Mục đích: Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
Đối tượng khảo sát: 90 CBQL, GV của 3 trường THPT công lập trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hình thức khảo sát: Bằng phiếu hỏi.
Để khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT Quận 7, Tp.HCM. Tác giả tiến hành khảo sát 90 CBQL, GV của 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7 (THPT Ngô Quyền, THPT Lê Thánh Tôn và THPT Tân Phong) kết quả thu được ở bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp
STT Các biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nêu gương tốt cho học sinh
3.83 0.375 1
2 Thường xuyên tổ chức các hoạt động
ngoại khóa, về nguồn 3.33 0.497 5
3 Tổ chức khen thưởng, động viên, khuyến
khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh 3.53 0.502 2
4 Đổi mới các hoạt động giáo dục của
Đoàn Thanh niên 3.41 0.495 4
5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh 3.50 0.503 3
6
Đẩy mạnh sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
3.24 0.481 6
(Nguồn tác giả khảo sát tại 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7)
Từ số liệu có được ở bảng 3.1 cho thấy, hầu hết CBQL, GV đều cho rằng 6 biện pháp đã đề xuất là cần thiết có điểm trung bình từ 3.24 đến 3.83. Trong đó, các biện pháp được đánh giá rất cao là nâng cao nhận thức của CBQL, GV, CMHS trong việc nêu gương tốt cho HS được đánh giá cao (3.83); Tổ chức khen thưởng, động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS (3.53). Như vậy, các biện pháp về nêu gương và động viên, khuyến khích sự tiến bộ của HS được đánh giá là cần thiết nhất.
Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS từ 90 CBQL, GV của 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7 (THPT Ngô Quyền, THPT Lê Thánh Tôn và THPT Tân Phong) kết quả thu được ở bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
STT Các biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nêu gương tốt cho học sinh
3.76 0.432 1
2 Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại
khóa, về nguồn 3.46 0.523 5
3 Tổ chức khen thưởng, động viên, khuyến
khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh 3.61 0.513 2
4 Đổi mới các hoạt động giáo dục của Đoàn
Thanh niên 3.52 0.524 3
5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh 3.47 0.545 4
6
Đẩy mạnh sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
3.31 0.533 6
(Nguồn tác giả khảo sát tại 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7)
Từ kết quả có được ở bảng 3.2 cho thấy, nhận xét của CBQL, GV các trường đều cho rằng các biện pháp được đề xuất đều mang tính khả thi cao, có điểm trung bình từ 3.31 đến 3.76 và có cùng ý kiến với tính cần thiết. Trong đó, biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL, GV, CMHS trong việc nêu gương tốt cho HS được đánh giá mang lại tính khả thi nhất.
Như vậy, các biện pháp tác giả đề xuất đều được CBQL, GV của 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7 đánh giá là khả thi và cần thiết ở các THPT trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Kết luận chương 3
Giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THPT là một nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình giáo dục, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, sự nổ lực của đội ngũ GV trong nhà trường diễn ra lâu dài và phức tạp. Để hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7 đạt kết quả theo mục tiêu đã đề ra. Từ việc tiếp cận lí luận, khảo sát thực trạng và các nguyên tắc đề xuất biện pháp, đã đề xuất ra 6 biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7 là: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nêu gương tốt cho học sinh; Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, về nguồn; Tổ chức khen thưởng, động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh; Đổi mới các hoạt động giáo dục của Đoàn Thanh niên; Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; Đẩy mạnh sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tùy theo tình hình thực tế của nhà trường, mà mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, không có biện pháp nào là tối ưu nhất định . Do đó, trong quá trình quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS nhà quản lí cần phải thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp linh hoạt giữa các biện pháp để từ đó nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT trên địa bàn Quận 7.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Giáo dục đạo đức cho HS là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với hoạt động của nhà trường cũng như của toàn xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách của HS. Đó là một quá trình lâu dài và phức tập, diễn ra trong một thời gian dài đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc GDĐĐ cho HS nhất là HS THPT là hết sức cần thiết.
Trong thời gian quan, hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT Quận 7, Tp.HCM đã có những thay đổi về chất lượng. Tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT Quận 7 vẫn còn một số hạn chế nhất định, trong đó có chất lượng GDĐĐ cho HS.
Trong hoạt động GDĐĐ cho HS muốn đạt được hiệu quả thì phải thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện. Phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Từ khảo sát thực trạng cho thấy, hiện nay các hoạt động GDĐĐ cho HS vẫn còn một số hạn chế. Tình trạng HS vi phạm nội quy nhà trường, vô lễ với GV vẫn còn diễn ra ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7. Các vi phạm trên đòi hỏi nhà trường và các lực lượng giáo dục phải có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7 nói riêng và Tp.HCM nói chung.
Từ các vấn đề thực thiễn, để nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7 cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đề xuất đã nêu trên. Qua quá trình khảo sát đã cho thấy các biện pháp đã đề xuất đều rất cần thiết và khả thi. Nếu các biện pháp đề xuất được áp dụng đồng bộ và có sự hỗ trợ lẫn nhau sẽ đem lại hiệu quả trong các hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7.
2. Khuyến nghị
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Cần sửa đổi Thông tư 08/TT về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông vì một số nội dung hiện nay không còn phù hợp.
Bổ sung các tài liệu chuyên môn về GDĐĐ cho HS, tăng thời lượng nội dung giảng dạy về GDĐĐ ở bộ môn Giáo dục Công dân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Nội dung, chương trình GDĐĐ trong chương trình giáo dục phổ thông cần đa dạng hình thức, nội dung. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho các trường chủ động trong việc thực hiện nội dung, chương trình.
Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM:
Chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình giáo dục, trong đó có nội dung GDĐĐ cho HS. Tăng cường quản lí, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung GDĐĐ cho HS tại các trường.
Tạo điều kiện về CSVC, giao quyền tự chủ các nhà trường trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục, trong đó có GDĐĐ cho HS.
Tổ chức các chuyên đề, hội thảo về GDĐĐ để các trường có thể học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Xây dựng bộ tài liệu GDĐĐ cho HS phù hợp với đặc điểm của Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với các trường THPT trên địa bàn Quận 7:
CBQL, GV, CMHS và HS nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HS trong giai đọan hiện nay.
Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho HS nhằm thu hút HS tham gia học tập và rèn luyện một cách tích cực. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, về nguồn.
Các tổ chức, đoàn thể chính trị trong nhà trường thấy rõ tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HS và tích cực tham gia các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Gắn kết các hoạt động của nhà trường với địa phương trong việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Biết kết hợp tốt ba môi trường giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội trong hoạt động GDĐĐ cho HS. Vận động, tăng cường CSVC nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có hoạt động GDĐĐ cho HS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2006). Giáo dục Công dân 10. Hà Nội: Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào Tạo. (2009). Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 Ban hành quy định quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 Ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Quyết định số 41/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2016 Ban hành kế hoạch triển khai quyết định số 1501/QĐ-TTG ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” của ngành giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Giáo dục đạo đức liêm chính cho học sinh trung học phổ thông. Nxb: Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2018 về tăng cường công tác quản lí và nâng cao đạo đức nhà giáo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 về quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (1988). Thông tư 08/TT ngày 21 tháng 3 năm 1988 về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. (2015). Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. (1997). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. (2011). Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 chỉ thị của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. (2016). Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 về đẩy mạnh học tập và làm tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. (2013). Nghị quyết số 29–NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiêp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. (2014). Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. (2011). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Thị Việt Hà. (2017). Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học cơ sở Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. Luận văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đinh Xuân Dũng. (2006). Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Hà Nội: Nxb giáo dục. Đoàn Quang Thọ. (2010). Giáo trình triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên
cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học). Hà Nội: Nxb lí luận – chính trị. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt. (1998). Giáo dục học. Hà Nội: Nxb Giáo dục.
Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm. (1998). Lịch sử giáo dục thế giới. Hà Nội: Nxb giáo dục.
Lưu Thành Công. (2012). Một số giải pháp quản lí tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông ở tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Vinh. Nghệ An
Lê Duy Hùng. (2013). Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh số 50 - 2013.
Quốc hội. (2005). Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Nguyễn Ngọc Quang. (1989). Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lí giáo dục. Hà Nội: Nxb Hà Nội.
Nguyễn Quang Ẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, & Đinh Văn Quang. (2013). Giáo trình tâm lí học đại cương. Nxb Đại học Sư phạm.
Nguyễn Thị Thi. (2017). Quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Luận án Tiến sĩ quản lí giáo dục. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Học viện Quản lí giáo dục. Hà Nội. Nguyễn Văn Tuyên. (2011). Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí công tác giáo
dục đạo đức ở trường trung học phổ thông thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành quản lí giáo dục. Trường Đại học Vinh. Nghệ An.
Nguyễn Vân Yên. (2015). Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường