Thực trạng mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho H Sở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 65 - 66)

THPT Quận 7, Tp.HCM.

2.4.1. Thực trạng mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THPT Quận 7, Tp.HCM trường THPT Quận 7, Tp.HCM

Để hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7 đạt hiệu quả cao, thì việc xác định mục tiêu quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS phải phù hợp với nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và đặc điểm thực tế của các trường, từ đó giúp cho hoạt động GDĐĐ đạt hiệu quả cao. Tác giả tiến hành khảo sát trên 90 CBQL, GV ở các trường và thu được kết quả ở bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

TT Mục tiêu Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Giáo dục tư tưởng - chính trị 3.74 0.439 1

2 Giáo dục truyền thống (yêu quê hương đất

nước, nhân ái, cần cù liêm khiết) 3.72 0.450 2 3 Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc 3.56 0.563 4

4 Giáo dục pháp luật nhà nước xã hội chủ

nghĩa 3.59 0.495 3

5 Giáo dục cách ứng xử đúng trước các vấn

đề của xã hội 3.44 0.563 5

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy, hầu hết CBQL, GV đều đánh giá các mục tiêu quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường là cần thiết, được nhà trường quan tâm thực hiện tốt với điểm trung bình khá cao từ 3.44 đến 3.74. Việc xây dựng mục tiêu quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS hiện nay được xây dựng trên nền tảng của việc đổi mới giáo dục, trong đó chú trọng việc giáo dục chính trị - tư tưởng, các phẩm chất đạo đức, lối sống văn hóa. Cụ thể việc “Giáo dục chính trị - tư tưởng” cho HS được đánh giá là quan trọng nhất (3.74). Bên cạnh việc giáo dục chính trị - tư tưởng thì các trường rất quan tâm đến việc giáo dục truyền thống, trong đó giáo dục về truyền thống yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái trong mỗi con người được các trường quan tâm thực hiện tốt. Ngoài ra, các trường còn chú trọng việc giáo dục ý thức pháp luật nhằm giúp cho HS thực hiện đúng theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Vì hiện nay, các em thiếu hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là các quy định dành cho lứa tuổi HS THPT. Tuy nhiên, CBQL, GV cho rằng hiện nay “việc giáo dục cách ứng xử đúng trước các vấn đề của xã hội” được các trường thực hiện tốt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như hiện tượng HS vô cảm trước các vấn đề của xã hội, các vấn nạn bạo lực học đường, cổ vũ cho các hành vi không đúng rồi đưa lên mạng xã hội. Như vậy, các mục tiêu chủ yếu về hoạt động GDĐĐ cho HS đã được các trường THPT trên địa bàn Quận 7 quan tâm đúng mức từ đó giúp cho chủ thể quản lí có sơ sở để triển khai các biện pháp cũng như các chức năng quản lí của mình. Tuy nhiên để HS phát triển toàn diện, CBQL, GV cho rằng cần chú ý hơn nữa đến các mục tiêu “giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc” và “giáo dục cách ứng xử đúng trước các vấn đề của xã hội” để từ đó đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện cho HS và yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 65 - 66)