Nội dung quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 37 - 41)

Quản lí việc lập kế hoạch GDĐĐ cho học sinh

Trên cơ sở mục tiêu GDĐĐ cho HS đã đề ra, việc lập kế hoạch các hoạt động GDĐĐ cho HS là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lí. Đây là việc xác định những nhiệm vụ, phương pháp, những việc làm cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra. Từng công việc, nhiệm vụ phải xác định rõ chủ thể, lực lượng cùng phối hợp, thời gian và điều kiện để thực hiện hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra cần xác định rõ cách thức tiến hành và bộ tiêu chí đánh giá kết quả đạt được theo từng giai đoạn cũng như đánh giá mức độ hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.

Quản lí việc tổ chức thực kế hoạch GDĐĐ cho học sinh

Thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS là hoạt động cơ bản trong hoạt động giáo dục của các trường phổ thông hiện nay. Thực tế cho thấy, hiện nay GV thường chú trọng trang bị kiến thức cho HS nhiều hơn mà chưa quan tâm nhiều đến giáo dục phẩm

chất, trong đó có GDĐĐ cho HS. Vì vậy, vai trò của CBQL phải làm cho GV thực sự hiểu thông qua dạy chữ để dạy người. Do đó, cùng với nhận thức đúng yêu cầu GDĐĐ, CBQL phải bố trí lực lượng phù hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng, đảm bảo các nguồn lực, điều kiện cần thiết để các hoạt động GDĐĐ cho HS diễn ra theo đúng kế hoạch.

Quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình

Quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình GDĐĐ cho HS THPT là các tác động của HT đến nhà giáo dục nhằm đưa nội dung, chương trình GDĐĐ vào thực tiễn phù hợp với các yêu cầu đổi mới giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hiện nay. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường phải xác định rõ nội dung GDĐĐ cho HS trọng tâm là nội dung môn Giáo dục công dân, nội dung giáo dục thông qua các môn học trên lớp, các HĐTN, các hoạt động ngoài không gian lớp học, những truyền thống quý báu của dân tộc và của địa phương.

Nội dung quản lí chương trình GDĐĐ cho HS gồm:

Phổ biến các nội dung GDĐĐ cho HS tới toàn thể GV, nhất là GVCN lớp, GV phụ trách Đoàn Thanh niên, các thành viên ban hoạt động giáo dục, HĐTN.

Chỉ đạo lồng ghép nội dung GDĐĐ cho HS vào các môn học, nhất là bộ môn Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp trung học phổ thông (theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới), các hoạt động của Đoàn Thanh niên, các hoạt động mang tính xã hội. Trên cơ sở đó HT phải yêu cầu các tổ bộ môn khi xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung GDĐĐ, nêu rõ hình thức và biện pháp thực hiện, thể hiện rõ sự phân công cho từng cá nhân đối với từng nội dung của chương trình.

Đưa nội dung giảng dạy GDĐĐ cho HS thành nội dung thi đua, xây dựng các tiêu chí cụ thể để thực hiện từng nội dung. Gắn hoạt động GDĐĐ cho HS với các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành, địa phương và của nhà trường.

Quản lí việc sử dụng phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

Quản lí việc sử dụng các phương pháp GDĐĐ cho HS là cách mà chủ thể quản lí tác động đến đối tượng quản lí nhằm đạt được những mục tiêu quản lí đề ra. Để việc sử dụng các phương pháp GDĐĐ cho HS có hiệu quả thì nhà quản lí cần tăng cường công tác tuyên truyền trong việc đổi mới phương pháp giáo dục, phát huy sáng tạo của

nhà giáo dục. Việc sử dụng đồng bộ các phương pháp giáo dục sẽ giúp cho các hoạt động GDĐĐ cho HS đạt kết quả cao. Ngoài ra, HT cần quản lí tốt các hoạt động dạy - học của GV và HS trên lớp, các hoạt động sinh hoạt của Đoàn Thanh niên, các tiết học ngoài nhà trường, các HĐTN và các buổi sinh hoạt chuyên đề về GDĐĐ cho HS.

Quản lí việc sử dụng hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh

Hình thức GDĐĐ cho HS đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động GDĐĐ của nhà trường. Quản lí việc sử dụng các hình thức GDĐĐ chính là việc quản lí các lực lượng tham gia trong quá trình GDĐĐ cho HS trong các hoạt động giáo dục chính khóa, các HĐTN, sự phối hợp giữa gia đình, xã hội và việc tự giáo dục của HS. Quản lí tốt các hình thức giáo dục sẽ giúp cho HT kiểm soát được việc thực hiện nội dung, chương trình, mục tiêu để kịp thời điều chỉnh, định hướng, đề ra hình thức giáo dục phù hợp hơn với yêu cầu thực tế của nhà trường.

Quản lí sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh

Quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS là một quá trình lâu dài, phức tạp, diễn ra mọi lúc, mọi nơi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Vì vậy, việc GDĐĐ cho HS không chỉ được thực hiện trong nhà trường mà phải được thực hiện đồng thời ở tất cả các môi trường giáo dục. Trong đó gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò hết sức quan trọng trong công tác phối hợp thực hiện mục tiêu GDĐĐ mà nhà trường đã đề ra. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp tốt với các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội Khuyến học và Hội Cựu Chiến binh trên địa bàn để phát huy hết chức năng của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Để quản lí sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho HS, HT nhà trường cần thực hiện một số công việc sau:

Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình và giữa nhà trường với các lực lượng xã hội về nội dụng GDĐĐ cho HS (chủ yếu trên địa bàn trường đóng).

Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nêu rõ mục đích của việc phối hợp nhằm đạt được yêu cầu trong hoạt động GDĐĐ cho HS.

Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra nhằm đảm bảo cho hoạt động phối hợp GDĐĐ cho HS giữa nhà trường, gia đình và xã hội đạt được mục đích đã đề ra giúp cho hoạt động GDĐĐ của nhà trường đi vào chiều sâu.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động GDĐĐ cho HS.

Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh

Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ HS là sự tác động của HT trường THPT đến các hoạt động kiểm tra, đánh giá việc tổ chức các hoạt động giáo dục của GV, việc học tập, rèn luyện của HS nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS.

Các nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ GDĐĐ, các tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá quá trình rèn luyện của HS và hoạt động giáo dục của GV. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS phải được thực hiện toàn diện trên các mặt (nhận thức, thái độ, kỹ năng, hành vi) và có thể được thực hiện theo từng hoạt động, từng thời điểm.

Nội dung đánh giá kết quả GDĐĐ HS được thể hiện ở hai cấp độ: đánh giá cá nhân HS và đánh giá tập thể tổ, lớp. Để đánh giá kết quả GDĐĐ cho HS chủ thể quản lí có thể sử dụng các hình thức đánh giá sau: đánh giá qua bài viết thu hoạch của HS; đánh giá qua quan sát hoạt động của HS; đánh giá qua sản phẩm của HS và đánh giá qua trao đổi nhận xét của người khác (Giáo viên bộ môn, CMHS, bạn bè).

Việc kiểm tra, đánh giá phải góp phần quan trọng vào việc rèn luyện đạo đức cho HS. Cụ thể HS hiểu được các nội dung GDĐĐ không chỉ học thuộc lòng nội dung các khái niệm, các giá trị, các chuẩn mực mà phải biết gắn nội dung bài học với các hoạt động thực tiễn của cuộc sống, là sự tiếp nối giữa chuẩn mực cũ với chuẩn mực mới.

GV phải chú trọng hơn đến việc kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm, các kỹ năng nhận xét, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng trong cuộc sống nhằm thúc đẩy HS tích cực rèn luyện theo các yêu cầu chuẩn mực đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)