nhau hơn, yêu thương và chia sẻ khi gặp khó khăn trong học tập.
Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trên địa bàn Quận 7, đặc biệt là tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh.
Các hoạt động ngoại khóa, về nguồn được tổ chức thông qua các HĐTN, các hoạt động của Đoàn Thanh niên.
Điều kiện để thực hiện:
Có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, sự đồng thuận của đội ngũ GV và CMHS. Có sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của CMHS khi tổ chức các hoạt động.
Có sự gắn kết và hỗ trợ của các đơn vị ngoài nhà trường, các khu di tích lịch sử trên địa bàn Quận 7 và khu vực lân cận trên địa bàn Tp.HCM.
Hình thức tổ chức phong phú, hấp dẫn thu hút được nhiều HS cùng tham gia, chú trọng đối tượng HS có học lực yếu, kém, HS thường vi phạm nội quy nhà trường. Các hoạt động ngoại khóa, về nguồn phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm và mang tính giáo dục cao.
3.2.3. Tổ chức khen thưởng, động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh sinh
Mục tiêu: Việc động viên, khen thưởng kịp thời, đúng lúc sẽ tạo sự lan tỏa và HS thấy sự nổ lực của mình đã được nhà trường, thầy, cô, bạn bè ghi nhận. Phát huy tính tự nguyện của cá nhân và tập thể trong việc tự hoàn thiện bản thân mình. Ghi
nhận, biểu dương, tôn vinh những tập thể và cá nhân có thành tích vượt trội trong học tập và rèn luyện.
Nội dung thực hiện:
Khen thưởng, động viên, khuyến khích sự tiến bộ của HS thông qua sự cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện. Thông qua việc động viên, khuyến khích kịp thời sẽ tạo động lực cho HS thực hiện những những gì các em nghĩ tới mà chưa dám làm. Những động viên tích cự sẽ giúp cho các em tự tin vào khả năng của mình, từ đó nổ lực hơn để hoàn thiện bản thân.
Các nội dung cơ bản về thi đua, khen thưởng được quy định trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Các quy định của ngành và của nhà trường về thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân trong từng năm học.
Cách thực hiện:
Ngay từ đầu năm học HT triển khai đến toàn thể GV về các văn bản liên quan đến thi đua, khen thưởng đối với HS. Các trường xây dựng quy chế, thang điểm thi đua phù hợp với đặc điểm của từng trường.
Khi tổ chức khen thưởng GV không nên so sánh giữa các HS với nhau. Các vật phẩm khi trao thưởng cho các em cần tạo cho các em kỷ niệm về nó. Các vật phẩm khen thưởng thường mang tính biểu trưng, không nên khen thưởng bằng tiền.
Hàng tuần khi tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp, tổ chức khen thưởng những HS vượt khó, có nhiều cố gắng trong học tập và rèn luyện, HS đứng đầu thi đua của lớp qua đó khuyến khích, động viên các em chưa thực hiện tốt vươn lên trong học tập và rèn luyện. Qua đó, tạo động lực để HS thi đua đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện.
Việc tuyên dương, khen thưởng đột xuất được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu là khích lệ tinh thần vươn lên của các em. Chú trọng việc tuyên dương trước trường, trước lớp. Khi các em được tuyên dương, khen thưởng kịp thời trước mọi người, các em cảm thấy vinh dự, tự hào và phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa. Việc tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời là hình thức giáo dục có sức lan tỏa rất lớn đối với HS.
Điều kiện để thực hiện:
Các văn bản, hướng dẫn về thi đua, khen thưởng được rõ ràng dễ hiểu, tránh hiện tượng dàn trải, chủ yếu dành cho cán bộ lớp.
Lãnh đạo nhà trường, GVCN lớp quan tâm nhiều hơn đến việc khen thưởng đột xuất HS có thành tích tốt trong học tập và rèn luyện. Cá nhân được khen thưởng phải thật sự xứng đáng, gương mẫu để cho HS khác noi theo.
Sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương và Ban đại diện CMHS trường. Đặc biệt là vai trò của Ban đại diện CMHS và GVCN của lớp.