Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 54 - 57)

cho học sinh THPT

Để tìm hiểu về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HS, tác giả tiến hành khảo sát trên 90 CMHS, 90 CBQL, GV và 180 HS của 3 trường THPT công lập trên địa bàn Quận 7. Kết quả nhận được ở bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT Nội dung Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn CBQL, GV CMHS HS CBQL, GV CMHS HS

Tầm quan trọng của hoạt động

giáo dục đạo đức cho học sinh 3.77 3.73 3.75 0.425 0.445 0.434 (Nguồn tác giả khảo sát tại 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7)

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy, hầu hết CBQL, GV, CMHS và HS đều cho rằng hoạt động GDĐĐ cho HS tại các trường THPT là quan trọng. Đánh giá của CBQL, GV có điểm trung bình 3.77, CMHS có điểm trung bình 3.73 và của HS là 3.75 cho thấy hoạt động GDĐĐ cho HS là “quan trọng” và thể hiện ở mức độ tốt. Không có CBQL, GV, CMHS và HS cho rằng không quan trọng và ít quan trọng. Độ lệch chuẩn của CBQL, GV, CMHS và HS có mức độ tương đồng với nhau, điều này cho thấy không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt trong nhận thức của CBQL, GV, CMHS và HS.

Nhìn chung, CBQL, GV, CMHS và HS nhận thức được rằng hoạt động GDĐĐ cho HS là quan trọng và cần được giáo dục đến tất cả HS ở các trường THPT hiện nay. Ngoài ra, nhận thức về các phẩm chất đạo đức của HS và CMHS có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của các em. Tiến hành khảo sát trên 90 CMHS và 180 HS của 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7 về tầm quan trọng của các phẩm chất trong GDĐĐ cho HS và thu được kết quả ở bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức trong GDĐĐ học sinh TT Phẩm chất Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ hạng HS CMHS HS CMHS HS CMHS 1 Ý thức tự hào dân tộc 3.73 3.72 0.468 0.450 2 1

2 Tinh thần nhân ái trong

cuộc sống 3.48 3.40 0.512 0.515 5 5

3 Trung thực trong học

tập và lao động 3.57 3.50 0.550 0.566 4 3

4 Tinh thần đoàn kết

giúp đỡ lẫn nhau 3.59 3.44 0.525 0.672 3 4

5 Lễ phép khi giao tiếp

với người lớn 3.80 3.62 0.441 0.532 1 2

(Nguồn tác giả khảo sát tại 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7)

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy, điểm trung bình của HS nhận được từ 3.48 đến 3.80 và CMHS có điểm trung bình từ 3.40 đến 3.72 điều đó cho thấy các phẩm chất đạo đức nêu trên là “quan trọng”. Trong đó, CMHS cho rằng “ý thức tự hào dân tộc” là quan trọng nhất (3.72), điều đó cho thấy yêu cầu giáo dục hiện nay đòi hỏi các trường THPT trên địa bàn Quận 7 triển khai thực hiện tốt các nội dung rèn luyện phẩm chất đạo đức cho HS, trong đó giáo dục cho các em lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc là trên hết. Bên cạnh đó, HS cho rằng, trong mỗi cá nhân các em cần có chuẩn mực đạo đức khi giao tiếp với mọi người đặc biệt là lễ phép khi giao tiếp với người lớn (3.80). Tuy nhiên, vẫn có trường hợp HS cho rằng “Tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau” là không quan trọng. Điều đó nói lên rằng, HS hiện nay chưa được giáo dục nhiều về các kỹ năng làm việc nhóm, làm việc tập thể. Do đó, trong thời gian tới các trường THPT trên địa bàn Quận 7 cần tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội cho các em HS. Mặt khác, điểm trung bình khảo sát ở nhóm đối tượng CMHS và HS nằm trong khoảng điểm số “3.26 đến 4.0”. Như vậy, các phẩm

chất nêu trên được đánh giá là “quan trọng” và được thể hiện ở mức độ “tốt”. Về kết quả nhận thức cụ thể của 3 trường được mô tả ở biểu đồ 2.2 như sau:

Biểu đồ 2.2. Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cho HS THPT

(1). Trường THPT Lê Thánh Tôn. (2). Trường THPT Ngô Quyền. (3). Trường THPT Tân Phong.

Từ số liệu bảng 2.7 và biểu đồ 2.2 cho thấy, tinh thần nhân ái trong cuộc sống tuy được đánh giá là quan trọng nhưng CMHS và HS đánh giá thấp nhất trong các phẩm chất nêu trên. Tuy nhiên, tinh thần nhân ái trong cuộc sống là các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là cái gốc của đạo đức, là cơ sở quan trọng để thiết lập mối quan hệ giữa người với người. Ở giai đoạn hiện nay, các trường THPT cần xây dựng lối sống mới cho HS nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Vì vậy, chúng ta không thể kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống cao quý này. Cho nên, các trường cần phải thực hiện tốt việc giáo dục lòng nhấn ái cho HS bên cạnh lòng tự hào dân tộc và những đức tính cần thiết của người công dân tương lai. Hiện nay, để nâng cao hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS trước hết cần thay đổi nhận thức về phát triển toàn diện HS, là phát triển cả phẩm chất và năng lực, trong đó phẩm chất là vô cùng quan trọng. Những phẩm chất như yêu nước, nhân ái, trung thực, đoàn kết có vai trò quyết định phát triển lâu dài, bền vững của mỗi con người.

3.72 3.55 3.68 3.67 3.93 3.78 3.47 3.50 3.57 3.82 3.70 3.43 3.52 3.55 3.65 3.10 3.20 3.30 3.40 3.50 3.60 3.70 3.80 3.90 4.00 Ý thức tự hào dân

tộc Tinh thần nhân ái trong cuộc sống Trung thực trong học tập và lao động

Tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn

nhau

Lễ phép khi giao tiếp với người lớn

(1) (2) (3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 54 - 57)