Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 41 - 43)

Các chủ trương chính sách, cơ chế quản lí của Nhà nước về GDĐĐ cho HS:

Chủ trương, chính sách, cơ chế quản lí của Nhà nước là yếu tố khách quan có ảnh hưởng lớn đến hoạt động giáo dục ở nhà trường. Hệ thống các văn bản pháp quy về giáo dục gồm hệ thống Luật, các Thông tư hướng dẫn về việc tổ chức và hoạt động của nhà trường, các quy chế quản lí hoạt động, quản lí đội ngũ CBQL và GV, các văn bản đánh giá và xếp loại đạo đức HS.

Tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội: Điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương, trình độ dân trí của người dân là những yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường, trong đó có hoạt động GDĐĐ cho HS. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, sự du nhập các loại hình văn hóa, sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận 7 có

tác động rất lớn đến lối sống và hành vi đạo đức của HS. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin vào các lĩnh vực, trong đó có giáo dục.

Các yếu tố mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục

Mục tiêu giáo dục là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức của HS trong nhà trường. Nếu không bám sát mục tiêu và không xác định được yêu cầu của hoạt động GDĐĐ cho HS thì các hoạt động GDĐĐ cho HS sẽ không đạt hiệu quả.

Về nội dung giáo dục ở cấp THPT hiện nay chưa có tác động hiệu quả, chưa gắn liền với thực tiễn, nội dung GDĐĐ cho HS tập trung chủ yếu ở bộ môn Giáo dục Công dân (số tiết dạy về đạo đức chỉ 11/105 tiết). Việc giảng dạy các nội dung về kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay.

Về phương pháp: Hiện nay các phương pháp GDĐĐ cho HS chủ yếu chỉ được thực hiện bằng việc truyền đạt một chiều thông qua các môn học trên lớp, trong các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm mà chưa có nhiều hình thức đa dạng hơn, thời gian tiếp xúc giữa GV và HS ngoài giờ học còn hạn chế. Hình thức chủ yếu được tổ chức trong phạm vi không gian trường học, lớp học mà chưa vượt ra không gian bên ngoài.

Việc phối hợp của CMHS với nhà trường: Địa bàn Quận 7 có nhiều nhà máy, xí nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh nên số lượng dân nhập cư đông, dân nhập cư chủ yếu là ở trọ nên việc quan tâm giáo dục cho con em mình còn nhiều hạn chế, còn phó mặc cho nhà trường, một số CMHS chỉ quan tâm đến kết quả học tập mà chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục của nhà trường diễn ra như thế nào.

Đặc điểm tâm sinh lí học sinh: Ở lứa tuổi này, HS có nhiều mơ ước, hoài bão, thích thể hiện, là thời kỳ chuyển đổi từ tuổi thơ sang giai đoạn trưởng thành. Đồng thời, do đặc điểm tâm sinh lí của mỗi em khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau nên các em cũng có suy nghĩ và hành động khác nhau. Vì vậy, đặc điểm tâm, sinh lí HS cũng ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho HS.

Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông: Với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông đã giúp cho các hoạt động của nhà

trường có nhiều đổi mới. Cùng với sự phát triển của Internet, những tiện ích của mạng xã hội mang lại như sử dụng trong việc học, trao đổi thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 41 - 43)