Thực trạng các biểu hiện hành vi vi phạm đạo đức của học sinh THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 57 - 61)

Từ kết quả giáo dục, rèn luyện và hạnh kiểm của HS trong 3 năm học tại các trường THPT Quận 7, tác giả nhận thấy các hành vi vi phạm đạo đức trong nhà trường tương đối ít. Để đánh giá đúng thực trạng các biểu hiện hành vi vi phạm đạo đức của HS, tác giả tiến hành khảo sát 180 HS của 3 trường THPT được thể hiện ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Những biểu hiện hành vi vi phạm đạo đức trong nhà trường

TT Hành vi Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Nói tục chửi thề, gây gổ 3.05 0.847 1

2 Vô lễ với giáo viên, nhân viên 2.17 0.761 4

3 Vi phạm quy định của nhà trường 2.40 0.781 3

4 Vi phạm an toàn giao thông 2.60 0.863 2

(Nguồn tác giả khảo sát tại 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7)

Qua khảo sát những biểu hiện hành vi vi phạm đạo đức của HS trong nhà trường từ 180 HS. HS đánh giá với mức điểm trung bình từ 2.17 đến 3.05. Điều này chứng tỏ rằng các biểu hiện hành vi vi phạm đạo đức của HS được thể hiện ở mức từ “ít phổ biến” đến “bình thường”. Trong đó, hành vi nói tục chửi thề, gây gổ được nhận định là diễn ra “bình thường” ở các trường THPT hiện nay; hành vi vô lễ với giáo viên, nhân viên là “ít phổ biến” và phần lớn HS cho rằng những hành vi vi phạm đạo đức của HS ở các trường hiện nay là “bình thường” đây thực sự là vấn đề rất đáng lo ngại của CBQL, GV để từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp. Cụ thể:

Học sinh cho rằng các hành vi vi phạm đạo đức diễn ra ở mức độ bình thường đó là nói tục chửi thề, gây gổ có điểm trung bình là (3.05); vi phạm an toàn giao thông (2.60) và không chấp hành các quy định của nhà trường có điểm trung bình từ 2.60 đến 3.05. Các hành vi được HS cho là ít phổ biến bao gồm: vô lễ với giáo viên, nhân viên có điểm trung bình là 2.17. Điều đó cho thấy, hiện nay HS THPT có những biểu hiện đạo đức chưa tốt vẫn còn, các em cho rằng các biểu hiện hành vi vi phạm nêu trên

là một tất yếu, hiển nhiên ở các trường THPT. Thực tế, cho dù môi trường giáo dục có tốt thì vẫn có hiện tượng HS có hành vi không đúng chuẩn mực. Vì vậy trong thời gian tới các trường THPT trên địa bàn Quận 7 cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm làm giảm hiện tượng HS vi phạm các chuẩn mực đạo đức như hiện nay.

Qua trao đổi với một số CBQL, GV ở các trường đều có chung nhận định với HS. Vì theo các thầy, cô dưới tác động của xã hội, sự ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội tất yếu sẽ dẫn đến hiện tượng HS có hành vi lệch chuẩn. Các thầy, cô cho rằng hành vi vi phạm của các em thường là nói tục chửi thề, gây gổ; vi phạm an toàn giao thông và các quy định của nhà trường đối với HS. Ngoài ra, các thầy, cô còn cho rằng HS hiện nay có lý tưởng sống mờ nhạt, thích thể hiện bản thân một cách thái quá, xa rời các chuẩn mực truyền thống của dân tộc.

Từ việc phân tích kết quả khảo sát, đối chiếu với kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS 3 năm học (Từ năm 2016 đến 2019) của các trường có thể thấy việc đánh giá xếp loại đạo đức HS chưa phản ánh đúng thực trạng hành vi vi phạm của các em. Kết quả đánh, giá xếp loại hạnh kiểm của các trường còn có sự chênh lệch lớn. Đặc biệt là tỉ lệ HS có hạnh kiểm trung bình và yếu của trường THPT Tân Phong còn cao so với các trường còn lại.

Biểu đồ 2.3. Mức độ thể hiện các hành vi vi phạm của học sinh ở các trường

(1). Trường THPT Lê Thánh Tôn. (2). Trường THPT Ngô Quyền. (3). Trường THPT Tân Phong.

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 Nói tục chửi

thề, Gây gổ viên, nhân viênVô lễ với giáo Vi phạm quy định đối với học sinh

Vi phạm an toàn giao thông 3.12 2.25 2.43 2.75 3.02 2.27 2.35 2.50 3.02 2.00 2.42 2.55 (1) (2) (3)

Từ biểu đồ 2.3 cho thấy hành vi nói tục chửi thề, gây gổ diễn ra một cách bình thường và phổ biến ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7 hiện nay. Từ kết quả khảo sát cũng như qua trao đổi với CBQL, GV ở các trường cơ bản đều thống nhất rằng hiện nay HS THPT có những biểu hiện hành vi vi phạm không tốt như: nói tục chửi thề, gây gổ; vi phạm an toàn giao thông và không chấp hành các quy định của trường còn khá cao. Đây là những biểu hiện hành vi không tốt, đáng lo ngại của một bộ phận HS THPT. Chính vì vậy, các trường THPT cần quan tâm, phát hiện và uốn nắn kịp thời cả về nhận thức lẫn hành vi của các em để khắc phục tình trạng HS có hành vi đạo đức lệch lạc. Từ những hành vi, biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống, dẫn đến một bộ phận HS sa vào các tệ nạn xã hội, bỏ học. Việc các em HS có những hành vi lệch chuẩn trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chính các em do thiếu hiểu biết, kỹ năng sống còn ít, chưa phân biệt được hành vi đúng và sai, ít tu dưỡng, rèn luyện, sống buông thả.

Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng HS có hành vi vi phạm đạo đức, tác giả tiến hành lấy ý kiến 90 CMHS của 3 trường THPT Quận 7, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Nguyên nhân tác động đến hành vi vi phạm đạo đức của học sinh

TT Nguyên nhân Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Thiếu sự quan tâm của gia đình 3.60 0.577 1

2 Tác động phim ảnh, mạng xã hội 3.12 0.732 3

3 Tâm lí lứa tuổi học sinh trung học phổ

thông 3.10 0.704 4

4 Phối hợp giữa nhà trường và gia đình 2.94 0.740 6

5 Sự nêu gương của thầy cô và gia đình 3.33 0.764 2

6 Sự răn đe trong xử lí vi phạm của học

sinh chưa nghiêm 3.07 0.909 5

Kết quả khảo sát cho thấy các nguyên nhân trên có tác động đến hành vi vi phạm đạo đức của HS, điểm trung bình từ 2.94 đến 3.60. Cụ thể:

CMHS cho rằng tất cả các nguyên nhân trên có tác động đến hành vi vi phạm đạo đức của HS. Trong đó, CMHS cho rằng “thiếu sự quan tâm của gia đình” (3.60) là nguyên nhân hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi vi phạm đạo đức của HS và có tác động nhiều đến hành vi vi phạm đạo đức của HS. Tuy nhiên, vẫn có 13.3% cho rằng “sự nêu gương của thầy cô và gia đình” ít tác động và không tác độngđến hành vi vi phạm đạo đức của HS. Một số GV ít quan tâm đến các hoạt động GDĐĐ cho HS mà chỉ quan tâm đến việc dạy chữ. Thậm chí còn có GV thiếu nghiêm túc, không công bằng, chưa gương mẫu, chưa thật sự là tấm gương sáng cho HS noi theo. Ngoài ra sự “phối hợp giữa nhà trường và gia đình” (2.94) cũng như “sự răn đe trong xử lí vi phạm của học sinh chưa nghiêm” (3.07) ít tác động và không tác động đến hiện tượng HS có hành vi không đúng. Nguyên nhân do công tác quản lí HS, thực hiện nội qui, kỷ luật nhà trường chưa nghiêm. Hình thức xử lí HS vi phạm có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả, chưa mang tính răn đe, còn mang tính hình thức.

Biểu đồ 2.4. Nguyên nhân tác động đến hành vi vi phạm đạo đức của học sinh

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cũng như biểu đồ 2.4 cho thấy nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng HS có hành vi vi phạm đạo đức là thiếu sự quan tâm của gia đình, thiếu sự gương mẫu của thầy, cô. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu sự quan tâm của gia đình thường là do cha mẹ li hôn; thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống,

3.6 3.12 3.1 2.94 3.33 3.07

Thiếu sự quan tâm của gia đình Tác động phim ảnh, mạng xã hội Tâm lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

Phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Sự nêu gương của thầy cô và gia đình

Sự răn đe trong xử lí vi phạm của học sinh chưa nghiêm

thường xuyên xảy ra bất đồng, mâu thuẫn đã ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ, đạo đức, lối sống của các em. Ngoài ra còn có hiện tượng cha mẹ bất lực trong việc giáo dục nên phó mặc cho nhà trường. Việc các em HS thiếu sự quan tâm của cha mẹ, ông bà trong gia đình và các hình ảnh chưa tốt của các thầy, cô tác động đến nhận thức và hành vi của các em HS hiện nay ở các trường.

Đánh giá chung qua kết quả khảo sát cho thấy các nguyên nhân trên có tác động lớn đến hành vi đạo đức của HS hiện nay, để các hành vi đạo đức của HS không bị lệch chuẩn thì cần phải có sự chung tay của các lực lượng giáo dục, sự quan tâm của gia đình và sự nêu gương của thầy, cô giáo. Do đó, vấn đề đặt ra cho các trường hiện nay là phải tăng cường việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy nhà trường, đồng thời gia đình phải thường xuyên quan tâm đến các em HS để từ đó giúp đỡ, động viên các em trong những lúc khó khăn trong học tập và cuộc sống. Bên cạnh đó, CBQL, GV cần thực hiện tốt việc nêu gương, thể hiện được là tấm gương sáng về đạo đức cho HS noi theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)