ngũ GVCNL
3.2.2.1. Mục tiêu của nhóm biện pháp
Xây dựng một tập thể GV có phẩm chất tốt, có tư tưởng chính trị vững vàng; Xây dựng đội ngũ GV đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, cùng chung chí hướng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; Có năng lực chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức vươn lên trong công tác, phấn đấu thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.
Giúp đội ngũ GV có cơ hội tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ sư phạm; có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Từ đó, hoàn thiện và nâng cao năng lực bản thân, đặc biệt là năng lực chủ nhiệm lớp.
Ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để giảng dạy tốt, người GVCN phải thường xuyên rèn luyện cho mình phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị vững vàng.
3.2.2.2. Nội dung thực hiện nhóm biện pháp
Hàng năm, HT cần xây dựng kế hoạch quán triệt chủ trương, đường lối và tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ GVCN để giúp họ nắm vững được mục tiêu GD của nhà trường và vai trò quan trọng của mình đối với các hoạt động của CTCN lớp. Đồng thời tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho GVCN. Công tác này đòi hỏi lực lượng tham gia GD phải có kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, lôi cuốn. HT phải khơi dậy tinh thần tự học tập, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện nhân cách của người GVCN.
Nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ GVCN về phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, có khả năng thích ứng, khuyến khích làm việc chăm chỉ, tích cực, nâng cao ý thức,
phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học, biết cảm nhận và đánh giá tốt chất lượng công việc của mình.
3.2.2.3. Tổ chức thực hiện nhóm biện pháp
Biện pháp 1: Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức
GVCN thực sự là nhà giáo dục, ảnh hưởng của họ đến nhân cách HS, đến hiệu quả giáo dục còn lớn hơn cả người HT. Vì vậy, mức độ phát triển nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của người GVCN rất quan trọng, tác động của nó đến kết quả giáo dục không thua kém năng lực sư phạm, vì đặc thù của nghề này là nhân cách, đạo đức GV cũng trở thành phương tiện GD.
Thêm vào đó, cơ chế thị trường cùng với những biến động sâu sắc của đời sống xã hội đã ảnh hưởng to lớn đến một bộ phận không nhỏ cán bộ, GV, nhân viên. Nếu không có quan điểm, lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, rất dễ bị dao động bởi những cám dỗ xã hội. Vì vậy, hơn bao giờ hết, rất cần một đội ngũ GV, nhất là GVCN có phẩm chất, nhân cách tốt; có lý tưởng, hoài bão. Để đáp ứng yêu cầu này, HT cần phải:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức cho GV tham gia đầy đủ, nghiêm túc các đợt học tập chính trị vào đầu năm học.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc: “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong các hoạt động dạy và học của cán bộ, GV và HS bằng những việc làm cụ thể, thiết thực; chú trọng công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho HS; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo và CBQL. Tiếp tục đưa nội dung các cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Hai không” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành hoạt động thường xuyên của đơn vị.
- Trang bị tài liệu, sách báo, các tạp chí văn kiện của Đảng, Nhà nước, kết nối mạng thông tin để giáo viên có điều kiện tự học, tự nghiên cứu.
- Thiết lập nội quy, quy chế trong giao tiếp, ứng xử trong nhà trường như: văn hóa giao tiếp nơi công sở, cách ăn mặc, nói năng khi đến trường, đến lớp, không uống rượu, bia trước khi đến lớp, không hút thuốc lá trong lớp học, khi hội họp, lịch sự trong
khi giao tiếp với đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh, biết tôn trọng nhân cách HS trên cơ sở Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học, Quy định đạo đức nhà giáo.
- Xây dựng nhiều kênh thông tin để có thể thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những diễn biến tư tưởng, tình cảm, tác phong, sinh hoạt, quan hệ của GV. Nếu có những biểu hiện lệch lạc, cần kịp thời uốn nắn, điều chỉnh bằng nhiều biện pháp khéo léo, có thể trao đổi trực tiếp hoặc thông qua các đoàn thể, tổ chức để giúp giáo viên điều chỉnh tư tưởng, hành vi của mình.
Biện pháp 2: Tổ chức học tập những nội dung và phương pháp công tác CNL cho đội ngũ GVCN lớp
Đối với GVCN, không chỉ có năng lực chuyên môn vững vàng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay, mà còn phải biết tổ chức, QL, giáo dục HS một cách khoa học, sáng tạo, hợp lý. Vì vậy, một GV chỉ làm công tác giảng dạy bình thường thì không gặp khó khăn gì nhưng nếu được phân công làm GV chủ nhiệm lớp, tức là phải QL một tổ chức nhỏ, thì không tránh khỏi lúng túng. Do vậy, đội ngũ GVCN phải được học tập nội dung và phương pháp công tác CNL. Muốn vậy, HT cần thực hiện các vấn đề:
- Đầu mỗi năm học, HT tổ chức họp tất cả cán bộ, GV để phổ biến lại nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN được quy định tại điều 13, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học năm 2011; Phổ biến Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT về hướng dẫn GVCN đánh giá xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS, học tập nhiệm vụ năm học, trong đó có nội dung kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. HT cần phổ biến, thống nhất mục tiêu GD, nội dung kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. Từ việc quán triệt tư tưởng như vậy, GV sẽ hiểu được mục đích yêu cầu của công tác CNL và trách nhiệm cá nhân trong công tác này.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, kiến thức về xây dựng tập thể lớp HS, cách thức tổ chức, phối hợp các lực lượng GD, xử lý mâu thuẫn, xung đột trong tập thể lớp, để GV có thể vận dụng, xử lý và giải quyết tốt đối với những tình huống cụ thể. Trong các nội dung bồi dưỡng, cần đề cập đến: các biện pháp phối hợp giữa GVCN với GV bộ môn, công tác phối hợp GD với các tổ chức,
đoàn thể trong nhà trường, với các lực lượng GD khác ngoài XH; các yêu cầu, nội dung báo cáo về việc thực hiện CTCN của GV đổi với HT.
HT phối hợp, giao Công đoàn; Chi đoàn GV tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng riêng cho đội ngũ GV trẻ mới ra trường nhằm nâng cao trách niệm của tổ chức Đoàn trong CTCN lớp.
Biện pháp 3: Bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết về công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVCN lớp
Cùng với việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, người HT cũng cần tổ chức bồi dưỡng những kỹ năng thực hiện CTCN lớp cho đội ngũ GVCN, qua đó sẽ giúp cho các GVCN vận dụng có hiệu quả những vấn đề lý luận đã được trang bị, những kinh nghiệm đã thu nhận được.
Kỹ năng thực hiện CTCN là một trong những yêu cầu quan trọng đối với GVCN, nếu GVCN có kỹ năng tốt, sẽ giúp họ vận dụng có hiệu quả những kinh nghiệm đã tiếp thu và những vấn đề lý luận được trang bị đồng thời sẽ thấy được mục tiêu, yêu cầu và ý tưởng chỉ đạo của HT trong CTCN. Để đạt được hiệu quả trong vấn đề này, HT cần phải:
- Bồi dưỡng cho GVCN những kiến thức cơ bản về CTCN, bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng lớp tự quản, kỹ năng tổ chức các phong trào...
- Tổ chức bồi dưỡng cho GVCN kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng phát hiện và phát huy tiềm năng tích cực của HS.
- Tổ chức tọa đàm, trao đổi, đúc rút kinh nghiệm, tổ chức hội thi GVCN giỏi cấp trường, tham gia hội thi GVCN giỏi cấp tỉnh (nếu có).
- Phổ biến cho GVCN, nhất là GVCN trẻ mới tham gia CTCN lần đầu biết các quy chế quy định về CTCN, các loại hồ sơ sổ sách cần phải có, cần phải thực hiện của GVCN bao gồm: Lý lịch HS; nhiệm vụ của GVCN; tiêu chí và chuẩn đánh giá về CTCN; tiêu chí và chuẩn đánh giá, quy trình và cách xếp loại hạnh kiểm của HS; quy định về xử lý, kỷ luật HS vi phạm và lập hồ sơ kỷ luật…
- Thống nhất các biểu mẫu, hồ sơ, các thủ tục khi triển khai công tác. Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các biểu mẫu, hồ sơ quy định.
- Định kỳ mỗi tháng tổ chức họp GVCN/ khối để biết được những khó khăn về kỹ năng, kỹ thuật, cách xử lý vấn đề trong công tác chủ nhiệm. Từ đó, HT có kế hoạch và biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Biện pháp 4: Chỉ đạo đội ngũ GVCN thường xuyên tự học, tự rèn, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, khách quan, tính kiên trì, điềm đạm, tự tin, quyết đoán trong công tác giáo dục.
Tự học, tự bồi dưỡng là một cách mà người thầy giáo tự làm mới mình. Bởi lẽ, người GVCN không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn phải am hiểu sâu rộng về mọi lĩnh vực khoa học, đời sống xã hội. Mặt khác, tự học, tự bồi dưỡng có thể tự bù đắp cho mình những lỗ hổng kiến thức để thích ứng với yêu cầu mới của thời đại. Việc khuyến khích cả đội ngũ GV tự giác tự học, tự bồi dưỡng là hướng đến việc xây dựng đội ngũ GV thành một tổ chức biết học hỏi.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho đội ngũ GVCN tự bồi dưỡng góp phần xây dựng môi trường học tập tốt, nâng cao năng lực mọi mặt cho GV. Muốn giúp tự bồi dưỡng của GVCN đạt hiệu quả thiết thực, người HT phải gương mẫu, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, kinh nghiệm của bản thân. Ngoài ra, phải xây dựng động lực tự học cho đội ngũ GVCN, khuyến khích họ tự đặt mục tiêu cho riêng mình để phấn đấu đạt được mục tiêu đó.
Muốn làm tốt công tác này người HT cần phải:
- Hình thành, củng cố hình thức sinh hoạt chuyên môn cho đội ngũ GVCN bằng hình thức khối chủ nhiệm tuỳ theo quy mô của trường nhằm giải quyết các nội dung có liên quan đến CTCN lớp; giáo dục HS cá biệt, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, xử lý những tình huống khó, tổ chức một buổi tọa đàm, một diễn đàn, một hội thi… Với những nội dung, chủ đề khó nên tổ chức thảo luận đi đến thống nhất chung về cách tổ chức thực hiện. Những buổi sinh hoạt cần có sự tham gia của CBQL để nắm bắt tình hình và chỉ đạo đồng bộ các hoạt động.
- Cung cấp, giới thiệu các loại sách, báo, tài liệu, tạp chí, những câu chuyện, những bài báo viết về kinh nghiệm làm CTCN ở trong và ngoài đơn vị để GV tự nghiên cứu vận dụng vào điều kiện cụ thể của lớp và đơn vị.
- Khuyến khích GVCN có kế hoạch tự học bao gồm: các mục tiêu học tập cần đạt, các kiến thức và kỹ năng cần nắm vững, các hoạt động học tập sẽ thực hiện, cách đánh giá kết quả đạt được, thời gian hoàn thành; khuyến khích GV có sổ tự học để ghi chép những điều cần thiết, những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm CTCN. - Thiết lập Website của trường mà ở đó tập hợp những kinh nghiệm, những sáng kiến, những câu chuyện về giáo dục, về tấm gương tốt. Khuyến khích GVCN, HS, phụ huynh tham gia viết bài, chia sẻ ý kiến để những người làm CTCN tự rút ra bài học cho chính mình.
- Tạo sự đồng thuận trong tập thể về mục tiêu, về kế hoạch phát triển của nhà trường, lôi kéo tập thể cùng tham gia để đạt mục tiêu.
- CBQL kiểm tra đánh giá và động viên, khen thưởng kịp thời.