Dương Thuấn và hành trình viết thơ cho thiếu nhi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 25)

1.2.1. Tiểu sử

Nhà thơ Dương Thuấn là một người con của dân tộc Tày sinh ngày 7.7.1959 tên thật là Dương Văn Thuấn, còn có bút danh khác là Cao Như Dương sinh ra và lớn lên ở bản Hon, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Chính mảnh đất đất núi cao rừng thẳm, đại ngàn Việt Bắc ấy chính là suối nguồn văn hóa nuôi lớn tình yêu thi ca trong ông để sau này, ông trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Tày nói riêng và thơ Việt Nam đương đại nói chung. Quê hương ông nổi tiếng với hồ Ba Bể, dòng sông Năng hiền hòa uốn lượn quanh chân núi bao bọc lấy bản Hon. Đó là một bản làng nhỏ mà nhà thơ

yêu mến gọi là “bản làng của người có mào”:

Bản Hon ở xa trên rẻo cao Hà Nội lên đi xe một ngày Qua mấy núi, mấy đèo sẽ đến Ở nhà sàn uống nước sông Năng.

Quê hương ông còn có thác Đầu Đằng, động Puông, núi Phja Bjoóc... phong cảnh hùng vĩ mà cũng không kém phần thơ mộng tựa một cô gái miền núi phóng khoáng, man dại vừa dịu dàng đắm say lay động lòng người. Nơi đây con người

quanh năm sống hiền hoà cùng núi rừng, bản làng: “Bắc Kạn có suối đãi vàng/ Có

hồ Ba Bể, có nàng áo xanh” (Ca dao)

Quê hương màu mỡ, giàu truyền thống văn hóa, văn học là cái nôi ươm mầm tình yêu thi ca trong ông. Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé Dương Thuấn đã được sống trong không khí văn nghệ dân gian từ rất sớm. Vào những dịp đặc biệt, hằng đêm,

những người trong bản thường hay chụm đầu ngâm fong slư (thơ hát). Mới hơn

mười tuổi Dương Thuấn đã biết hát lượn Nàng ơi làm mê đắm lòng người. Sau này,

khi đã là một nhà thơ thành danh, ông vẫn còn vẹn nguyên những cảm xúc khi hoài

niệm về tuổi thơ của mình: “Hồi nhỏ, chú bác của mình cứ uống rượu say lại hát

lượn say sưa” (Nông Hồng Diệu, 2015). Có lẽ, âm hưởng dân ca trong những cuộc

vui ấy đã ươm mầm say mê và là một cái duyên đưa ông đến với thế giới của thơ văn. Và phải chăng vì lẽ đó nên hình ảnh quen thuộc của quê hương, những bài hát, khúc ngâm, từng tấc đất và cả con người bản Hon hiền hoà chưa bao giờ là cũ trong từng sáng tác của ông. Đặc biệt, hình ảnh sông Năng con sông quê hương thường xuyên trở đi trở lại đầy ám ảnh và chất chứa nhiều triết lý trong thơ Dương Thuấn:

Hát với sông Năng, Đi dọc sông Năng, Sông Năng mùa xuân, Sông Năng mùa lũ,...

Con sông Năng của người trẻ thì da diết tình yêu và nỗi nhớ:

Những tối trăng vàng em và tôi cùng tắm Nước sông làm da thịt em trắng thơ tho Tôi và em yêu nhau rồi đi xa quê

Bây giờ mỗi đêm nằm lại nghe tiếng sóng

Tiếng thác réo chui và trong chăn thành giấc mơ…

(Hát với sông năng) Con sông Năng của người già lại ì ầm chiêm nghiệm:

Ở Bản Hon có những bà già

Ngày ngày ra ngồi bên bờ sông Năng Cúi đầu xuống dòng sông than thở:

- Sông ơi, tôi già quá rồi nhưng sao chưa chết? Dòng sông vẫn chảy đi ì ầm

Như là không nghe không biết (…)

Ngày ngày đi qua sông Năng Vẫn gặp các bà già

Ôi, con người bao giờ hạnh phúc Ai rồi già cũng đến

Ai rồi trẻ cũng qua…

(Những bà già)

Dương Thuấn đã dành cho quê hương một trái tim mang nặng tình yêu thiết tha với nguồn cội.

Gia đình là một trong những yếu tố mở đường dẫn lối Dương Thuấn đến với thi ca. Mặc dù bố mẹ ông không theo nghiệp văn chương nhưng đều ý thức giáo dục các con thật tốt và họ có đến hai trong số mười người con ghi danh đóng góp cho nền văn học đương đại của nước nhà, đó là Dương Thuấn và Dương Khâu Luông. Bố ông là một người đàn ông cần cù, thương con. Mẹ ông là một người phụ nữ đảm đang. Đặc biệt, mẹ ông là một người thuộc rất nhiều câu ca dao, tục ngữ và thường lấy ca dao, tục ngữ để dạy bảo các con. Được nuôi nấng nhờ bầu sữa ngọt ngào của mẹ, tình yêu thi ca cứ lớn dần trong ông qua từng lời ru câu hát của người mẹ hiền.

Trong bài phỏng vấn Thơ Dương Thuấn – Dòng sông Tày chảy mãi của Trần Thị

Nương đăng trên Báo dân tộc và phát triển (2009), chính nhà thơ đã có lần tâm sự khi được nói về cơ duyên đến với thơ rằng:

Vâng, tôi yêu thơ từ khi còn nhỏ. Qua lời ru và những câu chuyện cổ tích của mẹ, của bà kể, tôi cảm nhận trái tim của mẹ, của bà là nơi cất giấu nguồn yêu thương vô hạn và chứa đựng cả một kho tàng về văn học dân gian. Tôi nhớ như in những câu Lượn mà mẹ tôi hay hát những lúc lên nương hoặc những đêm trăng sáng: “Tháng giêng hoa mận hoa đào/ Tháng hai hoa lê nở trắng/ Tháng ba hoa khảo quang dìu dịu thơm…”

Sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh khó khăn, điều đó chẳng những không làm khó được ông mà càng khiến cho hồn thơ Dương Thuấn ngày càng trưởng thành sâu sắc hơn. Ông là con trưởng trong một gia đình làm nông đông con có đến mười anh em nhưng đều thành đạt. Gia đình ông đều có anh em làm doanh nhân, bác sĩ, thầy giáo, có địa vị trong xã hội... Riêng Dương Thuấn và em trai thứ ba Dương Khâu Luông cùng tốt nghiệp Đại học Sư phạm và cùng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Dương Khâu Luông hiện nay là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật

tỉnh Bắc Kạn. Dương Khâu Luông có mấy tập thơ sáng tác cho thiếu nhi. Dương Thuấn và Dương Khâu Luông là hai anh em độc đắc sáng tác thơ cho thiếu nhi trong các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam.

Mặc dù hoàn cảnh gia đình ở nơi xa xôi hẻo lánh, lại thêm điều kiện thiếu thốn của trường lớp vùng cao nhưng Dương Thuấn đã vượt qua tất cả trở ngại để học hành. Thời đi học cấp I, nhà thơ đã phải học toàn lớp ghép vì thiếu phòng học. Lên cấp II, nhà thơ lại phải đi học xa nhà, cuốc bộ đến 6 km đường rừng, sáng sớm gà gáy là đã bắt đầu đi, nhiều hôm phải chạy mới kịp giờ học vì thầy giáo rất nghiêm.

Bản Hon chỉ có người Tày, mọi người chỉ nói tiếng Tày nên mãi đến 15 tuổi Dương Thuấn mới tập nói tiếng Kinh. Thế nhưng nghị lực vượt khó cùng niềm say mê học hỏi đã dẫn đường cho Dương Thuấn đến với tri thức nói chung và văn thơ nói riêng. Cậu học trò Dương Thuấn luôn là học sinh giỏi văn của tỉnh Bắc Thái (thời đó gộp hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên). Vào đại học, cơ duyên đã cho nhà thơ gặp gỡ với thầy giáo là nhà văn Vi Hồng (cùng dân tộc Tày). Chính giáo sư Vi Hồng là người đã trực tiếp khơi dậy niềm say mê văn chương ở Dương Thuấn. Năm thứ hai ở đại học, Dương Thuấn bắt đầu viết truyện ngắn, cũng có in vài truyện và viết nghiên cứu văn học dân gian nhưng sau đó ông chuyển sang làm thơ bởi ông sinh ra là để trở thành một nhà thơ.

Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Việt Bắc, Dương Thuấn trở thành thầy giáo dạy Văn tại trường THPT Nà Phặc. Sau 4 năm, ông chuyển sang trường THPT Ba Bể dạy học thêm ba năm nữa. Năm 1989, với khao khát hiểu thêm về nghề viết, người thầy giáo 29 tuổi đã thi vào học trường Viết văn Nguyễn Du. Tại đây, ông bắt

đầu sáng tác cho người lớn với bài Lá giầu là bài thơ đầu tiên và tốt nghiệp với tấm

bằng suất sắc ở vị trí thủ khoa năm 1992 với tập thơ Đi tìm bóng núi được trường

chọn in làm quà tặng cho các đại biểu đến dự lễ tốt nghiệp cũng là ngày kỷ niệm mười năm thành lập trường. Học xong, ông về quê thì được thông báo trở lại trường viết văn Nguyễn Du làm giảng viên khoa sáng tác. Khi được giữ ở lại trường công tác, đời sống kinh tế cũng nghèo khó, trong một bài phỏng vấn, Dương Thuấn từng

tâm sự, ông về lại thủ đô trong tâm trạng không hề thích thú: “Thời đó khó khăn

Diệu, 2015). Nhưng khó khăn không làm tan đi niềm đam mê sáng tác thơ văn trong lòng nhà giáo, nhà thơ người Tày, Dương Thuấn đã kiến tạo cho mình một chỗ đứng vững vàng trong làng thơ Việt, tạo tiền đề cho thế hệ tác giả sau học tập sáng tác và nghiên cứu. Năm 1993, Dương Thuấn được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1994, ông nhận công việc ở Ban văn học Dân tộc Miền núi. Sau đó ông đảm nhận trọng trách Phó ban rồi Trưởng ban Văn học Dân tộc Miền núi.

Nhiều năm sau, ông mới chuyển được gia đình về thủ đô Hà Nội sống và tiếp tục nghiệp viết lách đến nay. Song song với việc sáng tác, nhà thơ Dương Thuấn còn đảm nhiệm công tác tại báo Thiếu niên Tiền phong, là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, là Ủy viên Ban chấp hành Hội văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam khoá II, Uỷ viên thư kí Ban Văn học dân tộc và miền núi Hội Nhà văn Việt Nam khoá V - VI, Chi hội trưởng Chi hội văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Hà Nội, Trưởng ban văn hóa dân tộc miền núi của Hội nhà văn Việt Nam.

1.2.2. Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi của nhà thơ Dương Thuấn

Nhà thơ Dương Thuấn ít khi công khai phát biểu quan niệm sáng tác của mình. Nhưng, thông qua những lần nhà thơ tâm sự, bày tỏ suy nghĩ trăn trở về nghiệp viết và qua những sáng tác ông dành tặng cho thiếu nhi, chúng ta thấy được quan niệm sáng tác của chính nhà thơ.

1.2.2.1. Dương Thuấn viết cho thiếu nhi bằng tình yêu, trách nhiệm của một người lớn và dẫn đường cho trẻ đến với thế giới xung quanh như một người bạn đồng hành

Cũng như nhiều đồng nghiệp khác, lòng yêu mến đối với con trẻ chính là nền

tảng cho quan niệm sáng tác cho thiếu nhi của Dương Thuấn: “Trên đời đáng yêu

nhất trẻ con/ Bao buồn phiền sẽ quên đi tất cả/ Hãy mở lòng ra chơi cùng trẻ nhỏ/

Tiếng bu bi…chi choóc chạy quanh nhà”(Dương Thuấn, 2010)

Nhưng ít ai biết lý do ông đến với những trang thơ đầu tiên dành cho thiếu nhi

là xuất phát từ tấm lòng của một người cha dành cho con của mình: “Tôi sinh con,

đến ngày con thích đọc sách, chúng đòi tôi mua. Tôi đưa con ra hiệu sách nhưng thấy cuốn nào cũng không vừa ý, tôi nghĩ, thà tự tôi viết cho con mình đọc còn hơn.

do nghe có vẻ giản đơn, đầy ngẫu hứng như thế lại là một ý thức rất cao, một trách nhiệm lớn lao của người cầm bút. Những sáng tác cho thiếu nhi của Dương Thuấn không chỉ xuất phát từ sự thôi thúc thân thuộc của bản năng mà còn thể hiện sự nhận thức đúng đắn vai trò, chức năng của văn học thiếu nhi trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Văn học thiếu nhi có vai trò to lớn trong việc làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của các em. Nó được xem là hành trang quan trọng cho trẻ. Những tác phẩm văn học thiếu nhi gắn bó với các em từ thuở nhỏ sẽ là những bài học bổ ích, quý giá trong cuộc hành trình dài phía trước trên đường đời. Bên cạnh đó, văn học thiếu nhi còn đánh thức vẻ đẹp của ước mơ, khát vọng và cả những hoài niệm trong sáng nhất của mỗi con người.

Dương Thuấn làm thơ cho thiếu nhi như một cách thức dịu dàng giúp các em chuẩn bị những hành trang cần thiết cho con trẻ bước những bước đi đầu tiên chập chững vào đời. Mỗi một sáng tác thơ ông viết cho thiếu nhi đều chứa đựng bài học ý nghĩa. Đó có thể là những tri thức về thế giới muôn màu (cỏ cây, hoa lá, chim muông, văn hoá, những vùng đất mới…) hoặc là những bài học về cuộc sống (lòng yêu quê hương đất nước, nhân ái, tính trung thực, biết tưởng tượng, biết ước mơ…). Tất cả đều là những món ăn tinh thần bổ ích nuôi dưỡng tâm hồn thơ ngây, non nớt của trẻ.

Phải nói rằng sáng tác thơ để phục vụ cho những đọc giả nhí không hề đơn giản bởi tâm hồn của trẻ rất đơn sơ, trong sáng. Thế giới qua đôi mắt của một đứa trẻ được lí giải hoàn toàn khác biệt so với suy nghĩ của người lớn, rất trong trẻo, đơn giản nhưng hết sức phong phú đa dạng vì đầy trí tưởng tượng. Không phải ai cũng làm được thơ cho thiếu nhi vì dù cố gắng nhưng họ vẫn không vượt qua được

ranh giới của tuổi tác, thế hệ và tư duy “không thể trẻ thơ”. Thế nhưng, Dương

Thuấn đã đặt được bước chân của mình vào vương quốc tuổi thần tiên một cách tự nhiên, không hề khiên cưỡng. Sự thành công ấy của Dương Thuấn, có lẽ trước hết, ông biết hóa thân thành trẻ nhỏ. Ông lựa chọn điểm nhìn trẻ thơ - một điểm nhìn phù hợp để lý giải thế giới của trẻ. Ông nói về thế giới rộng lớn, về mọi vấn đề của cuộc sống một cách giản dị, hóm hỉnh và ngây thơ như lời nói con trẻ sau khi đã suy

tư, chiêm nghiệm bằng sự đa cảm, tinh tế của một nhà thơ và kinh nghiệm từng trải của người lớn:

Tôi hay chơi và quan sát trẻ con. Tôi thấy rất thích thú làm thơ cho trẻ con đọc. Tôi cảm thấy trong lúc sáng tác mình là một con người khác, bởi lúc đó hoàn toàn ở trạng thái phân thân. Tôi sáng tác cho cả người lớn và sáng tác cho cả trẻ em. Tôi có thể viết bất kỳ lúc nào, cứ cảm hứng đến là tôi viết. Tứ thơ nào cho người lớn, tứ thơ nào cho trẻ em, tự nó hình thành rất nhanh và đến cũng rất nhanh trong ý nghĩ.

(Phùng Thị Hương Ly, 2011) Không chỉ biến cảm xúc của mình thành trẻ nhỏ, thơ Dương Thuấn còn mang đến một tình yêu thương ân cần với trách nhiệm cao cả của những bậc làm cha làm mẹ, luôn nâng niu dìu dắt thế hệ kế tiếp. Dương Thuấn hiểu rõ trẻ vẫn chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm để hiểu thế giới này hoạt động như thế nào. Đó là lý do tại sao các em nhìn thấy mọi thứ, cảm nhận thế giới theo một góc độ hoàn toàn khác hẳn so với người lớn chúng ta. Nếu người sáng tác không nắm bắt được nhu cầu tâm lý thiếu nhi, từ đó áp đặt quá nhiều bài học, giáo điều, viết theo lối mòn, kém hấp dẫn sẽ gây ra sự nhàm chán ở trẻ. Vì vậy, để sáng tác của mình cuốn hút, hấp dẫn được các bạn đọc nhỏ tuổi, không có cách nào khác là phải sáng tác với một thái độ hồn nhiên và chân thành. Dương Thuấn quan niệm nhà thơ viết cho các em

phải thực sự trở thành người bạn thân thiết được trẻ em yêu quý: “Mỗi khi làm thơ

cho thiếu nhi tôi đều thấy như mình đang chơi với trẻ con. Chỉ chơi thôi nhé, nếu trẻ con đang chơi mà biết ai đến định dạy bảo là chúng sẽ chạy đi liền” (Phùng Thị Hương Ly, 2011).

Trong vai một người bạn chân thành của trẻ, Dương Thuấn mang thơ đến với thiếu nhi bằng những câu chuyện kể hấp dẫn, lời kể thủ thỉ tâm tình dẫn dắt các em đi vào cuộc sống cùng khám phá thế giới xung quanh. Ông luôn ý thức xây dựng trong mỗi sáng tác cho thiếu nhi một thế giới lành mạnh, gần gũi với đời sống, chứa đựng những vấn đề quen thuộc với các em nhằm hướng các em vào nhận thức đúng

đắn mà vẫn giữ trọn nét hồn nhiên trong sáng đúng với tâm lí lứa tuổi của thiếu nhi. Mỗi bài thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi đơn giản như một món đồ chơi, một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của dương thuấn (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)