động giáo dục đạo đức cho học sinh
Mục tiêu: Góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường, trong đó có hoạt động GDĐĐ cho HS đáp ứng các yêu cầu của gia đình và xã hội trong điều kiện hội nhập hiện nay. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc hoàn thiện nhân cách của HS. Việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp tác động đến các em ở mọi nơi, mọi lúc theo một nội dung thống nhất đã được đề ra trong kế hoạch phối hợp. Sự phối hợp giữa ba lực lượng giáo dục nhằm thống nhất trong nhận thức, mục tiêu và hành động của mình, thể hiện trách nhiệm trong hoạt động GDĐĐ, nhân cách cho HS.
Nội dung:
Triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 ban hành Điều lệ Ban đại diện CMHS đến toàn thể GV và CMHS toàn trường.
Phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước ta coi trọng và đánh giá cao vai trò giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên để hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS cần nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường là nhân tố giữ vai trò chủ đạo.
Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục hàng năm, trong đó có GDĐĐ cho HS.
Quản lí việc học tập, rèn luyện của HS, động viên khen thưởng HS có thành tích xuất sắc, tiến bộ trong học tập.
Phối hợp đảm bảo an toàn, an ninh trường học trong và ngoài nhà trường.
Cách thực hiện:
Để thực hiện tốt việc phối hợp giữa ba lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội ngay từ đầu năm học cần phải xây dựng kế hoạch phối hợp thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS.
Hằng năm, nhà trường cùng với Ban đại diện CMHS và chính quyền địa phương xây dựng quy chế phối hợp để cùng nhau thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho HS.
Đổi mới việc phối hợp với CMHS trong việc giáo dục HS. Hoạt động của Ban đại diện CMHS phải thực sự hiệu quả, tránh hình thức và tránh việc CMHS chỉ giúp nhà trường trong các khoản đóng góp thêm.
Nhà trường:
Đóng vai trò trung tâm, là nơi trực tiếp xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức GDĐĐ cho HS của gia đình và các lực lượng xã hội. Nhà trường là nơi HS bắt đầu được tiếp xúc và được truyền đạt nhiều điều khác với việc dạy dỗ của gia đình và các tác động của xã hội.
Tham mưu tốt với lãnh đạo địa phương, tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền để xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hóa, môi trường giáo dục lành mạnh.
Phát huy tốt vai trò của đội ngũ GV về năng lực, sự nhiệt tình, tâm huyết và sự yêu thương, chia sẻ đã được đào tạo có hệ thống ở các trường sư phạm.
Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bằng cách phối hợp đưa các nội dung giáo dục của nhà trường trong đó có GDĐĐ cho HS vào các tổ chức như: Đoàn Thanh niên, Hội khuyến học, Hội Cựu chiến binh nhằm thống nhất mục tiêu giáo dục đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của HS.
Có trách nhiệm thông báo kết quả học tập và rèn luyện của HS theo quy định cho CMHS và chính quyền địa phương khi cần. Bên cạnh đó xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy và trò, giữa bạn bè, giữa cá nhân với tập thể tạo môi trường giao lưu, sinh hoạt lành mạnh.
Gia đình:
Nâng cao chất lượng gia đình mà cụ thể là phải đạt chuẩn gia đình văn hóa. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần phối hợp, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng giáo dục con cái cho các bậc cha mẹ.
Cha mẹ thường xuyên liên hệ với nhà trường nắm bắt mục đích giáo dục để từ đó có sự phối hợp. Tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường do Ban đại diện CMHS của trường đề ra. Những cuộc họp do nhà trường tổ chức CMHS cần tham
gia đầy đủ để nắm được các yêu cầu giáo dục của nhà trường. Cha mẹ có nghĩa vụ phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con, tích cực, chủ động phối hợp cùng nhà trường giáo dục con em mình; chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của con em mình gây ra.
Xã hội (chính quyền địa phương):
Đảng bộ, chính quyền địa phương giữ vai trò lãnh đạo, quản lí xã hội hóa giáo dục ở địa phương là lực lượng có vai trò quyết định trong giáo dục ở cộng đồng. Cũng giống như nhà trường và gia đình, xã hội có một vai trò quan trọng đối với sự hình thành nhân cách của HS nói chung và quan hệ với mọi người xung quanh.
Các chủ trương phát triển văn hóa của địa phương phải gắn với các hoạt động của nhà trường, hỗ trợ, định hướng cho nhà trường phát triển, GDĐĐ, lối sống cho HS.
Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tuy đã được các trường phối hợp tốt, có hiệu quả và được thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn còn lỏng lẻo chưa có sự thống nhất cao trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, trong thời gian tới cần có đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa ba lực lượng nói trên.
Điều kiện để thực hiện:
Phát huy vai trò của cấp ủy địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung phối hợp giữa nhà trường với địa phương trường đóng. Chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ, đề xuất với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho nhà trường về cơ chế, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Nhà trường đóng vai trò chủ đạo, là trung tâm của các hoạt động giáo dục, chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức tổ chức.
CMHS mạnh dạn đóng góp cho công tác giáo dục và dạy học của nhà trường. Hỗ trợ cho nhà trường trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục.
Tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động trong mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu phát triển và hoàn thiện nhân cách cho HS.