Thực trạng sử dụng các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 61)

sinh

Việc tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho HS hiện nay được các trường tiến hành bằng rất nhiều hình thức phong phú và theo đặc thù của từng trường, từng đối tượng HS và các hoạt động giáo dục cụ thể.

Tiến hành khảo sát trên 180 HS của 3 trường THPT về việc sử dụng các hình thức hoạt động GDĐĐ cho HS, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh

TT Hình thức giáo dục đạo đức Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Thông qua các môn học 3.53 0.522 1

2 Thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ. 3.06 0.636 3

3 Thông qua các hoạt động trải nghiệm,

TT Hình thức giáo dục đạo đức Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ hạng

4 Thông qua các hoạt động của Đoàn

Thanh niên. 2.63 0.790 5

5 Thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp. 3.28 0.626 2 (Nguồn tác giả khảo sát tại 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7)

Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy việc sử dụng các hình thức hoạt động GDĐĐ được các trường tiến hành ở mức bình thường và thường xuyên.

Hầu hết HS cho rằng hiện nay các trường THPT sử dụng các hình thức hoạt động GDĐĐ cho HS ở mức khá tốt và được sử dụng một cách bình thường đến thường xuyên với điểm trung bình từ 2.63 đến 3.53. Trong đó hình thức giáo dục thông qua các môn học được thực hiện một cách thường xuyên (3.53) và được xếp thứ hạng cao nhất. Tuy nhiên, HS cũng cho rằng việc GDĐĐ cho HS qua hoạt động của Đoàn Thanh niên và HĐTN, NGLL tuy được sử dụng một cách bình thường nhưng chưa mang lại nhiều hiệu quả chỉ tác động vừa phải đến việc hình thành các chuẩn mực đạo đức, các giá trị truyền thống, thói quen tốt cho HS (2.63). Vì thực tế, hoạt động của Đoàn Thanh niên tại các trường chỉ thu hút được một lượng nhỏ HS tham gia và đa số là HS ngoan, HS có học lực khá, giỏi.

Vì vậy, trong thời gian tới, các trường THPT trên địa bàn Quận 7 cần thay đổi cách thức tổ chức hoạt động của Đoàn Thanh niên để các hoạt động của Đoàn đi vào thực tế, phù hợp với yêu cầu, đặc điểm tâm, sinh lí HS lứa tuổi THPT và gắn với đối tượng là HS chưa ngoan, HS có học lực yếu, kém. Ngoài ra, các trường THPT trên địa bàn Quận 7 cần quan tâm tổ chức thực hiện tốt các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, HĐTN từ đó giúp cho HS nhận thấy được các giá trị của cuộc sống và tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội hiện nay.

2.3.4. Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động GDĐĐ cho học sinh

Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực cho HS luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng giáo dục, nhất là gia đình và các

lực lượng giáo dục trong nhà trường. Vì trong thực tế các lực lượng giáo dục trong nhà trường, CMHS có tác động lớn đến hành vi đạo đức của HS. Tiến hành khảo sát trên 180 HS của 3 trường, kết quả được thể hiện ở bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh TT Lực lượng giáo dục Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Giáo viên chủ nhiệm 3.44 0.771 1

2 Giáo viên bộ môn 3.06 0.678 2

3 Đoàn thanh niên 2.29 0.796 3

4 Cha mẹ học sinh 2.24 0.869 4

(Nguồn tác giả khảo sát tại 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7)

Qua kết quả có được ở bảng 2.11 cho thấy, hầu hết các lực lượng giáo dục nêu trên đều có tác động đến hoạt động GDĐĐ cho HS hiện nay. Cụ thể: “giáo viên chủ nhiệm” có điểm trung bình 3.44; “giáo viên bộ môn” có điểm trung bình 3.06 có ảnh hưởng đến hành vi đạo đức, nhân cách và lối sống của các em. Tuy nhiên các em lại cho rằng “Cha mẹ học sinh” có điểm trung bình là 2.24 ít ảnh hưởng đến hành vi đạo đức của các em. Trong khi đó CMHS là lực lượng đóng vai trò hết sức quan trọng, là môi trường giáo dục đầu tiên cùng với nhà trường trong việc thực hiện các chức năng giáo dục nhưng HS lại cho rằng ít tác động đến các hoạt động GDĐĐ và hành vi đạo đức của các em. Các hành vi, chuẩn mực đạo đức của CMHS sẽ được các em nhìn vào đó mà thực hiện, do đó cần xem lại vai trò, sự tác động của CMHS đến hành vi đạo đức của các em. Cùng với đó là Đoàn Thanh niên (2.29) cũng có cùng nhận định ít tác động và không tác động đến hoạt động GDĐĐ và hành vi đạo đức của HS.

Thực tế cho thấy, CMHS, Đoàn Thanh niên là những lực lượng có mối quan hệ trực tiếp đến các hoạt động của nhà trường và có tác động, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động GDĐĐ và hành vi đạo đức của HS trên địa bàn quận. Vì vậy, trong thời gian tới các trường THPT trên địa bàn quận cần phát huy hơn nữa vai trò của CMHS và tổ

chức Đoàn Thanh niên của trường để hoạt động GDĐĐ cho HS được thực hiện một cách đồng bộ và mang lại hiệu quả cao.

2.3.5.Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Việc đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ HS nhằm giúp cho nhà trường có những biện pháp phù hợp trong việc giáo dục, điều chỉnh hành vi đạo đức của HS. Để tìm hiểu thực trạng tổ chức đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7, tác giả tiến hành khảo sát trên 180 HS. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

TT Hình thức đánh giá kết quả giáo dục đạo đức Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1 Tổ chức đánh giá định kỳ (hàng tuần, tháng, học kỳ và năm học) 3.37 0.716 1 2

Đánh giá qua các phong trào thi đua của trường, các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt truyền thống

2.92 0.736 3

3 Đánh giá thông qua các hoạt động của

Đoàn thanh niên 2.94 0.718 2

(Nguồn tác giả khảo sát tại 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7)

Từ kết quả khảo sát việc tổ chức đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ HS cho thấy việc đánh giá đạo đức, rèn luyện của HS được các trường thực hiện khá tốt và được tổ chức đánh giá thường xuyên, trong đó đánh giá định kỳ là hình thức chủ yếu được các trường thực hiện hiện nay.

Việc đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ cho HS định kỳ được thực hiện một cách thường xuyên (3.37) và là hình thức đánh giá được thực hiện nhiều nhất ở các trường hiện nay. Đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ cho HS qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên (2.94) và các hoạt động phong trào thi đua của trường, các hoạt động trải nhiệm, sinh hoạt truyền thống (2.92) được các trường thực hiện một cách bình thường nhưng là hình thức đánh giá thấp nhất trong những hình thức tổ chức đánh giá

kết quả rèn luyện, GDĐĐ cho HS, nhất là các hoạt động phong trào thi đua của trường, các HĐTN, sinh hoạt truyền thống chưa có nhiều tác động đến hành vi của HS và hiệu quả trong hoạt động giáo dục.

Vì vậy trong thời gian tới các trường cần xem lại mối quan hệ giữa các hình thức tổ chức đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ của HS, hiệu quả của các hình thức đánh giá. Ngoài ra, các hình thức đánh giá cần có sự gắn kết với nhau, đảm bảo tính liên tục, xuyên suốt trong các khâu đánh giá. Đồng thời tạo điều kiện để tổ chức Đoàn Thanh niên phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong việc thực hiện chức năng giáo dục Đoàn.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT Quận 7, Tp.HCM. THPT Quận 7, Tp.HCM.

2.4.1. Thực trạng mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho HS ở các trường THPT Quận 7, Tp.HCM trường THPT Quận 7, Tp.HCM

Để hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7 đạt hiệu quả cao, thì việc xác định mục tiêu quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS phải phù hợp với nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và đặc điểm thực tế của các trường, từ đó giúp cho hoạt động GDĐĐ đạt hiệu quả cao. Tác giả tiến hành khảo sát trên 90 CBQL, GV ở các trường và thu được kết quả ở bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

TT Mục tiêu Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Giáo dục tư tưởng - chính trị 3.74 0.439 1

2 Giáo dục truyền thống (yêu quê hương đất

nước, nhân ái, cần cù liêm khiết) 3.72 0.450 2 3 Giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc 3.56 0.563 4

4 Giáo dục pháp luật nhà nước xã hội chủ

nghĩa 3.59 0.495 3

5 Giáo dục cách ứng xử đúng trước các vấn

đề của xã hội 3.44 0.563 5

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy, hầu hết CBQL, GV đều đánh giá các mục tiêu quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường là cần thiết, được nhà trường quan tâm thực hiện tốt với điểm trung bình khá cao từ 3.44 đến 3.74. Việc xây dựng mục tiêu quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS hiện nay được xây dựng trên nền tảng của việc đổi mới giáo dục, trong đó chú trọng việc giáo dục chính trị - tư tưởng, các phẩm chất đạo đức, lối sống văn hóa. Cụ thể việc “Giáo dục chính trị - tư tưởng” cho HS được đánh giá là quan trọng nhất (3.74). Bên cạnh việc giáo dục chính trị - tư tưởng thì các trường rất quan tâm đến việc giáo dục truyền thống, trong đó giáo dục về truyền thống yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái trong mỗi con người được các trường quan tâm thực hiện tốt. Ngoài ra, các trường còn chú trọng việc giáo dục ý thức pháp luật nhằm giúp cho HS thực hiện đúng theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Vì hiện nay, các em thiếu hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là các quy định dành cho lứa tuổi HS THPT. Tuy nhiên, CBQL, GV cho rằng hiện nay “việc giáo dục cách ứng xử đúng trước các vấn đề của xã hội” được các trường thực hiện tốt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như hiện tượng HS vô cảm trước các vấn đề của xã hội, các vấn nạn bạo lực học đường, cổ vũ cho các hành vi không đúng rồi đưa lên mạng xã hội. Như vậy, các mục tiêu chủ yếu về hoạt động GDĐĐ cho HS đã được các trường THPT trên địa bàn Quận 7 quan tâm đúng mức từ đó giúp cho chủ thể quản lí có sơ sở để triển khai các biện pháp cũng như các chức năng quản lí của mình. Tuy nhiên để HS phát triển toàn diện, CBQL, GV cho rằng cần chú ý hơn nữa đến các mục tiêu “giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc” và “giáo dục cách ứng xử đúng trước các vấn đề của xã hội” để từ đó đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện cho HS và yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.4.2. Thực trạng các mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Thực trạng quản lí nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh

Tiến hành khảo sát trên 90 CBQL, GV của 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7 về thực trạng quản lí nội dung GDĐĐ cho HS. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.14 như sau:

Bảng 2.14. Thực trạng quản lí nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh

TT Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh

Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức 3.53 0.622 5

2 Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn

đối với dân tộc, quốc tế 3.57 0.562 4

3 Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn

đối với lao động, công việc 3.59 0.495 3

4 Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn

đối với mọi người và cộng đồng 3.66 0.478 2

5 Giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn

đối với môi trường sống 3.68 0.470 1

(Nguồn tác giả khảo sát tại 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7)

Từ kết quả khảo sát có được ở bảng 2.14 cho thấy, nội dung GDĐĐ cho HS được các trường thực hiện khá tốt và có điểm trung bình khá cao từ 3.53 đến 3.68. Trong đó, giáo dục ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với môi trường sống (3.68) và đối với mọi người (3.66) được các trường thực hiện tốt nhất. Nhìn vào số liệu khảo sát, cho thấy việc quản lí nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức tuy được đánh giá tốt nhưng là nội dung đứng thứ năm trong xây dựng nội dung GDĐĐ cho HS ở các trường. Trong khi việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức được các trường đặt là mục tiêu đầu tiên và được Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục quan tâm hàng đầu nhưng có ý kiến cho rằng (2.2%) nội dung này ít cần thiết trong các trường. Do đó, các trường cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV và HS trong nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho HS nhằm giúp cho các em nhìn nhận đúng đắn các vần đề của xã hội trong giai đoạn hiện nay cũng như các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước để từ đó có cái nhìn và thực hiện đúng.

Ngoài ra, để thực hiện giáo dục toàn diện cho HS, ngoài những nội dung trên cũng cần chỉ ra những tính xấu của của con người Việt Nam để HS tránh như tính ích kỷ, tính tham lam, tính ghen ghét, tính đố kỵ, nhút nhát.

Thực trạng quản lí việc sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

Tác giả tiến hành khảo sát về thực trạng sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS trên 180 HS của 3 trường THPT, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15. Thực trạng quản lí việc sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

TT Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ hạng

1 Nêu gương của giáo viên 2.87 0.805 3

2 Thi đua giữa các thành viên trong lớp 3.10 0.686 2

3 Giảng dạy về đạo đức thông qua việc học trên

lớp 3.33 0.616 1

4 Trải nghiệm thực tế tại các khu di tích, bảo

tàng, nhà truyền thống 2.64 0.803 4

(Nguồn tác giả khảo sát tại 3 trường THPT trên địa bàn Quận 7)

Kết quả khảo sát cho thấy phương pháp GDĐĐ cho HS chủ yếu được các trường sử dụng hiện nay là giảng dạy về đạo đức thông qua việc học trên lớp và khuyến khích sự thi đua giữa các thành viên trong lớp được thực hiện một cách thường xuyên. Cụ thể, việc giảng dạy về đạo đức thông qua việc học trên lớp có điểm trung bình 3.33 là phương pháp giáo dục chính được các trường THPT trên địa bàn Quận 7 sử dụng hiện nay, được thể hiện ở mức tốt. Vì theo các em, thông qua việc giảng dạy trên lớp thầy, cô sẽ giúp các em nhận biết được đâu là hành vi đúng, hành vi sai trái từ đó tác động đến việc thay đổi hành vi của các em. Bên cạnh đó, các hoạt động trải nghiệm thực tế tại các khu di tích, bảo tàng, nhà truyền thống tuy thỉnh thoảng được các trường thực hiện (2.64) nhưng vẫn được sử dụng ở mức khá và là hình thức sử dụng ít nhất của các trường hiện nay. Tuy được đánh giá ở mức bình thường, nhưng

vẫn có 3.3% HS cho rằng sự nêu gương của thầy, cô ở các trường hiện nay chưa được thực hiện tốt.

Biểu đồ 2.5. Thực trạng quản lí việc sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

(1). Trường THPT Lê Thánh Tôn. (2). Trường THPT Ngô Quyền. (3). Trường THPT Tân Phong.

Từ biểu đồ 2.5 và kết quả khảo sát bảng 2.15 cho thấy, việc trải nghiệm tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 61)