Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HS của một bộ phận GV còn hạn chế. Việc thực hiện không tốt công tác kiểm tra dẫn đến không thể biết được mặt mạnh, hạn chế của các hoạt động này để có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Công tác khen thưởng trong HS chưa kịp thời nên chưa động viên, khuyến khích được sự tích cực tham gia vào hoạt động GDĐĐ HS. Việc giảng dạy bộ môn Giáo dục Công dân còn xem nhẹ chưa được quan tâm đúng mức.
Việc xử lí HS vi phạm chưa mang tính thống nhất, các hoạt động của Đoàn Thanh niên còn mang tính hình thức, phong trào mà chưa chú trọng nhiều đến việc điều chỉnh hành vi của các em.
Các trường đầu tư nhiều kinh phí vào việc bồi dưỡng HS giỏi nhằm đem thành tích về cho trường mà chưa có sự đầu tư tương xứng vào các hoạt động GDĐĐ cho HS.
Nguyên nhân khách quan: Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới, sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông đã làm thay đổi nhận thức, hành vi của một bộ phận thanh thiếu niên, trong đó có đối tượng là HS THPT. Các tệ nạn xã hội, các trang mạng xã hội có nội dung xấu ngày càng tác động mạnh đến nhận thức, hành vi của HS làm thay đổi những thói quen tốt của các em, thiếu niềm tin trong cuộc sống. Bên cạnh những giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều người, đặc biệt là đối tượng HS THPT. Ngoài ra, một bộ phận CMHS có lối sống thực dụng, đam mê cờ bạc, rượu chè có tác động tiêu cực đến suy nghĩ và hành động của các em. Các văn bản về xử lí HS vi phạm nội quy nhà trường và các chuẩn mực đạo đức của xã hội đã quá lỗi thời không phù hợp với thực tế hiện nay. Thiếu cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
Kết luận chương 2
Hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7 trong những năm gần đây đạt được kết quả khá tốt. Hầu hết các trường đều thực hiện tốt các hoạt động GDĐĐ cho HS từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục. Các hoạt động GDĐĐ cho HS được các trường xây dựng và phối hợp tốt với Ban đại diện CMHS. Vì vậy, kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm HS của các trường trong 3 năm học vừa qua có tỉ lệ khá tốt đạt trên 90%. Tuy nhiên, thực tế tại các trường hiện nay tình trạng HS vi phạm nội quy nhà trường, HS có hành vi không đúng các chuẩn mực đạo đức của xã hội vẫn còn. Việc nêu gương của thầy, cô và gia đình chưa được thực hiện tốt, chưa có nhiều tác động đến hành vi của HS. Các HĐTN thực tế, về nguồn, rèn luyện kỹ năng sống chưa được các trường quan tâm. Số tiết bộ môn Giáo dục Công dân còn quá ít so với thời gian của bậc học THPT. Hoạt động của Đoàn Thanh niên tuy được đánh giá cao về hình thức tổ chức nhưng chưa tác động tích cực đến thái độ, hành vi của HS, đặc biệt là những HS chưa ngoan. Ngoài ra, ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội, các trò chơi điện tử, sự nuông chiều của cha mẹ đã làm cho một bộ phận HS có lối sống thực dụng, ham chơi. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới các trường cần tìm ra các biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng hoạt động GDĐĐ cho HS nhằm phát triển toàn diện nhân cách, hạn chế tình trạng HS có hạnh kiểm yếu. Đó là nội dung sẽ được tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn.
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN 7,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân. Do vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải nhằm vào việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT công lập trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học trong hoạt động GDĐĐ cho HS trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT, trên cơ sở lí luận và khảo sát thực trạng việc quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề xuất biện pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Các biện pháp khi đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình GDĐĐ cho HS. Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các biện pháp GDĐĐ cho HS trên địa bàn Quận 7 phải đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có sự phân công rõ ràng giữa các lực lượng giáo dục.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, phù hợp với các yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp đề xuất phải áp dụng được vào quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS hiện nay ở các trường THPT trên địa bàn Quận 7. Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp phải khảo sát ý kiến trước khi đề xuất. Các biện pháp được đề xuất phải được áp dụng
một cách thuận lợi trong hoạt động GDĐĐ cho HS tại Quận 7 và được sự đồng thuận của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh THPT Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nêu gương tốt cho học sinh việc nêu gương tốt cho học sinh
Mục tiêu: Việc nêu gương của CBQL, GV, CMHS giúp cho HS nhận thức được những giá trị tốt đẹp, phân biệt được cái tốt và cái xấu qua đó làm thay đổi hành vi đạo đức của HS. Kết quả hoạt động GDĐĐ cho HS phụ thuộc rất nhiều vào nhân cách của thầy, cô giáo, CMHS. Sự gương mẫu, quan tâm, động viên của thầy, cô giáo, cha mẹ chính là động lực thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của các em. Gắn sự quan tâm, làm gương của CBQL, GV, CMHS với các hoạt động giáo dục của nhà trường, cùng với nhà trường thực hiện tốt hoạt động GDĐĐ cho các em. Vì vậy, việc nêu gương, quan tâm, động viên của CBQL, GV, CMHS có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của người học. Qua đó, HS noi theo và thực hiện tốt về các chuẩn mực đạo đức, lối sống thúc đẩy sự tiến bộ trong đội ngũ GV và HS.
Nội dung thực hiện:
Tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành về các chuẩn mực đạo đức nhà giáo.
Triển khai Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030 và Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục và vận động toàn xã hội thấy được ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Triển khai Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn
với cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về đạo đức nhà giáo. Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường quản lí và nâng cao đạo đức nhà giáo; Thông tư 06/2019/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt việc tốt trong giảng dạy, học tập và rèn luyện.
Từ sự quan tâm, làm gương của CMHS thúc đẩy sự phát triển tốt về nhận thức, tình cảm, nhân cách của HS. Giữ gìn phẩm cách đạo đức tốt, trung thực, sự khoan dung, độ lượng giúp cho HS biết học tập, noi theo những tấm gương tốt, tránh những hành vi xấu từ đó hình thành cho HS niềm tin về những chuẩn mực xã hội.
Kết quả học tập và rèn luyện của HS chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng trong đó có sự quan tâm của cha mẹ, đây là yếu tố đầu tiên giúp HS học tập và rèn luyện tốt. Sự quan tâm, nêu gương của cha mẹ về vật chất, tinh thần và thời gian có tác động mạnh, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách của HS.
Cách thực hiện:
Lãnh đạo nhà trường tổ chức học tập, triển khai đầy đủ nội dung các văn bản liên quan đến đạo đức nhà giáo, việc nêu gương của GV đối với HS.
CBQL, GV, CMHS đặc biệt là người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, các quy định nơi cư trú, nền nếp, kỷ cương trường học, sự tiên phong trong công việc. GV phải nêu cao tinh thần tự học, tự rèn về phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức và trách nhiệm giữ gìn hình ảnh, uy tín, danh dự của người thầy, luôn tự soi, tự sửa để hoàn thiện bản thân. Hình ảnh người thầy mẫu mực luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
CBQL, GV, CMHS cần chú ý xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người thầy với HS, giữa CMHS với HS dựa trên mối quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. CBQL, GV, CMHS phải gắn việc thực hiện giữa lời nói và hành động.
CBQL, GV thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, vì mỗi GV thực hiện tốt sẽ là tấm gương cho nhiều HS noi theo. CMHS thực hiện tốt việc xây dựng gia đình văn hóa ở khu dân cư.
CBQL, GV, CMHS phải thật sự công tâm, công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử với HS, là tấm gương sáng cho HS noi theo, kể cả trong lớp học và ngoài đời.
Lãnh đạo nhà trường xây dựng đội ngũ GV trong sạch, vững mạnh, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn. Vì thầy, cô thường dạy cho HS phải trung thực, gương mẫu trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không vi phạm các quy định của nhà trường và các chuẩn mực đạo đức của xã hội thì thầy cô phải là người gương mẫu thực hiện tốt các quy định của ngành và của đơn vị.
Trong các hoạt động dạy học và giáo dục, thầy cô giáo phải thực sự gương mẫu, chuẩn mực sư phạm. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của GV phải đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với HS. Khi HS vi phạm, không hoàn thành các nghĩa vụ học tập nên cư xử một cách nhẹ nhàng, không sử dụng đòn roi hay trách mắng. Vì vậy, trong quá trình dạy học và giáo dục CBQL, GV không chỉ nêu gương mà còn phải làm gương cho HS noi theo.
CBQL, GV, CMHS thường xuyên quan tâm đến tâm trạng, biểu hiện hành vi của các em trong sinh hoạt hằng ngày cũng như việc học tập ở trường. Động viên, khuyến khích khi các em gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập. Tránh các hiện tượng la mắng, so sánh khi có kết quả học tập không tốt.
Ban đại diện CMHS cùng với nhà trường tổ chức gặp mặt, giao lưu với các gương phụ huynh điển hình để cho HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi với những nhân vật điển hình có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực hoạt động, thực sự là tấm gương sáng để HS noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của HS. Qua đó, giúp các
em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên chân thành để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.
Để hoạt động GDĐĐ cho HS có hiệu quả trước hết các bậc cha mẹ cần xây dựng một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Đặc biệt, cha mẹ phải gương mẫu trong gia đình và đối xử với mọi người xung quan đúng các chuẩn mực của xã hội. Thông qua những lời nói, hành động chuẩn mực của những thành viên trong gia đình, HS có thể học tập và làm theo cha mẹ, người thân trong gia đình nên dành nhiều thời gian trò chuyện, trao đổi với các em. Dù có nhiều công việc đến cỡ nào, áp lực cuộc sống lớn như thế nào cũng không xem nhẹ việc quan tâm đến các em. Mỗi ngày, cha mẹ nên dành cho con em mình một khoảng thời gian riêng, tắt điện thoại và ngừng các công việc không cần thiết để cùng trò chuyện với các em. Từ đó, các em cảm nhận được sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc lẫn nhau, điều này sẽ làm tăng tình cảm gắn bó giữa cha mẹ với con mình.
Thường xuyên trao đổi thông tin với nhà trường thông qua GVCN lớp để nắm bắt việc học tập và rèn luyện của con em mình, từ đó phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm, những tác động xấu ngoài xã hội. Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy, cô giáo, tuyệt đối tránh các hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo trước mặt con mình.
Ngoài ra, CBQL, GV, CMHS nên chú ý đến những tác động bất lợi lên các em để từ đó định hướng, giúp các em nhận thức được các giá trị đúng, sai. CBQL, GV, CMHS cần phải hiểu và thông cảm, luôn gần gũi, thường xuyên theo dõi sự thay đổi của các em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Nhà trường xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện đạo đức của HS vì sự tác động vào nhận thức, tình cảm, ý chí của HS một phần là do môi trường văn hóa, sư phạm mà có.
Điều kiện để thực hiện:
CBQL, GV trong trường phải là lực lượng nòng cốt, có phẩm chất đạo đức tốt và lòng yêu nghề, nhiệt huyết trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.
CMHS phải gương mẫu thực hiện các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Trong gia đình, phải thể hiện sự nêu gương, san sẻ những khó khăn gặp phải thường ngày của các em.
Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chi bộ nhà trường. Có sự đồng thuận của