Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố sóc trăng tỉnh sóc trăng​ (Trang 93 - 94)

3.1.2.1. Đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp quản lý đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng đề xuất với sự vận động, phát triển của vấn đề quản lý.

Các biện pháp quản lý đội ngũ GVCN lớp của đề tài được đề xuất trên cơ sở kế thừa về lý luận- thực tiễn của những vấn đề được tích lũy từ những công trình nghiên cứu, những mô hình về quản lý đội ngũ GVCN lớp hiệu quả. Sự kế thừa có chọn lọc, sáng tạo, tiếp cận những vấn đề mới, nhất là đổi mới quản lý GD là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành hiện nay, đồng thời bỏ qua những yếu tố lạc hậu không phù hợp. Mặc khác, xác lập các biện pháp có tầm nhìn để đội ngũ GVCN lớp của thành phố Sóc Trăng mau đến trạng thái mong đợi.

3.1.2.2. Đảm bảo tính đồng bộ

Hệ thống quản lý là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, một biện pháp quản lý nào đó không thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ

thống quản lý. Mỗi biện pháp quản lý có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp quản lý thì hiệu quả không cao. Nhưng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp quản lý có tính đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau và phát huy những ưu thế và bổ trợ cho nhau. Vì thế, khi đề xuất biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời cũng không nên quá nhấn mạnh hay đề cao biện pháp này, hạ thấp hay xem nhẹ biện pháp kia mà phải kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, người nghiên cứu cần phải xem xét toàn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp. Có như thế thì các biện pháp mới sẽ được thực hiện một cách đồng bộ, phát huy được hết thế mạnh của từng biện pháp và sự tương hỗ giữa các biện pháp với nhau. Điều quan trọng là CBQL phải hết sức linh họat và nhạy bén, sát với thực tế để điều chỉnh khi cần thiết.

3.1.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả, khả thi

Trong quá trình lựa chọn các biện pháp quản lý, cần phải tính đến tính hiệu quả của nó trên cơ sở ít tốn kém mà hiệu quả cao về tài chính. Phải kể đến các yếu tố bên ngoài chi phối quá trình quản lý để đạt hiệu quả tối ưu.

Các biện pháp đề xuất phải có tính khả thi, phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành GD&ĐT, phù hợp với đặc điểm của loại hình trường THPT, phù hợp với trình độ, năng lực của đội ngũ và với điều kiện hiện có. Chất lượng GD của nhà trường phụ thuộc vào tính khả thi của các biện pháp. Đồng thời, các biện pháp đưa ra phải có sự đồng thuận của các cấp quản lý GD, của địa phương, của cha mẹ HS, của toàn thể đội ngũ, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Có như vậy mới huy động, khai thác được các nguồn lực thực hiện mục tiêu đề ra.

3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ GVCN lớp ở các trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường trung học phổ thông thành phố sóc trăng tỉnh sóc trăng​ (Trang 93 - 94)