Kiểm tra, đánh giá là chức năng rất quan trọng, không thể thiếu được trong hoạt động quản lý. Kiểm tra, đánh giá phải là công việc thường xuyên, liên tục nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động GD có hiệu quả, đạt chất lượng cao.
Hoạt động kiểm tra đánh giá đội ngũ GVCN lớp của HT được khảo sát. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.20
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá đội ngũ GVCN lớp
Stt Nội dung đánh giá ĐTB ĐLC TH
1 Nề nếp, kỷ cương, tự quản lý lớp 3,46 0,73 3
2 Kết quả học tập của lớp chủ nhiệm 3,12 0,52 4
3 Tổ chức cho lớp tham gia các hoạt động 2,66 0,93 8
4 Phương pháp và kết quả giáo dục HS cá biệt 2,72 0,83 7
5 Công tác phối hợp cùng phụ huynh để GD HS 2,84 0,46 6
6 Hiệu quả tổ chức sinh hoạt lớp và sinh hoạt tập thể. 3,60 067 2
7 Công tác huy động HS bỏ học trở lại lớp học 3,80 0,40 1
8 Các tiêu chí đánh giá đã được xác định 2,86 0,49 5
9 Dựa vào kết quả bình xét của hội đồng thi đua 2,32 0,68 9
Điểm trung bình chung 3,04
“Nguồn: Từ 4 trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng” Từ bảng 2.20 chúng tôi nhận thấy:
Ba nội dung xếp hạng cao nhất và được đánh giá là rất chú trọng là công tác huy động HS bỏ học trở lại lớp học (ĐTB: 3,80) Hiệu quả tổ chức sinh hoạt lớp và sinh hoạt tập thể (ĐTB: 3,60); Nề nếp, kỷ cương, tự quản lý lớp (ĐTB: 3,60), các nội dung khác cũng được đánh giá ở mức chú trọng là Kết quả học tập của lớp chủ nhiệm (ĐTB:
3,12), Các tiêu chí đánh giá đã được xác định (ĐTB: 2,86), Công tác phối hợp cùng phụ huynh để GD HS (ĐTB: 2,84), ĐLC của nội dung này là từ 0,40 đến 0,52 chứng tỏ các đánh giá có sự tập trung.
Phương pháp và kết quả giáo dục HS cá biệt (ĐTB: 2,72), Tổ chức cho lớp tham gia các hoạt động (ĐTB: 2,66). Dựa vào kết quả bình xét của hội đồng thi đua (ĐTB: 2,32), Công tác kiểm tra tra đánh giá đội ngũ GVCN lớp được HT quan tâm, chú trọng (ĐTBC: 3,04), ĐLC của nội dung này là từ 0,67 đến 0,93 chứng tỏ các đánh giá có sự tập phân tán khá cao. Để đánh giá đội ngũ GVCN lớp của HT căn cứ vào nhiều nội dung và tùy vào nội dung đánh giá mà HT có mức độ quan tâm khác nhau. Điều này là phù hợp vì giúp HT đánh giá một cách toàn diện. Để có nhận định toàn diện hơn về công tác kiểm tra, đánh giá của HT đối với đội ngũ GVCN lớp, chúng tôi đã hỏi ý kiến CBQL và GVCN về mức độ đồng ý của họ đối với kết quả đánh giá GVCN. Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu đồ 2.5 sau đây:
Biểu đồ 2.5. Khảo sát ý kiến của CBQL và GVCN về kết quả đánh giá GVCN
Qua biểu đồ ta nhận thấy có 16% ý kiến cho là rất đồng, 52% số ý kiến cho rằng đồng ý với kết quả kiểm tra, 32% cho rằng tạm chấp nhận và không có ý kiến cho là không đồng ý. Ta có kết luận thực trạng đánh giá đội ngũ GVCN lớp của HT các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng khá phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới để phù hợp hơn nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động GD.
2.4.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ GVCN lớp của Hiệu trưởng các trường THPT ở thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng