Tìm hiểu thực trạng quản lý nhân sự của HT đối với đội ngũ GVCN thông qua việc phân công sử dụng đội ngũ GVCN trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy, việc quản lý công tác CNL đã được nhà trường quan tâm, mặc dù chưa có kế hoạch riêng nhưng đã có lồng ghép trong kế hoạch chung của nhà trường. Việc sắp xếp, phân công, bố trí đội ngũ GVCN phù hợp với đặc điểm tình hình của từng lớp được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường trung học. Theo đó, GVCN lớp là do HT phân công, chỉ định. Tuy vậy, bài toán mà HT cần phải giải quyết là làm thế nào để chọn được GVCN đáp ứng yêu cầu công việc, phù hợp với nguyện vọng của GV, HS.
2.4.2.1 Thực trạng công tác tuyển chọn GVCN
Bảng 2.13. Khảo sát về công tác lựa chọn GVCN lớp của HT
Stt Tiêu chí khi phân công giáo viên làm công tác CNL ĐTB ĐLC TH
1 Giáo viên có năng lực công tác chủ nhiệm 3,30 0,64 1
2 Giáo viên có năng lực chuyên môn tốt 2,94 0,68 6
3 GV đó phải trực tiếp giảng dạy tại lớp 3,04 0,63 4
4 Tư cách, đạo đức của GV 3,12 0,59 2
5 Theo kết quả xếp loại viên chức 2,86 0,78 7
6 Theo kết quả huy động HS trở lại lớp 3,00 0,78 5
7 Kinh nhiệm làm công tác CNL 3,08 0,66 3
8 Độ tuổi, sức khỏe 2,72 0,64 8
9 Theo số giờ lao động của GV 2,48 0,61 11
10 Theo đặc điểm, tình hình của lớp 2,68 0,79 9
11 Theo nguyện vọng của GV 2,56 0,64 10
12 Theo yêu cầu của phụ huynh, HS 1,84 0,51 15
Stt Tiêu chí khi phân công giáo viên làm công tác CNL ĐTB ĐLC TH
14 Theo đề xuất của Tổ trưởng chuyên môn 2,12 0,65 12
15 Hiệu trưởng tự phân công 2,10 0,61 13
Điểm trung bình chung 2,65
“Nguồn: Từ 4 trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng” Theo kết quả bảng 2.13 chúng tôi nhận thấy năng lực công tác chủ nhiệm là tiêu chí được đánh giá là rất quan trọng (ĐTB: 3,30) các tiêu chí được đánh giá là quan trọng lần lượt là tư cách, đạo đức của GV (ĐTB: 3,12) kinh nhiệm làm công tác CNL (ĐTB: 3,08), GV đó phải trực tiếp giảng dạy tại lớp (ĐTB: 3,04). Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy để bố trí đội ngũ GVCN lớp, phần lớn HT thường căn cứ vào năng lực chủ nhiệm, tư cách đạo đức của GV, kinh nhiệm làm công tác CNL và GV đó phải trực tiếp giảng dạy tại lớp.
Các tiêu chí sau đây cũng được đánh giá là quan trọng: dựa kết quả huy động HS trở lại lớp, năng lực chuyên môn tốt, theo kết quả xếp loại viên chức, độ tuổi, sức khỏe, đặc điểm, tình hình của lớp và nguyện vọng của GV (ĐTB dao động từ: 2,56 đến 3,04). Kết quả khảo sát còn ta thấy, HT thường căn cứ vào các ý kiến đề xuất trong đó có đề xuất của phụ huynh, HS (ĐTB:1,84) theo đề xuất của Phó HT (ĐTB: 1,98) của Tổ trưởng chuyên môn (ĐTB là 2,12) tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo vì được đánh giá là ít quan trọng hơn các yếu tố khác. ĐLC của hai tiêu chí là 0,47 và 0,51 các ý kiến khá tập trung.
Điểm trung bình chung: 2,65. Ta có kết luận thực trạng công tác phân công sử dụng đội ngũ GVCN trong thời gian qua trường THPT thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng đạt ở mức khá phù hợp. Qua các số liệu khảo sát trên cho thấy, nguyện vọng chung là muốn HT lựa chọn được những GV có năng lực, có kinh nghiệm làm CTCN, dựa trên cơ sở yêu cầu công việc của nhà trường, cơ cấu GV và sự phân công lao động một cách hợp lý, khoa học. Muốn vậy, người HT phải cân nhắc, linh hoạt, biết lắng nghe ý kiến đề xuất trong việc lựa chọn đội ngũ GVCN.
Muốn phát triển chất lượng GD nhà trường đội ngũ GV phải được bố trí, sử dụng hợp lý. Bởi lẽ phân công không hợp lý đội ngũ GV sẽ làm giảm ý trí, khả năng hoạt động của GV và còn ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả GD chung của toàn trường. Qua khảo sát nhận thức của CBQL và GVCN về việc phân công GV làm công tác CNL chúng tôi thu được kết quả qua biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.3. Nhận thức của CBQL và GVCN về việc phân công GV làm công tác CNL
Từ Biểu đồ 2.3 chúng ta thấy 6% ý kiến cho là công tác phân công GV CNL rất phù hợp, 68% ý kiến cho rằng là phù hợp và 26% ý kiến cho rằng ít phù hợp.
Qua kết quả trên ta thấy đa số GV bằng lòng với sự phân công của HT. Tuy nhiên, khi phân công GV, HT không thể làm vừa lòng hết các nguyện vọng của GV. Trong thực tế, có một số GV chưa có kinh nghiệm và còn hạn chế năng lực nhưng do cân đối giờ/tuần ít phải đảm nhiệm GVCN dẫn đến hiệu quả chưa cao, phong trào thi đua lớp thường ở mức thấp. Đây chính là khó khăn, hạn chế trong quản lý đội ngũ GVCN.
2.4.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp của HT các THPT ở thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng