Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố sóc trăng tỉnh sóc trăng​ (Trang 28 - 31)

1.3.1.1. Vị trí của giáo viên chủ nhiệm lớp

Với mục tiêu đổi mới toàn diện GD của nước ta trong giai đoạn hiện nay thì vị trí của GVCN lớp càng quan trọng. GVCN lớp là người thay mặt HT quản lý HS của một tập thể lớp, GD các em phát triển toàn diện cả về trí dục, mỹ dục, đạo đức.

GVCN lớp trong trường THPT có vị trí cơ bản sau:

- GVCN lớp là người đứng đầu, chỉ huy, chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động và kết quả học tập, tu dưỡng rèn luyện của tập thể lớp cũng như từng thành viên của lớp. Tác giả Phạm Viết Vượng từng khẳng định: “GVCN lớp là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp” (Phạm Viết Vượng, 2008).

- GVCN lớp là cầu nối đa chiều giữa HT với tập thể lớp, giữa HS, cha mẹ HS với các GVBM, giữa các thành viên trong lớp với nhà trường, với gia đình và các tổ chức XH trong và ngoài nhà trường. Trong vị trí này, người GVCN lớp có nhiệm vụ chuyển tải những kế hoạch, phương hướng hoạt động công tác của HT đến lớp mình phụ trách một cách sáng tạo, năng động. Đồng thời, GVCN kịp thời thông báo đến HT tình hình của lớp, các nhu cầu nguyện vọng của lớp cũng như của cha mẹ HS.

- GVCN lớp còn là cầu nối giữa GVBM và cha mẹ HS. GVCN lớp sẽ thay mặt gia đình HS truyền đạt đến GV bộ môn các tâm tư, nguyện vọng, đóng góp về xây dựng cách dạy, cách ứng xử sư phạm và làm công tác hòa giải khi có sự bất hòa giữa gia đình HS và các GVBM. Qua các phân tích trên, ta nhận thấy rằng GVCN lớp chính là hạt nhân để kết nối mối liên hệ giữa tập thể với HT, GVBM, CMHS và các đoàn thể trong trường và XH được minh họa theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều

1.3.1.2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp

Trong nhiều tác phẩm của các nhà chuyên môn về GD như tác giả Nguyễn Văn Lê, Hà Nhật Thăng, Phạm Viết Vượng, …đã nêu lên vai trò quan trọng của GVCN lớp như sau:

- GVCN lớp là người thay mặt HT quản lý và GD toàn diện HS một lớp học Lớp học là một đơn vị cơ bản trong hệ thống GD của nhà trường. GVCN lớp phụ trách một lớp học, chịu trách nhiệm trước HT về trách nhiệm của HS lớp mình phụ trách. Một cách gián tiếp, GVCN lớp là nhà quản lý GD, quản lý và tổ chức GD HS. Vai trò quản lý của GVCN lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch GD, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của và tu dưỡng của HS trong lớp. Công tác quản lý và GD HS của GVCN lớp được thể hiện cụ thể trong quản lý hồ sơ, sổ điểm, học bạ, quản lý tình hình học tập của lớp, theo dõi những chuyển biến tâm tư, nguyện vọng và tình cảm của mỗi HS, GD các em phát triển toàn diện.

- GVCN lớp là người xây dựng tập thể HS thành một khối đoàn kết, một tổ chức tự GD.

Tác giả Phạm Viết Vượng đã đề cập đến trong tác phẩm Giáo dục học: “GVCN lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, GD, bằng sự gương mẫu và quan

GVCN Tập thể lớp Nhà trường (HT, PHT, GVBM) Đoàn thể trong, ngoài trường CMHS Thành viên của lớp

hệ tình cảm, GVCN lớp xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ cũng như con em mình trưởng thành theo từng năm, tháng” (Phạm Viết Vượng, 2008).

Quan điểm của tác giả Phạm Viết Vượng đánh giá rất cao vai trò xây dựng tập thể lớp của GVCN lớp. GVCN lớp là người cố vấn, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động tập thể, tập hợp, xây dựng tổ chức tập thể HS thành một tập thể tự quản, biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau phấn đấu thực hiện mục tiêu chung, giúp HS có ý thức và năng lực tham gia vào quá trình GD nhân cách của tập thể HS và của bản thân; Xây dựng tập thể gắn liền với việc GD toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và thể chất cho người HS.

Trong quá trình xây dựng tập thể và GD toàn diện cho HS, GVCN lớp chỉ tham gia với tư cách là người cố vấn, hướng dẫn điều khiển các hoạt động tập thể và các thành viên trong tập thể, không làm thay cho HS.

- GVCN lớp là người tổ chức các hoạt động GD HS trong lớp

Trong quá trình học tập và rèn luyện bản thân ở môi trường học đường, HS tham gia rất nhiều hoạt động như: Các phong trào thi đua học tập, các hoạt động sinh hoạt đoàn thể, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao,…Các hoạt động của lớp rất đa dạng và toàn diện, chúng sẽ hấp dẫn HS trong lớp tham gia vào các vị trí trong tập thể. Vai trò tổ chức của GVCN lớp thể hiện qua việc thành lập bộ máy tự quản lý lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ, nhóm. Đồng thời, GVCN tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch GD hàng năm, quán xuyến các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ. Quán xuyến không có nghĩa là làm thay đổi đội ngũ cán bộ lớp mà phải bồi dưỡng, huấn luyện khả năng tự quản cho HS để các em tự quản lý và điều hành hoạt động tập thể của chính mình.

- GVCN lớp giữ vai trò cố vấn đắc lực cho hoạt động đoàn thể của học sinh trong lớp

- GVCN lớp giữ vai trò là người cố vấn cho Ban chấp hành chi đoàn của lớp chủ nhiệm ở trường THPT về việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của từng tổ chức, đồng thời kết hợp với các hoạt động GD trong kế hoạch của lớp sẽ đem lại hiệu quả cao.

- GVCN lớp là người thay mặt cho HT nhà trường liên kết các lực lượng GD ở địa phương, các tổ chức chính trị, XH để phối hợp và thống nhất trong công tác GD HS. Công tác GD chỉ có thể thành công khi GVCN lớp biết tập hợp, khai thác, phối hợp sức mạnh của các lực lượng GD.

- GVCN lớp là người chia sẻ, tư vấn học sinh

Đặc điểm tâm lý của học sinh khác nhau ở từng bậc học. Đối với học sinh bậc tiểu học, GVCN chăm lo cho các em từ việc học, vui chơi, giao tiếp, giáo dục đạo đức, nhân cách.. Đối với học sinh bậc trung học, đây là lứa tuổi nhạy cảm với nhiều biến đổi về tâm lý, nhu cầu mong muốn được tôn trọng, lắng nghe, Do đó, đòi hỏi GVCN không những phải thẩu hiểu, giúp đỡ, hướng dẫn các em đưa ra quyết định mà còn phải ứng xử sao cho khéo léo để tránh làm các em tổn thương.

Qua phân tích vai trò của GVCN lớp, chúng ta có thể khái quát: Trong nhà trường THPT, GVCN lớp ra quyết định và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động của lớp mình. Hiệu quả công tác của người GVCN lớp được thể hiện chính trong các sản phẩm GD của mình. GVCN lớp cần rèn luyện cho mình những phẩm chất nhà giáo, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm để thực hiện tốt vai trò của người GVCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố sóc trăng tỉnh sóc trăng​ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)