Nhận thức và năng lực của lãnh đạo nhà trường
Nhận thức của CBQL, GV tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động GDĐĐ cho HS. CBQL trong nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động GDĐĐ cho HS, là người trực tiếp quản lí mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDĐĐ từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến kiểm tra đánh giá. Việc chủ động của CBQL và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường sẽ đem lại hiệu quả trong hoạt động GDĐĐ cho HS. Cụ thể Điều 16 Luật Giáo dục 2005 xác định rõ “Cán bộ quản lí giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lí, điều hành các hoạt động giáo dục” (Quốc Hội, 2005). Như vậy CBQL trong nhà trường, đứng đầu là HT phải hoạch định được sự phát triển của nhà trường qua việc xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và các giá trị khác của nhà trường, trong đó có mục tiêu GDĐĐ cho HS.
Việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của nhà trường; xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường; quản lí và phát triển đội ngũ; xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của nhà trường.
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS phải chi tiết, cụ thể, xác định được trọng tâm và đề ra các giải pháp thực hiện. Kế hoạch hoạt động phải đảm bảo tính thống nhất giữa các mục tiêu giáo dục trong nhà trường, nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS THPT.
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch chưa thấy được vai trò đứng đầu của chủ thể quản lí. Việc phân công thực hiện chưa mang tính khoa học đôi lúc còn mang tính hình thức, một vài hoạt động chủ yếu do đội ngũ GVCN và Đoàn Thanh niên thực hiện mà chưa thấy rõ vai trò đứng đầu của người CBQL.
Việc kiểm tra đánh giá còn mang tính chủ quan, hình thức chủ yếu do đội ngũ GVCN lớp thực hiện.
Vì vậy, nhận thức và năng lực lãnh đạo của nhà quản lí (CBQL) là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả của quá trình quản lí hoạt động GDĐĐ
cho HS trong nhà trường. Tuy nhiên, tùy điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương mà người CBQL có thể linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho HS phù hợp.
Nhận thức, trình độ của giáo viên: Đội ngũ CBQL, GV là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến đạo đức HS và hoạt động GDĐĐ cho HS. Chất lượng đội ngũ GV là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng hoạt động GDĐĐ nói riêng. Chất lượng GV thể hiện ở tri thức, năng lực sư phạm và phẩm chất đạo đức. Bên cạnh đó, tính chủ động, sáng tạo của GV cũng là yếu tố quan trọng trong hoạt động GDĐĐ cho HS. Việc tham gia các hoạt động học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu làm cho đội ngũ GV nắm được các quan điểm, chủ trương của ngành. Qua các hoạt động, học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu làm cho đội ngũ GV phát triển tốt hơn về kỹ năng sư phạm của mình.
Văn hóa nhà trường: Văn hóa nhà trường là các giá trị cốt lỗi, là truyền thống của nhà trường, là giá trị, niềm tin, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong nhà trường tạo nên. Văn hóa nhà trường lành mạnh sẽ thúc đẩy sự sáng tạo ở mỗi cá nhân. Đối với HS, văn hóa nhà trường có ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và hành động của các em.
Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị: Cơ sở vật chất đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho HS. Là điều kiện, là phương tiện thiết yếu để tổ chức quá trình giáo dục. Đối với mỗi hoạt động, CSVC đầy đủ sẽ đáp ứng được yêu cầu thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Các sân chơi, nhà thi đấu, phòng truyền thống, cảnh quang môi trường, phòng học, phòng chức năng, thư viện, hệ thống âm thanh, phòng nghe nhìn là điều kiện, là phương tiện thiết yếu để tổ chức các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động GDĐĐ.
Kết luận chương 1
GDĐĐ cho HS là khâu then chốt của quá trình giáo dục nhằm hình thành nhân cách của HS. Do đó, GDĐĐ cho HS có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS THPT bao gồm quản lí mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, quản lí sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức HS. Quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó có sự phát triển của xã hội, sự lệch lạc về tư tưởng, sự phát triển của công nghệ thông tin - truyền thông và hành động của một bộ phận HS thiếu sự quan tâm của gia đình nên dẫn đến hiện tượng HS vi phạm các chuẩn mực đạo đức.
GDĐĐ cho HS là một quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp quản lí hoạt động GDĐĐ phù hợp với lứa tuổi HS và điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.
Trên đây là những cơ sở lí luận cơ bản làm cơ sở cho việc khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2.
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN 7,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về tình hình giáo dục THPT Quận 7, Tp.HCM
Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh có 4 trường THPT bao gồm: THPT Lê Thánh Tôn, THPT Ngô Quyền, THPT Tân Phong, THPT Nam Sài Gòn. Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục - Đào tạo Quận 7 phát triển khá toàn diện từ bậc tiểu học đến THPT. Ngoài các trường THPT, trên địa bàn quận còn có 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường tự chủ tài chính, các trường THPT ngoài công lập và hệ thống các trường quốc tế.
Các trường đều được đầu tư CSVC khá đầy đủ để tổ chức các hoạt động giảng dạy và giáo dục. Trong đó trường THPT Nam Sài Gòn là trường tự chủ tài chính và có CSVC khá đầy đủ. Hoạt động giáo dục của các trường đều được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM và văn bản hướng dẫn của các phòng ban chuyên môn của Sở. Các hoạt HĐTN, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, hoạt động của các câu lạc bộ được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc.
Ngoài ra, hệ thống các trường ngoài công lập, các trường quốc tế được hình thành và phát triển tương đối nhiều qua đó tạo điều kiện cho người dân có thêm lựa chọn cho việc học của con em mình.
Bảng 2.1. Quy mô số lớp, học sinh bậc THPT tại Quận 7
Tên trường Năm học Số lớp Số học sinh
THPT Ngô Quyền 2016 - 2017 38 1672 2017 - 2018 39 1712 2018 - 2019 38 1669 THPT Lê Thánh Tôn 2016 - 2017 38 1647 2017 - 2018 37 1622 2018 - 2019 37 1634 THPT Tân Phong 2016 - 2017 37 1555 2017 - 2018 37 1607 2018 - 2019 37 1582
Đội ngũ CBQL và GV bậc THPT trên địa bàn quận có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Đội ngũ CBQL, GV có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhận tốt các hoạt động giáo dục của nhà trường. Các trường đảm bảo đủ về số lượng GV và đạt chuẩn theo quy định, có 100% CBQL, GV đạt chuẩn và trên chuẩn.
Bảng 2.2. Chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên bậc THPT tại Quận 7
STT Trường Tổng số Đạt chuẩn Tỉ lệ % Trên chuẩn Tỉ lệ % 1 THPT Ngô Quyền 84 72 85.8 12 14.3 2 THPT Lê Thánh Tôn 86 71 82.6 15 17.4 3 THPT Tân Phong 82 73 89.02 9 10.98
(Nguồn báo cáo tổng kết của các trường THPT Quận 7 năm học 2018-2019) Chất lượng giáo dục Quận 7 trong những năm gần đây luôn đạt và cao hơn tỉ lệ chung của thành phố, tỷ lệ HS khá, giỏi ngày càng cao. Số HS đạt giải các kỳ thi do Sở tổ chức luôn ở mức cao so với các trường trong cụm chuyên môn 2. Tỉ lệ HS đỗ tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018 đạt trên 98%. Đánh giá việc rèn luyện và xếp loại hạnh kiểm 3 năm học từ 2016 đến 2019 cho thấy tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt từ 90% trở lên. Tuy nhiên, CSVC một số trường trên địa bàn quận chưa đạt chuẩn về diện tích, thiếu sân chơi, sân tập luyện thể dục thể thao và tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường (THPT Lê Thánh Tôn), một số trang thiết bị phục vụ giảng dạy chưa đạt yêu cầu, chưa có trường đạt chuẩn quốc gia và chưa được kiểm định chất lượng giáo dục.
Bảng 2.3. Xếp loại học lực, hạnh kiểm HS bậc THPT tại Quận 7
Trường Năm
học
Xếp loại học lực, % Xếp loại hạnh kiểm, % Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tốt Khá Trung bình Yếu THPT Lê Thánh Tôn 2016- 2017 7.2 39.2 47.2 6.4 0 70.7 20.3 6.0 3.0 2017- 2018 8.8 44.0 40.2 7.0 0 81.9 14.0 1.1 3.0 2018- 2019 5.9 42.8 43.9 6.9 0.5 79.4 16.9 2.8 0.9 Trung bình 7.3 42.0 43.8 6.8 0.2 77.3 17.1 3.3 2.3 THPT Ngô Quyền 2016- 2017 7.2 39.7 47.2 5.2 0.7 69.1 26.8 3.2 0.9 2017- 2018 6.9 38.5 44.3 9.7 0.6 71.3 25.1 2.9 0.7 2018- 2019 8.1 41.1 41.3 9.1 0.4 72.8 23.5 3.1 0.6 Trung bình 7.4 39.7 44.3 8.0 0.6 71.1 25.1 3.1 0.7 THPT Tân Phong 2016- 2017 3.0 33.1 54.7 8.7 0.5 50.7 37.8 9.7 1.8 2017- 2018 3.8 33.5 48.2 14.1 0.4 50.8 32.3 14.1 2.8 2018- 2019 3.1 28.8 47.1 19.9 1.1 54.4 31.2 11 3.4 Trung bình 3.3 31.8 50.0 14.2 0.7 52.0 33.8 11.6 2.7
(Nguồn báo cáo tổng kết của các trường THPT Quận 7 năm học 2016 đến 2019) Từ số liệu của các trường cho thấy, tỷ lệ HS có hạnh kiểm khá, tốt chiếm trên 90%, điều đó chứng tỏ rằng HS ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7 có phẩm chất đạo đức tốt, có các hành vi phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, chấp hành tốt các quy định của nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn trên 5% HS có hạnh kiểm trung bình, yếu cho thấy vẫn còn một bộ phận HS có lối sống thực dụng, chưa nghiêm túc trong
học tập và rèn luyện, vi phạm các quy định của nhà trường và các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Bảng 2.3 cũng cho thấy, tỷ lệ HS có hạnh kiểm trung bình, yếu của trường THPT Tân Phong còn cao so với các trường còn lại.
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ trung bình xếp loại hạnh kiểm từ năm học 2016-2019
(1). Trường THPT Lê Thánh Tôn. (2). Trường THPT Ngô Quyền. (3). Trường THPT Tân Phong.
So với yêu cầu phát triển chung của thành phố trong thời gian tới, đặc biệt là trong giai đoạn Quận 7 phát triển nhanh như hiện nay, tình trạng dân nhập cư nhiều, sự phát triển mạnh của hệ thống trường ngoài công lập, hệ thống các trường quốc tế cũng làm cho ngành giáo dục Quận 7 gặp nhiều khó khăn trong đó có bậc THPT công lập, thể hiện trên các mặt sau:
Khó khăn về nhận thức đổi mới: Đa số GV đều tập trung vào chuyên môn giảng dạy là chính nên ít quan tâm đến các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động GDĐĐ cho HS. Việc tham gia các hoạt động giáo dục, đặc biệt là các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường chỉ tham gia theo sự phân công của lãnh đạo nhà trường mà chưa có sự quan tâm nhiều đến hoạt động này, chưa có nhiều hình thức lồng ghép trong các bài giảng của mình. Sự phát triển mạnh của các trường ngoài công lập cũng tạo áp lực
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tốt Khá Trung bình Yếu 77.3 17.1 3.3 2.3 71.1 25.1 3.1 0.7 52 33.8 11.6 2.7 (1) (2) (3)
rất lớn đối với các hoạt động của nhà trường, đặc biệt các hoạt động giáo dục, trải nghiệm được các trường ngoài công lập thực hiện rất thường xuyên và hiệu quả.
Khó khăn về cơ chế, chính sách: Mặc dù nội dung GDĐĐ cho HS được tích hợp ở một số bộ môn. Nhưng bài học về đạo đức cho HS THPT chủ yếu tập trung vào bộ môn Giáo dục Công dân và được thực hiện chủ yếu ở khối lớp 10. GV bộ môn Giáo dục Công dân khi lên lớp phải cập nhật nhiều kiến thức mới về các chuẩn mực xã hội, các kiến thức pháp luật mới nhưng số tiết quy định của Bộ Giáo dục thì không cho phép. GV không được hỗ trợ thêm về kinh phí.
Khó khăn về cơ sở vật chất: Mặt dù đã được sự quan tâm của lãnh đạo Sở và lãnh đạo quận trong việc đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới các trường nhưng CSVC của một số trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (3/3 trường chưa đạt chuẩn). Việc đầu tư trường lớp, trang thiết bị cho các trường còn hạn chế, điều kiện học tập của HS còn khó khăn, sĩ số lớp đông nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, trong đó có hoạt động GDĐĐ cho HS. Ngoài ra, do một lượng lớn dân nhập cư nên kéo theo không đủ chỗ học cho con em công nhân.
Khó khăn về nhân sự: Đa số GV đều ở các quận huyện khác về công tác nên không ổn định lâu dài về mặt nhân sự. GV khi có kinh nghiệm đứng lớp thì xin chuyển về các trường tuyến trên của nội thành công tác nên các trường chưa chủ động được trong công tác tổ chức. Một số bộ môn không tuyển được GV (công nghệ, kỹ thuật công nghiệp) nên cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và giáo dục của các trường.
2.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT Quận 7 trường THPT Quận 7
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát thực trạng hoạt động GDĐĐ cũng như quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, các hành vi đạo đức của HS từ đó xác định cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp thực hiện tốt hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng đạo đức của HS các trường THPT trên địa bàn Quận 7, bao gồm: thực trạng về nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức của HS.
Khảo sát thực trạng hoạt động GDĐĐ và quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
7 CBQL, 80 GVCN và 3 TLTN; 90 CMHS và 180 HS 3 trường THPT công lập trên địa bàn Quận 7. Cụ thể:
Trường THPT Lê Thánh Tôn (3CBQL; 26GVCN; 1TLTN; 30CMHS và 60HS). Trường THPT Ngô Quyền (2 CBQL; 27 GVCN; 1 TLTN; 30 CMHS và 60HS). Trường THPT Tân Phong (2 CBQL; 27 GVCN; 1 TLTN; 30 CMHS và 60HS).
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi, tham gia các hoạt động và nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng.
Khi có kết quả khảo sát, tác giả sử dụng nhiều phương pháp xử lí số liệu để đánh giá thực trạng như phần mềm SPSS. Trong thang đo, điểm thấp nhất là 1 và điểm cao nhất là 4 tương đương với các tiêu chí trong thực trạng đạo đức của HS, thực trạng GDĐĐ HS và thực trạng quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7.
Các thang giá trị tưng ứng với mức độ và điểm trung bình để đo thực trạng đạo đức và GDĐĐ cho HS.
Bảng 2.4. Các mức độ đánh giá thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức học sinh Mức điểm Mức độ Điểm trung