ cho HS ở lứa tuổi này phải căn cứ vào các đặc điểm tâm, sinh lí và đặc điểm đạo đức để xác định nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 27 - 28)